Trang Chủ » Cam sành Hàm Yên: Hướng dẫn trồng và chăm sóc

Cam sành Hàm Yên: Hướng dẫn trồng và chăm sóc

1,1K lượt xem
cam sành Hàm Yện

Cam sành Hàm Yên là một trong những loại cam sành nổi tiếng nằm trong top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Chính việc phát triển mô hình trồng cam đã giúp nhiều hộ gia đình tại huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Mỗi ha cam giúp bà con thu về từ 400-600 triệu đồng một năm. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bà con những thông tin về giá bán cam sành tại vườn và trên thị trường cũng như kĩ thuật trồng cam sành Hàm Yên.

cam sành Hàm Yên

Cam sành Hàm Yên

Hàm Yên – chính là tên gọi, cũng chính là mãnh đất đã sản sinh ra những quả cam sành to, mọng nước, ngọt lịm, chín vàng, giàu dinh dưỡng cho mọi người. So với quả cam Vinh thì cam Hàm Yên tròn nhưng dẹt hơn, có lõm vào ở giữa, vỏ cũng giày hơn, khi chín có màu vàng cam.

Cam sành: Những điều cần biết

Cam được trồng ở Hàm Yên, Tuyên Quang – một tỉnh phía Bắc nhưng thị trường tiêu thụ lại vô cùng rộng lớn, được phân phối đều khắp cả nước. Và cũng duy chỉ có nơi đây, với điều kiện khí hậu mát mẻ, lại có nguồn nước tưới chảy từ đỉnh núi xuống mới cho ra được hương vị đặc trưng riêng của quả cam nơi đây.

Giá cam sành Hàm Yên

Trải qua một quá trình dài để xây dựng và phát triển thương hiệu, đến nay cam Hàm Yên đã trở thành một địa chỉ uy tín được người tiêu dùng tin tưởng. Trở thành 1 trong số 50 hoa quả trái cây bán chạy nhất Việt Nam.

cam sành Hàm Yên

Cam Hàm Yên thu mua tại vườn so với giá thị trường khá rẻ, dao động từ 7-12 nghìn đồng/kg tùy từng loại. Mức giá này ổn định trong nhiều năm đưa đến một nguồn thu nhập khổng lồ cho bà con trồng cam nơi đây.

Khi bán ra thị trường, đến tay người tiêu dùng, giá cam tùy từng giai đoạn trong năm và tùy từng vùng có giá dao động từ 25-50 nghìn đồng/kg.

Kĩ thuật trồng cam sành Hàm Yên

Cam Hàm Yên đến nay đã có lịch sử gần trăm năm kể từ khi chúng được biết đến. Cũng đã có một quá trình dài xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Trồng cam giống như “cây đũa vàng” đối với bà con nơi đây. Đặc biệt, để trồng cây đạt hiệu quả và năng suất kinh tế cao, khi trồng cây cần phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng phương pháp. Đồng thời cũng để giảm đến tối đã các rủi ro có thể xảy ra, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Giống cam sành Hàm Yên

Giống cam sành Hàm Yên hiện nay chủ yếu được nhân giống bằng ghép cây. Phương pháp này giúp cây khỏe, giữ được đặc điểm tốt của cam sành. Bà con có thể ghéo mắt hoặc ghép cành, sử dụng kĩ thuật gieo hạt bưởi chua hoặc chấp trong bầu, khi gốc ghép có đường kính khoảng 0.8 cm là ghép được.

Ngoài ra, nếu bà con trồng mới cây hoàn toàn, không có cây để nhân giống bà con có thể mua giống tại Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên. Tại đây không chỉ có giống cam truyền thống mà còn có những giống cam mới như Valencia, cam không hạt, BH 32,…nhằm đa dạng hóa giống cam và rải vụ thu hoạch.

2. Thời vụ

Bà con nên trồng, phát triển, mở rộng mô hình vườn cam vào mùa xuân, từ tháng 2 – 4 hằng năm. Đây là thời gian thời tiết ấm, có nhiều mưa và không quá nắng. Rất thích hợp để cây bám rễ và phát triển.

3. Làm đất

Đất trồng cam có thể là đất sườn dốc hoặc đất bằng phẳng. Tuy nhiên dù địa hình đất như thế nào bà con cũng cần chọn những mãnh đất màu mỡ, gần nguồn nước tưới cũng như dễ thoát nước để trồng.

Bà con làm sạch cỏ bằng cách xợt cỏ thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ, sau đó đào hố trồng cam. Các hố trồng cây sẽ được đào cách nhau 4x5m hoặc 5x6m tùy theo diện tích lớn, nhỏ của khu vườn. Hố được đào có tỉ lệ sâu x dài x rộng là 0.6m x 0.6m x 0.6m, 0.8m x 0.8m x 0.8m hoặc 1m x 1m x 1m.

Sau khi đào hố xong, bà con khử trùng hố bằng Foocmalin theo tỉ lệ 2%. Bà con pha thuốc rồi phun đều xuống hố và đất đã đào. Để trong 1 tháng.

4. Bón lót

Sau khi xử lí đất bà con cần bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất nuôi cây phát triển. Thông thường, mỗi hố bà con bón:

– 40 – 50 kg phân chuồng hoai mục (phân trâu, phân bò hoặc phân lợn).

– 1- 2 kg phân lân (P2O5).

– 0.1 kg phân đạm, 0.1 kg kali.

– 0.5 – 1kg vôi bột.

5. Trồng cam

Giống cam sau khi lấy về, bà con xé bỏ túi nilon xung quanh, đặt cây vào chính giữa hố đã chuẩn bị, giữ cho cây dứng thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, lấp đất lại.

Sau khi lấp đất, bà con lấy rơm, rạ, cỏ hoặc lá chuối khô phủ quanh gốc cây để chống thoát hơi nước, cỏ dại và cố định cây trong đất, cách gốc 10 – 15 cm.

Một tháng sau khi trồng nếu phát hiện cây không bén rễ hoặc chết thì bà con cần trồng bổ sung cây khác vào để đảm bảo mật độ.

cam sành Hàm Yên

6. Chăm sóc cam

– Làm cỏ, tưới nước:

Để cam phát triển nhanh, đồng đều bà con cần thường xuyên làm sạch cỏ ở gốc cam, loại bỏ nấm dại mọc từ gốc ghép để cây tập trung dinh dưỡng vào mầm ghép.

Đồng thời, tưới nước thường xuyên để cây phát triển, không bị\

– Cắt tỉa cành: Khi cây cam phát triển cổn định, cao từ 50-60cm thì bà con bắt đầu bấm ngọn để cây ra các cành nhỏ.  Thường xuyên tỉa bỏ các cành trong tán như cành tăm hương, cành vượt, cành la, cành bị sâu bệnh,… để tán cây luôn thoáng.  Khi cắt tỉa bà con cần chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo.

– Bón phân: Nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại bà con phải thường xuyên bón phân cho cây. Thông thường với cam Hàm Yên, mỗi năm bà con bón phân 4 lần:

+ Lần 1: Tháng thứ 2 với lượng: 40% phân đạm, 40% phân kali.

+ Lần 2: Tháng thứ 5 với lượng: 30% phân đạm, 30% phân kali.

+ Lần 3: Tháng thứ 8 với lượng: 30% phân đạm , 30% phân kali.

+ Lần 4: Tháng thứ 11 với lượng 30 – 50 kg phân hữu cơ/cây,  0,8 – 1,2 kg
phân lân  và 0.5 – 1.0 kg vôi.

Khi bón phân, bà con có thể đào rảnh sâu 20-25cm xung quanh gốc, bón phân xuống rồi lấp lại.

8. Thu hoạch và bảo quản

Bên cạnh các yếu tố về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, thì  khâu thu hoạch và bảo quản cũng là một quy trình đặc biệt quan trọng và không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo năng xuất và chất lượng cho quả cam Hàm Yên.

Bà con cần chú ý thu hoạch kịp thời, không để quả quá lâu trên cây sẽ ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau. Thời gian thu hoạch cam sành Hàm Yên thông thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Thị trường tiêu thụ chính của loại cam này chính là thị trường miền Nam – ưa cam xanh – nên đôi khi chưa đến chín vụ bà con có thể thu hoạch trước để cung cấp hàng cho thị trường rộng lớn này.

Khi thu hái bà con nên dùng kéo cắt cuống quả, nhẹ nhàng, tránh dập nát, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

=> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cam sành hiệu quả

Những nơi có thể trồng cam sành Hàm Yên?

Không chỉ đối với Tuyên Quang bà con mới trồng được cam Hà Yên mà một số tỉnh lân cậ như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái,… cũng phát triển mô hình trồng cam rất hiệu quả vì có khí hậu tương tự. Chỉ cần sau 3 năm là chúng ta có thể có thu nhập ổn định nhờ bán cam. Sản lượng thu được rất lớn, nhanh chống giúp bà con làm giàu, có thể thu được đến 1 tỷ đồng/vụ cam.

Trồng và chăm sóc cây cam Hàm Yên không khó mà lại thu lợi nhuận rất cao, nhất là khi chính quyền địa phương vô cùng ủng hộ, luôn khuyến khích, giúp đỡ bà con trồng mới, mở rộng mô hình canh tác của mình. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Giới thiệu cam sành Hàm Yên là gì?

Hàm Yên – chính là tên gọi, cũng chính là mãnh đất đã sản sinh ra những quả cam sành to, mọng nước, ngọt lịm, chín vàng, giàu dinh dưỡng cho mọi người. So với quả cam Vinh thì cam Hàm Yên tròn nhưng dẹt hơn, có lõm vào ở giữa, vỏ cũng giày hơn, khi chín có màu vàng cam.

Cam sành Hàm Yên có giá bao nhiêu?

Khi bán ra thị trường, đến tay người tiêu dùng, giá cam tùy từng giai đoạn trong năm và tùy từng vùng có giá dao động từ 25-50 nghìn đồng/kg.

Kĩ thuật trồng cam sành Hàm Yên như thế nào?

1. Giống cam sành Hàm Yên; 2. Thời vụ; 3. Làm đất; 4. Bón lót; 5. Trồng cam; 6. Chăm sóc cam; 7. Thu hoạch và bảo quản

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2017-12-07 23:01:36.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.