Trang Chủ » Bệnh nuôi cá nheo miệng to và cách chữa hay

Bệnh nuôi cá nheo miệng to và cách chữa hay

772 lượt xem
bệnh nuôi cá nheo

Bệnh nuôi cá nheo

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu những loại bệnh nuôi cá nheo miệng to thường gặp và cách chữa trị hiệu quả. Qua đây, mong bà con tích luỹ được những kiến thức hay để nuôi cá nheo thành công, mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân và gia đình.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi cá, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

1. Bệnh viêm ruột

  • Nguyên nhân: Khuẩn khí đơn bào kiểu ruột
  • Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ giữa và cuối phát bệnh có thể thấy vảy lỏng, bụng chướng hơi phình to, hậu môn sưng đỏ, hậu môn có dịch màu vàng chảy ra. Cá bị bệnh thường ngửa bụng nổi lên mặt nước, không lâu thì chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Các lứa tuổi đều bị lây nhiễm. Lây lan vào tháng 4 – 9, mùa phát bệnh đỉnh cao là hè và thu. Tỷ lệ phát bệnh, tỷ lệ chết đều rất cao, biến chứng với bệnh mang nát, da đỏ và bệnh xuất huyết. Cho ăn thức ăn biến chất, chất nước ao nuôi cá xấu dễ phát sinh bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Không cho thức ăn biến chất.
    • Bảo đảm chất nước ao nuôi tốt, mở máy tăng oxy đúng lúc, định kỳ thả vi sinh vật có ích, như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn EM.
  • Phương pháp trị liệu: Xả thuốc kháng khuẩn toàn ao, cho ăn thức ăn kháng khuẩn. Thuốc kháng khuẩn xả ngoài thường dùng có sodium triechlorisocynurate (nồng độ 0,3g/mét khối nước), bromochloroheroin. Thức ăn thuốc kháng khuẩn dùng trong có:
    • Mỗi 100g thể trọng cá dùng tỏi 500g giã nhỏ, cộng thêm muối ăn 400g trộn đều với thức ăn cho ăn, liên tục 5-6 ngày, hoặc theo lượng thức ăn cho thêm 5-10% tỏi trộn thức ăn cho ăn.
    • Mỗi 100g thể trọng cá dùng rau sam khô 500g hoặc rau sam tươi 2kg, cho nước sôi 30 phút, lấy nước rau sam trộn vào thức ăn cho tỏi 2-3g + thiên lý quang 20g + địa du 20g + liên hạc thảo 20g, trộn đều, cho ăn liên tục 3-5 ngày.

2. Bệnh nát mang

  • Nguyên nhân: Trực khuẩn vàng dạng trụ.
  • Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ cuối lượng lớn tia mang nát, phần trước mang niêm dịch và chất loét tăng, có bùn cát bám vào, hình thành vùng phủ bùn cát rõ rệt.
  • Quy luật dịch bệnh: Các lứa tuổi đều bị lây nhiễm. Trên 20 độ C bắt đầu lây lan, nhiệt độ 28 độ C – 35 độ C càng dễ lây lan. Bệnh này dễ biến chứng với bệnh da đỏ, bệnh viêm ruột có tính vi khuẩn, bệnh xuất huyết.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Trước khi thả cá giống, dùng vôi bột khử trùng làm sạch ao.
    • Khi thả cá giống dùng nước muối ngâm. Nồng độ là 2-3%, ngâm 10 đến 15 phút.
    • Không dùng phân chưa lên men thả ao. Muốn bỏ phân trước hết phải lên men.
    • Mùa phát bệnh cứ nửa tháng dùng vôi bột nồng độ 20-30g/mét khối nước xả toàn ao để dự phòng.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Xả thuốc diệt khuẩn toàn ao, cho ăn thức ăn thuốc kháng khuẩn. Thuốc diệt khuẩn dùng ngoài thường dùng có chlorine dioxide, ngũ bội tử, đại hoàng.
    • Chlorine dioxide xả toàn ao, nồng độ 0,2g/mét khối. Thức ăn thuốc kháng khuẩn dùng trong mỗi kg thức ăn cho thêm bách bộ 20g, lá diếp cá 20g, bản lan căn 20g, cho ăn 5 ngày là một liệu trình, có thể nhanh chóng khống chế được bệnh tình. Kháng sinh dùng neosporin, neosporin có nhiều tên gọi khác nhau, khi sử dụng nhớ xem kỹ hướng dụng.

3. Bệnh đỏ da

  • Nguyên nhân: Khuẩn giả đơn bào phát sáng (pseudomonas fluorescens)
  • Triệu chứng lâm sàng: Bên ngoài thân cá vảy long rụng, gốc vây, vây lưng xung huyết, đầu cuối tia vây mục nát. Chỗ vây mục nát thường có nấm nước ký sinh. Cá bị bệnh hành động chậm, bơi rời đàn, không lâu là chết.
  • Quy luật lưu hành: Nhiệt độ thích hợp gây bệnh là 25 – 30 độ C, mùa lây lan không rõ, thường biến chứng với bệnh nát mang và bệnh viêm ruột. Tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bệnh này nếu không kịp thời chữa trị thì trong 8 – 10 ngày có thể chết.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Dùng vôi bột tiêu độc ao nuôi.
    • Trước khi thả cá giống, dùng muốn ăn nồng độ là 2 – 3% ngâm 3 – 5 phút.
    • Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, thả nuôi phải cận thận, tránh làm tổn thương thân cá.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Dùng thuốc kháng khuẩn xả toàn ao, bên trong là cho ăn thức ăn thuốc kháng khuẩn. Uống trong có thể dùng sulfame thoxydiazine theo mỗi 100kg thể trọng cá 5 – 10g thuốc và hỗn hợp với trimethoprim (TMP) 2 – 3g, trộn vào thức ăn hoặc chế thành thức ăn thuốc cho ăn, liên tục 4 – 6 ngày.
    • Thuốc dùng ngoài, dùng 7,5kg lá xây xoan đâu (lá, quả đều được) băm nhỏ nấu nước sôi. Cho thêm muốn ăn 1,2kg, xả toàn ao, mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

4. Bệnh mục da

  • Nguyên nhân: Vi khuẩn dính dây dạng trụ.
  • Triệu chứng lâm sàng: Cá bị bệnh bơi chậm, chỗ lây nhiễm xuất hiện miếng ban màu trắng tro, hoại tử, xung huyết, diện tích lớn của da mục bấy, lộ thịt ra, cơ bắp hoại tử, ổ bệnh thường thấy nhiều ở hai bên thân cá, rụng vây, phần đuôi vì nát loét mà đứt rụng.
  • Quy luật dịch bệnh: Các loại tuổi đều bị bệnh này, nhiệt độ nước trên 15 độ C là phát sinh, 20 – 30 độ C là đỉnh cao lan dịch. Thờig ian kéo dài, ba mùa Xuân Hạ Thu đều phát sinh, chất nước xấu. Cá nuôi lưới bè càng dễ phát bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Dùng vôi bột tiêu độc ao nuôi.
    • Trước khi thả cá giống dùng dung dịch nước muối 2 – 3% ngâm 3 – 5 phút.
    • Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển thả ao phải cẩn thận, không làm tổn thương thân cá.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Ngũ bội tử nấu nước xả toàn ao, nồng độ 2 – 4g/mét khối.
    • Dùng chlorine dioxide xả toàn ao, nồng độ 0,2g/mét khối.

5. Bệnh trắng da (bệnh đuôi nát, bệnh đuôi trắng)

  • Nguyên nhân: Khuẩn khí đơn bào ôn hoà, hoặc khuẩn khí đơn bào dạng chấm đốm hoặc khuẩn khí đơn bào thích nước.
  • Triệu chứng lâm sàng: Lúc nghiêm trọng, phần sau đuôi hoặc cả phần đuôi là màu trắng, hoặc vây đuôi khuyết tật không hoàn toàn hoặc toàn bộ rụng phần đuôi cá bị bệnh hướng lên trên nổi trên mặt nước, rất nhanh chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Bệnh da trắng là một loại bệnh chủ yếu ở giai đoạn nuôi cá giống. Bệnh trình ngắn, bùng phát nhanh mạnh, từ khi phát bệnh đến lúc chết chỉ 2 – 3 ngày, tỷ lệ chết cao. Mùa phát bệnh phần lớn tập trung vào cuối xuân đầu hè, chất nước kém, kéo lưới cá giống hoặc tách ao, vận chuyển, sau khi đuôi bị tổn thương hoặc khi lượng lớn trùng bánh xe và động vật nguyên sinh ký sinh làm tổn thương thân cá dễ phát sinh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Dùng vôi bột tiêu độc ao.
    • Trước khi thả nuôi cá giống dùng dung dịch muối ăn 2 – 3% ngâm 3 – 5 phút.
    • Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, thả nuôi, chú ý thao tác cẩn thận, không để thân cá bị tổn thương.
    • Nuôi cá giống phải kịp thời tách ao.
    • Tăng cường phòng trị ký sinh trùng.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Dùng chlorince dioxide xả toàn ao, nồng độ 0,2g/mét khối nước.
    • Ngũ bội tử nấu nước xả toàn ao, nồng độ từ 2 – 4g/mét khối. Sau khi nghiền nhỏ ngũ bội tử cho nước nấu sôi 15 phút, lại cho thêm nước xả toàn ao.
bệnh nuôi cá nheo

Tìm hiểu những bệnh nuôi cá nheo thường gặp

6. Bệnh nấm nước

  • Nguyên nhân: Khuẩn nấm nước. Nấm nước có hơn 10 loại, thường thấy là nấm nước và nấm tơ.
  • Triệu chứng lâm sàng: Khuẩn tơ xâm nhập vào vết thương và sinh trưởng từ trong ra ngoài, thành vật bám dạng sợi bông màu trắng tro. Cho đến khi thịt nát, gầy yếu mà chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Nấm nước tồn tại rộng trong nước ngọt, thích ứng với nhiệt độ, từ 5 đến 25 độ C, nhưng phát sinh khi nhiệt độ nước tương đối thấp. Bệnh do thân cá bị thương là nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh. Sau khi kéo lưới, tách lồng lưới, vận chuyển gây ra. Bệnh nấm nước nguy hại trứng cá trong khi trứng nở và cá giống, cá lớn mà bề ngoài thân cá có vết thương.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Khi thao tác phải chú ý, cố gắng tránh làm cho thân cá bị thương.
    • Nuôi mật độ hợp lý, khống chế thích đáng mật độ nuôi.
    • Trước khi thả cá giống xuống ao, dùng dung dịch nước muối nồng độ 3 – 5% tiêu độc.
    • Trước khi trứng thụ tinh nở phải tiêu độc, nhiệt độ nước khống chế ở 26 – 28 độ C. Trong quá trình trứng nở phải tiến hành tiêu độc lại lần nữa đối với trứng đã thụ tinh.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Muốn ăn (400g/mét khối) + sodium bicarbonate (400g/mét khối) hoà đều ngâm cá 24 giờ, cũng có thể dùng nồng độ này xả toàn ao.
    • Methylane blue xả toàn ao, nồng độ 1 – 2g/mét khối.

7. Bệnh tiểu qua trùng (rệp nhỏ, bệnh đốm trắng)

  • Nguyên nhân: Đa tử tiểu qua trùng
  • Triệu chứng lâm sàng: Khi trùng ký sinh lượng lớn sẽ hình thành đốm trắng nhỏ mắt thường có thể thấy, do đó gọi là ‘bệnh đốm trắng’. Thân cá bị bệnh màu đen, gầy yếu, nổi lên trên mặt nước thành đàn bơi quanh ao, thân cá không ngừng cọ xát với vật khác, hoặc nhảy lên trên mặt nước, không lâu sau chết hàng loạt. Bệnh tiểu qua trùng không kịp thời chữa trị, trong một tuần sẽ xuất hiện chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể đến 30 – 90%.
  • Quy luật dịch bệnh: Là loại bệnh trùng nguyên sinh nguy hại nghiêm trọng. Nhiệt độ thích hợp là từ 15 – 25 độ C, khi nhiệt độ nước vượt quá 28 độ C ấu trùng dễ chết, lây lan vào đầu xuân cuối thu. Khi mật độ nuôi quá dày, thức ăn không đủ, thân cá gầy yếu, dễ bị tiểu qua trùng lây nhiễm. Trong điều kiện chất nước gầy, nuôi bè lưới mật độ cao, bệnh này càng dễ bùng phát.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Dùng vôi bột tẩy rửa ao nuôi.
    • Nuôi hợp lý, thả nuôi mật độ thích hợp, bảo đảm chất nước tốt.
  • Phương pháp trị liệu: Hỗn hợp bột ớt cay và gừng miếng khô xả toàn ao. Mỗi mẫu (nước sâu 1m) dùng bột ớt 250g, gừng miếng khô 100g, trộn lẫn cho nước nấu sôi, xả toàn ao.

8. Bệnh trùng bánh xe

  • Nguyên nhân: Trùng bánh xe và trùng bánh xe nhỏ.
  • Triệu chứng lâm sàng: Ký sinh ở trên mang, da, lỗ mũi, bàng quang và niệu quản. Khi lây nhiễm nghiêm trọng, cá bột, cá giống không ăn, có thể làm tăng niêm dịch chỗ ký sinh, hình thành lớp niêm dịch. Bên ngoài thân, trên mang bẩn, tia mang sưng xung huyết.
  • Quy luật dịch bệnh: Giống bệnh trùng bánh xe ở cá chạch.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Dùng vôi bột tẩy trùng ao nuôi.
    • Định kỳ dùng vôi bột xả toàn ao, nâng cao trị số pH của nước, cải thiện chất nước.
  • Phương pháp trị liệu: Giống bệnh trùng bánh xe ở cá chạch.

9. Bệnh giun nhẫn

  • Nguyên nhân bệnh: Nhiều loại giun nhẫn
  • Triệu chứng lâm sàng: Khi ký sinh lượng lớn, vì tia mang sưng to mà làm cho nắp mang mở to, cá bị bệnh bơi chậm ven bờ chỗ nước cạn, nhưng không tập trung, thở khó, ăn giảm, mang bẩn, niệm dịch tăng, tia mang sưng to, thân cá đen, bơi chậm hoặc bơi gấp hoặc nhảy, dễ gây ra bệnh nát mang có tính vi khuẩn. Khi phát hiện triệu chứng bệnh thời kỳ đầu, phải sớm dùng kính hiển vi soi kiểm tra xác định.
  • Quy luật dịch bệnh: Chủ yếu lây lan vào mùa hè, thu, mùa rét đậm và nóng gắt ít phát sinh, nguy hại đối với cá nheo nuôi lồng bè. Khi nhiệt độ cao, tảo lan nở nhiều và thiếu oxy, cá nheo chết sớm, chết nhanh hơn các loại cá nuôi khác.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Tiêu độc ao.
    • Trước khi thả cá giống dùng tinh thể dipterex (1g/mét khối) hoặc potassium permanganate (15 – 20g/mét khối) ngâm 15 – 30 phút.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Tinh thể dipterex (0,2 – 0,4/mét khối) xả toàn ao.
    • Tinh thể dipterex cộng với face alkali (1:0,6) nồng độ là 0,1 – 0,2g/mét khối. Chú ý, khi dùng thuốc phải ngừng cho ăn phải kịp thời mở máy tăng oxy. Sau khi dùng thuốc 24 giờ, thay 1/3 nước ao.
    • Nuôi bè lưới có thể dùng mebendazole, mỗi ngày mỗi kg thể trọng cá dùng lượng 50mg trộn thức ăn cho ăn, liện tục 3 ngày.

bệnh nuôi cá nheo

10. Bệnh trùng tam đại

  • Nguyên nhân: Trùng tam đại
  • Triệu chứng lâm sàng: Trùng tam đại ký sinh ở ngoài thân, mang và vây. Khi số lượng ký sinh nhiều, thân cá mất đi trơn bóng, thở khó, ăn giảm, thân cá gầy, ngoài thân và mang niêm dịch tăng nhiều.
  • Quy luật dịch bệnh: Nhiệt độ thích nghi là trên dưới 20 độ C, cuối xuân đầu hạ là mùa lây lan, bệnh chủ yếu của giai đoạn cá bột. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp của chủ ký sinh.
  • Phương pháp dự phòng: Trước khi thả cá giống, dùng dung dịch potassium permanganate 15 – 20g/mét khối ngâm cá 15 – 30 phút.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Dùng mebendazole 10% xả toàn ao, nồng độ 0,1 – 0,15g/mét khối.
    • Tinh thể dipterex cộng với face alkali (1:0,6) xả toàn ao, nồng độ là 0,1 – 0,2g/mét khối. Chú ý, khi dùng thuốc phải ngừng cho ăn. Sau khi dùng thuốc thú ý quan sát, nếu phát hiện cá khác thường, phải kịp thời mở máy tăng oxy. Sau khi dùng thuốc 24 giờ, thay 1/3 nước ao.
    • Nuôi lồng bè có thể dùng mebendazole theo mỗi kg thể trọng cá dùng 50mg trộn vào thức ăn, liên tục 3 ngày.

11. Bệnh bọt khí

Xem bệnh bọt khí ở cá chạch.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-05-19 19:53:40.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.