Trang Chủ » Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cà cuống đơn giản

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cà cuống đơn giản

2,K lượt xem
cà cuống

Cà cuống là loại côn trùng được sếp vào hàng sơn hào hải vị của người xưa. Ngày nay, con vật này được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng làm thức ăn quý.

Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu còn có tác dụng  làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục.

Giá của một giọt tinh dầu trên thị trường hiện nay vào khoảng từ 70.000đ đến 120.000đ tùy thuộc vào thời điểm. Giá của một con cà cuống là 30.000đ đến 40.000 đ tùy vào kích cỡ.  

Kỹ thuật nuôi cà cuống tương đối đơn giản  

Chuồng nuôi: Để nuôi thành công bạn cần tạo một bể thuỷ sinh, một bể thuỷ sinh 80x40x40cm sẽ nuôi được 200-250 con cà cuống bố mẹ.

Bên trên bể thuỷ sinh chúng ta lấy một lớp màn mọng bịt nắp bể lại để vật nuôi trong hồ không bay ra ngoài.  

Trải lớp nền: Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Cho nước vào bể: Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

Gắn các cây xanh vào bể: Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể.

Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc (trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi.

Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.

Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Đặt bộ lọc: Có ít nhất 1 bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi cho cà cuống Thả cà cuống vào bể thuỷ sinh Không nên thả cà cuống vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 5-7 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây.

Chọn giống cà cuống

Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm. Chọn cà cuống có có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

cà cuống

Con đực ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.

Chăm sóc và cho ăn  

Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật như: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế,… nên trong hồ chúng ta có thể nuôi thêm cá con để  làm thức ăn cho cà cuống. hướng dẫn cách sinh sản của cà cuống Sinh sản vào tháng 5-8 dương lịch sau mùa gặt.

Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cmx 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng.

Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần. Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày.

Sau khi đẻ song cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở.

Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm các phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình. Nên vì thế chúng ta nên chuyễn con cái này ra một bể khác

Cách lấy tuyến thơm (tinh dầu)  

Cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi.

cà cuống

Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực.  

Công dụng của cà cuống  

Chế biến các món ăn  

Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau.

Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ.

Con cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống.

Gia vị các món ăn

Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống.

cà cuống

Chế biến thức ăn từ cà cuống

Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá.

Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng.

Tinh dầu đã được làm nhân tạo tại Thái Lan, nhưng hương vị thua xa cà cuống thiên nhiên Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng  làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Chọn giống cà cuống như thế nào hiệu quả?

Chọn cà cuống có có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Thức ăn của cà cuống là gì?

Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật như: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế,… nên trong hồ chúng ta có thể nuôi thêm cá con để làm thức ăn cho cà cuống.

Công dụng của cà cuống là gì?

1. Chế biến các món ăn; 2. Gia vị các món ăn.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2017-10-19 08:02:15.

1 bình luận

TRẦN VĂN TRÁNG 25/09/2019 - 09:52

FARM CHO XIN ĐỊA CHỈ BÁN GIỐNG CÀ CUỐNG VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ TIỆN LIÊN HỆ. CÁM ƠN

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.