Trang Chủ » Sản xuất giống tôm rảo thế nào?

Sản xuất giống tôm rảo thế nào?

866 lượt xem
giống tôm rảo

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm rảo hiệu quả. Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất giống tôm rảo cho các bạn đọc được biết:

1.1. Vệ sinh tổng thể trại

* Bể xử lý nước biển: Rửa sạch phơi khô.

* Bể lọc:

– Lấy hết vật liệu trong bể lọc, phơi khô rồi sắp lại lọc sau đó tẩy clorin nồng độ 500 ppm ngâm ít nhất 24 giờ.

– Xả hết nước clorin, khử clorin lại bằng thiosunfate, xả bể lọc lại bằng nước biển đã xử lý rồi đưa vào sử dụng.

* Bể chứa, bể nuôi ấu trùng, bể nuôi tôm mẹ và bể đẻ

– Quét clorin toàn bộ mặt trong và ngoài của bể, các đường đi trong trại, nồng độ dung dịch clorin 500ppm.

Sau 5 ngày rửa sạch bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt chuẩn bị sản xuất.

* Dụng cụ sản xuất:

– Ngâm trong dung dịch formol 500ppm ít nhất 24 giờ sau đó rửa sạch, phơi nắng thật khô, đem cất chuẩn bị sản xuất.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi tôm, bạn nên dùng ống Nano Tube để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

/san-pham/ong-xop-tao-oxy/

1.2. Xử lý nước biển để sử dụng

– Xử lý clorin 70ppm, sục khí, phơi nắng 48 giờ

– Tiếp tục xử lý thuốc tím 1ppm

– Sục khí cho đến khi nước trong

– Sau khi nước trong, cho than họat tính nồng độ 1ppm.

Chú ý: Chỉ xử lý thuốc tím và Chlorin A vào lúc chiều tối.

1.3. Tuyển chọn, vận chuyển và chăm sóc tôm bố mẹ

a. Tuyển chọn tôm bố mẹ:

– Mua tôm mẹ của ngư dân đánh bắt từ biển.

– Chọn tôm bố mẹ khỏe có màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không bị xây xát chấn thương.

– Tôm mẹ đạt trọng lượng từ 20 gam trở lên, có đường trứng phát triển ở giai đoạn IV, không có biểu hiện bệnh bên ngòai như mềm vỏ, phồng mang, phồng đuôi…

b. Vận chuyển tôm bố mẹ:

– Phương pháp vận chuyển hở: dùng can nhựa hoặc thùng xốp cho máy sục khí chạy bằng pin để vận chuyển tôm mẹ.

+ Đối với can nhựa: 4con/can

+ Đối với thùng xốp(30×40) :6 con/thùng

– Phương pháp vận chuyển kín: dùng túi nilon bơm oxy và bỏ tôm mẹ vào cột chặt.

– Thời gian vận chuyển: từ 6-12h

– Nhiệt độ nước khoảng 24-25 C

c. Chăm sóc tôm bố mẹ

– Tôm mẹ vận chuyển về, cho toàn bộ số tôm mẹ vào bể nuôi tôm mẹ, dưỡng cho tôm mẹ khỏe.

– Lấy nước biển đã xử lý sạch vào bể đẻ khỏang 60cm, xử lý EDTA: 5-10ppm, Iodin : 1ppm, bắt từ 1-2 vòi sục khí. Trong thời gian từ 16-18 giờ, dùng vợt bắt tôm từ bể giữ cho vào bể đẻ tắm Formol 200ppm thời gian 5 phút và cho vào bể đẻ, mật độ cho đẻ có thể tới 30con/m3.

1.4. Đưa Nauplius vào bể nuôi

– Giai đoạn Nauplius: có 6 giai đoạn (2-3 ngày).

a. Tắm Nauplius

Sau khi trứng nở từ 18 giờ đến 24 giờ ta tiến hành tắm Nauplius bằng Iodin, cho 2ppm Iodin vào bể Nauplius, 2 giờ sau ta sẽ thu Nauplius.

b. Thu Nauplius

– Trước khi thu, chuẩn bị thau nước sạch 40 lít để đánh Nauplius vào.

– Che tối, tắt sục khí để Nauplius khoảng 20 phút cho Nauplius nổi lên mặt nước, rồi dùng vợt vớt Nauplius nhẹ nhàng cho vào thau sục khí, sau khi vớt xong tắt sục khí, xoay tròn dòng nước trong thau, sau 10 phút xiphong sạch đáy thau, xong dùng vợt vớt Nauplius vào vợt rửa qua nước sạch rồi cho vào bể nuôi.

c. Mật độ thả Nauplius

Mật độ nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ dung tích bể nuôi. Mật độ ấu trùng thưa dẫn đến dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày sẽ khó chăm sóc, chất lượng tôm giống kém. Nên nuôi với mật độ 200-300con/lít.

1.5. Chăm sóc ấu trùng

Trong quy trình sản xuất tôm rảo giống, kỹ thuật quản lý, chăm sóc bể ương ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất, vì vậy đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm đầy đủ và vận dụng tốt các yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:

Nắm được những đặc điểm sinh học của tôm rảo cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn cho từng giai đoạn…), kỹ thuật xử lý nguồn nước, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo), kỹ thuật sản xuất thức ăn chế biến, kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống để thực hiện một trình một cách chặt chẽ và đồng bộ.

a. Chuẩn bị thức ăn cho tôm con:

Ta dùng thức ăn tổng hợp để nuôi ấu trùng tôm, cách dùng như sau :

Giai đoạn – Apo(%) – Tảo khô (%) – Lansy(%) – No(%)

Z – 15 – 30 – 20 – 35
M – 10 – 30 – 20 – 40
P – 5 – 20 – 20 – 55

Chú ý : Đến Post 6 ta thay N0 bằng N1

b. Cách cho ăn:

– Cà thức ăn tổng hợp qua vợt cho ăn theo kích cỡ thích hợp của ấu trùng.

– Lượng thức ăn tuỳ vào sức ăn của ấu trùng điều chỉnh cho thích hợp

– Thành phần thức ăn tổng hợp có thể thay đổi tuỳ theo tình hình cụ thể

1.6. Giai đoạn Zoae (Z) : 3 giai đoạn (từ 4 đến 5 ngày)

– Khi N6 chuyển qua Z1 hoàn toàn, ta bắt đầu đón Z1 bằng ET600 1ppm

– Khi chuyển qua Z1 hoàn toàn, cho ăn thức ăn tổng hợp 0,2g/m3(thường đón Z1 sau khi chuyển Z1 được 3 giờ).

– Lượng thức ăn cho Z : từ 0,25 gam – 1 gam/m3/1 lần (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần) (có thể kiểm tra lượng thức ăn trong bể, thấy hết thức ăn thì cho ăn không theo thời gian).

– Sục khí vừa phải

1.7. Giai đoạn Mysis (M) : 6 giai đoạn (từ 9-10 ngày)

– Ở giai đoạn M1 đến M4, ấu trùng ăn lọc thụ động, giai đoạn này có thể kiểm tra lượng thức ăn trong bể, khi nào hết thì cho ăn, hoặc cho ăn 2-3g/m3/lần (3 giờ cho ăn 1 lần).

– Từ M4 – M6 ấu trùng đã chủ động bắt mồi là động vật phù du. Hiện nay, thức ăn sử dụng trong giai đoạn nàu là ấu trùng Artemia, đây là thức ăn thích hợp nhất và thuận tiện cho người sử dụng. Thức ăn tổng hợp được bổ sung xen kẽ với Artemia.

Ngày cho ăn 8 lần (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần), mỗi lần cho ăn 3-5g/m3, đối với Artemia thì ấp 3-5gam trứng cho mỗi lần ăn, cho ăn bằng Artemia “bung dù”.

Chú ý: tính toán lượng thức ăn sao cho vừa đủ, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi (ấu trùng Artemia nếu dư thừa chúng sẽ tiếp tục phát triển trở thành sinh vật cạnh tranh với ấu trùng tôm về thức ăn và dưỡng khí).

– Sục khí mạnh (ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính bơi lội dạng treo nên dễ bị lắng đáy.

– M3 xipong thay nước 10-20cm

– Cuối M5 xiphon, thay nước 15-25cm

– Đầu M1 dùng vi sinh Apac – PR, và Apac – ER: Dùng Apac – PR 1 ml/m3 trước, sau 2 tiếng cho Apac – ER 1 g/m3. Đối với Apac – PR hoà với nước tạt đều vào bể, Apac – ER trước khi sử dụng cho 1g vào 2 lít nước sục khí mạnh trong 2 tiếng rồi mới cho vào bể.

Chú ý: Từ giai đoạn Zoae đến Mysis, bổ sung ET600 hàng ngày trước khi cho ăn 30 phút.

1.8. Giai đoạn Post (P)

– Thức ăn tổng hợp như bảng trên. Lượng thức ăn 5-7 gam/m3/lần.

– Ăn xen kẽ 1 lần tổng hợp 1 lần Artemia nở.

– Lượng Artemia cho ăn là “ 5 gam đến 7 gam/m3/lần.

– Thời gian cho ăn cách nhau 3 giờ

– Đến P3 mới tiến hành xiphong thay nước. Sau đó cứ 4 ngày xiphong thay nước một lần, mỗi lần thay nước 20-40cm. Nếu dơ có thể thay bằng nước hằng ngày từ 20-30cm.

– P3 cho dùng vi sinh Apac – PR, và Apac – ER: Dùng Apac – PR 1 ml/m3 trước, sau 2 tiếng cho Apac – ER 1 g/m3. Đối với Apac – PR hoà với nước tạt đều vào bể, Apac – ER trước khi sử dụng cho 1g vào 2 lít nước sục khí mạnh trong 2 tiếng rồi mới cho vào bể. Định kỳ 4 ngày dùng vi sinh 01 lần.

– P1 – P4 cho ăn Artemia bung dù, từ P5 trở đi cho ăn Nauplius Artemia và Artemia con.

– Giữ chế độ sục khí vừa phải

1.9. Cách cấp và cho ăn Artemia

a. Artemia “bung dù”

– Trứng Artemia sau khi tẩy vỏ xong, cho vào xô sục khí với số lượng không quá 2 gam cho một lít nước ấp, thời gian ấp 12 giờ rồi thu trứng rửa sạch cho vào bể cho ăn, nên chỉ cần ấp 2 xô là đủ cho ăn 4 lần trên ngày.

b. Artemia nở:

– Ấp như “bung dù” nhưng thời gian lâu hơn, ta để cho trứng Artemia nở hoàn toàn rồi mới thu, thường là ấp từ 18 đến 24 giờ, tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước ấp. Khi trứng Artemia nở hoàn toàn ta tắt sục khí để yên trong 10 phút cho vỏ trứng đã nở nổi lên mặt nước, rồi ta xipong tầng giữa thu lấy ra Artemia con vào vợt, rửa sạch lại rồi cho post ăn. Cần nhớ là Artemia con nở càng lâu thì chất lượng càng giảm, nên ta cho ăn càng sớm càng tốt.

1.10. Cách xiphong, vệ sinh bể khi xiphon thay nước

– Dùng ống xiphon, xiphon sạch đáy bể ra thau, sau đó thu hồi lại số ấu trùng theo ra lại vào bể.

– Rút bớt nước theo định mức, sau đó dùng khăn lau sạch thành bể, dây hơi, đá bọt bằng dung dịch formol 150ppm.

– Sau khi xiphon thay nước xong, dùng nước ngọt rửa sạch đường đi nền trại.

1.11. Thu hoạch, đong đếm và vận chuyển giống tôm rảo

* Đong đếm:

Khi tôm con tuổi đến P15 ta tiến hành xuất tôm cho khách hàng. Rút cạn nước còn 30cm rồi dùng vợt đánh post vớt post ra thau có sục khí. Sau đó ta tiến hành đếm số lượng tôm vào tô mẫu và lấy tô mẫu làm chuẩn để so màu các tô khác từ đó tính số lượng xuất bán cho khách hàng.

* Đóng túi vận chuyển.

Sau khi đong đếm song, cho tôm vào túi nilon với mật độ từ 2000-3000 có trong 1 lít nước, có thể cho thêm một ít Nauplius Artemia tránh trường hợp tôm ăn nhua trong quá trình vận chuyển. Sau đó cho vào bao bảo vệ và bơm oxy căng dùng dây thun buộc chặt và vận chuyển để đảm bảo tỉ lệ sống cao nhất.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-10-03 08:26:12.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.