Trang Chủ » 9 dụng cụ câu cá bạn cần có

9 dụng cụ câu cá bạn cần có

4,8K lượt xem
dụng cụ câu cá

Các dụng cụ câu cá cần có

Sống với nghề nào ta cũng phải sắm dụng cụ riêng mà dùng. Thí dụ: làm nghề nông phải có cầy bừa, cuốc xẻng; làm nghề mộc phải sắm cưa, bào, đục; làm thợ hồ phải sắm thước, cái bay; còn sống với nghề câu dù là câu tài tử, ta cũng nên sắm đủ bộ dụng cụ câu cá để dùng.

Vì chẳng lẽ hễ thiếu thứ nào là đi mượn thứ đó? Mà chắc gì người khác đã sẵn long cho mượn, dù họ có thừa!

Dụng cụ câu cá gồm có các loại sau đây:

1. Cần câu cá

Cần câu, dù câu cá đồng hay cá song đều phải sắm cần câu, trừ trường hợp câu neo.

Tuỳ vào từng cách câu mà ta phải dùng nhiều loại cần. Đại loại đó là: cần câu cắm, cần câu ngâm, cần câu rê, cần câu nhắp … Mỗi loại cần câu như vậy đều có hình dáng, kích thước khác nhau.

Trừ cần câu máy ra, các thứ cần câu khác, tạm gọi là cần câu tay, nếu khéo tay các bạn có thể dễ dàng làm được, khỏi phải mua tốn tiền, và chưa chắc thứ “hàng chợ” này đã làm ta vừa ý.

Cũng xin được nói thêm, nếu trong tay sở hữu được cái cần vừa ý, ta có thể dùng được lâu năm, cho đến khi hư hỏng mới thay. Đa số cần câu tay đều làm bằng thân tre, trúc, tầm vông, mà ở vùng quê nước ta chắc chắn nơi nào cũng có, và nếu mua cũng rẻ:

  • Cần câu cắm: Cần câu cắm được coi là loại cần câu có kích thước nhỏ nhất trong các loại cần, vì chỉ ngắn khoảng 80cm và nhỏ bằng ngón tay mà thôi. Tuy nhỏ nhưng cần câu cắm cũng có gốc và ngọn cần. Cần câu được làm từ những thanh tre chẻ nhỏ bằng ngón tay, sau đó vót cho tròn cạnh. Gốc cần là đầu to được vót nhọn để dễ cắm sâu xuống đất. Còn ngọn cần thì vót nhỏ lại để tạo sự mềm mại, nhờ đó mà khi cá ăn mồi tuy không giựt cần mà lưỡi câu vẫn đủ sức móc sâu vào miệng cá.
    • Cần câu cắm, nếu mua cũng rất rẻ. Cần được bó thành từng bó lớn cùng kích cỡ với nhau, có sẵn nhợ và lưỡi câu.
  • Cần câu ngâm: Cần câu ngâm còn gọi là cần câu tay, vì khi câu người thợ câu thường cầm mãi cái cần câu trên tay để chờ cá tha mồi mà giựt cho kịp.
    • Cần câu ngâm thường dung vào việc câu các loại cá đồng như rô, sặt, trê, chốt và cá tràu (cá lóc nhỏ) … Các loại cá đồng này nhỏ con, lại thường ăn mồi bạo vì chúng đi theo bầy nên có khi móc mồi không hở tay.
    • Cần câu ngâm có chiều dài từ 1,5m đến 2m làm bằng thân cây trúc già hoặc cành tre suôn. Gốc chỉ cần to bằng ngón tay cái, và ngọn cần càng oặt dịu càng tốt. Với loại cần này nếu mua cũng rẻ nhưng không nên sắm nhiều, vì mỗi lần đi câu ta chỉ cần vác theo một, hai cần là đủ.
  • Cần câu nhắp: Câu loại cá lớn trong đồng như cá lóc, cá bông (cá lóc bông) ta phải sử dụng đến cần câu nhắp. Do những loại cá lớn này sống trong những ruộng sâu ao lớn, bàu, đìa ruộng năm ba sào đất nên cần câu nhắp phải có độ dài từ năm sáu mét hoặc hơn. Mặt khác, như các bạn đã biết, giống cá lóc, tuy lớn con nhưng tính nhát nên ban ngày chúng không sống gần bờ, mà kiếm ăn xa bờ. Chỉ có ban đêm yên tĩnh chúng mới men theo bờ để kiếm mồi và tìm chỗ ngủ. Vì vậy, ta phải cần có cái cần đủ độ dài để nhắp cục mồi đến tận miệng chúng.
    • Cần câu nhắp thường được chọn từ các cây tầm vông (loại nhỏ) hay phần đọt của cây tre già. Nó cần phải đủ độ dài, gốc cần phải cầm vừa tay lại không quá nặng. Tất nhiên, dù cần to và dài nhưng ngọn cần cũng phải thon vót, đủ độ mềm mại mới được.
    • Do những yêu cầu đó nên ra vườn tìm cho được cái cần câu nhắp vừa ý thường không phải là việc dễ dàng. Giữa “rừng” tầm vông cả trăm cây không dễ chọn ra được một cây nhỏ nhắn, thẳng thớm, và đủ độ già. Tre cũng chọn theo cách này, sau đó phải róc sạch các mắt cho trơn tru, và nếu cần ta còn phải uốn cần chon gay ngắn, thẳng thớm mới vừa ý ta.
  • Cần câu rê: Câu rê cũng là cách câu cá lóc, cá bông, cá có độ cân nặng từ nửa ký đến năm, sáu ký. Cần câu rê cũng làm từ cây tầm vông, nhưng có điều khác là thân cầm dài hơn một vài mét, và cuối gốc cần phải gắn thêm một cái nạng bằng gỗ, như cái nạng ná giàn thun vậy.
    • Do cần câu rê to, dài và nặng nên khi câu, người thợ câu phải tì cái nạng này lên phía trên đầu gối của mình, nhờ đó tay cầm cần mới đỡ mỏi. Đồng thời nhờ vào điểm tựa này mà việc rê cần qua lại trên luồng câu sẽ vừa nhẹ nhàng vừa tạo sự tự nhiên hơn, đánh lừa được tính dè dặt, nghi ngờ vốn có của loài cá lóc.
    • Các bạn cũng biết, cá lóc rất đa nghi, bình thường nó di chuyển rất chậm chạp, vì phải quan sát và theo dõi những động tĩnh xung quanh. Khi gặp nguy, cá lóc xé nước chạy như tên bắn không dễ gì bắt được. Vì vậy, nếu thấy cục mồi rê “nhảy múa” trước mắt chúng một cách không được tự nhiên, thì dù bụng có đói meo chúng cũng cố nhịn chứ không chịu phóng tới táp mồi. Chính vì vậy, cái nạng gắn ở gốc cần câu rê là thứ không thể thiếu được trong cách câu này.
    • Cần câu nhắp và cần câu rê ít khi thấy bán ngoài thị trường. Nhưng theo tâm lý chung, với người câu nhắp câu rê chuyên nghiệp, không mấy ai lại nghĩ đến chuyện bỏ tiền ra mua, mà tự mình cố tìm được cái cần vừa ý mà dung, dù biết trước điều này sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Khi đã có cái cần vừa ý trong tay, nhiều người coi như vật vô giá, nhất là khi cái cần tẩm ngấm mồ hôi lâu năm lên nước bóng ngời.
  • Cần câu máy: Cần câu máy dung câu cá lớn sống trong các ao hồ, đầm bàu có diện tích rộng và sâu. Câu sông, câu biển, người ta cũng dung đến cần câu máy.
    • Xưa nay, chưa ai trong nước ta tự chế ra cần câu máy để dùng, mà tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ câu cá. Ở đây sẵn có các loại cần ngoại nhập từ nhiều nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc, Canada … với các hãng nổi tiếng như Penn, Pioneer, Berkley … sản xuất, với giá cả cũng không đắt lắm, tuỳ loại mà có giá từ 500 ngàn đồng đến 3 triệu đồng một cần.

Đó là giá của cần câu máy. Thêm cái máy câu để gắn vào cần lại phải trả thêm một số tiền gần bằng như vậy nữa.

câu cá

9 dụng cụ câu cá cần có

Máy câu hiện bán trên thị trường cũng do nhiều nước chế tạo như Pháp, Mỹ (công nghệ Mỹ sản xuất tại Canada), Trung Quốc, Đài Loan, nhà sản xuất là Abu Garcia, Daiwa, Shimano, Pioneer, giá từ một triệu đến ba triệu đồng tuỳ theo chất lượng.

Cần câu máy có nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau, từ 2m đến hơn 4m. Tuy dài như vậy nhưng khi di chuyển đường xa lại có cách làm ‘thun’ một cách gọn gàng. Do thân cầu câu có nhiều lóng, lóng ở phần gốc lớn nhất và các lóng hướng về phần ngọn cần nhỏ dần, nên khi làm ‘thun’ lại thì lóng nhỏ lồng vào lóng lớn, giống như cây ăng-ten của máy thu thanh vậy.

Sử dụng cần câu máy có điều lợi là câu không phí sức nhiều, lại có thể quăng cục mồi ra xa tận giữa sông, có thể cách bờ đến vài ba mươi mét hoặc xa hơn. Ở độ xa và nước sâu này là nơi kiếm mồi của các loài cá lớn như cá mè, tra, dứa, thác lác, bông lau … Có con nặng hơn 10 ký!

–> Xem trang kế: Nhợ câu

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2015-09-14 10:16:41.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.