Trang Chủ » Nuôi cừu làm giàu

Nuôi cừu làm giàu

2,5K lượt xem
nuôi cừu làm giàu

Nuôi cừu làm giàu: Nếu để ý sẽ thấy, hình như chỉ có đàn cừu là chịu được cái nóng rát mặt ở Ninh Thuận. Ngay ở gần khu mỏ nước khoáng Vĩnh Hảo, núi trơ trụi, cây xương rồng cũng khó nhô lên được, thế nhưng, đàn cừu vẫn tha thẩn, lặng lẽ đi kiếm ăn dưới bầu trời nắng hừng hực. Khó có loài nào chịu được như chúng.

Nguồn gốc của con cừu là từ vùng tiểu Á và bắc Ấn Độ. Nó đã được thổ dân ở đây thuần dưỡng từ ngàn xưa. Tới nay, nó đã được nuôi rộng rãi suốt từ Bắc Âu tới tận các nước vùng nhiệt đới. Thậm chí hiện nay ở Việt Nam và các nước lân cận, nhau thai cừu đã trở thành một loại dược liệu quý.

nuôi cừu làm giàu

Nuôi cừu ước vọng đổi đời

Ở Việt Nam, cừu đã được đưa vào nuôi từ thời Pháp thuộc. Có lẽ các giáo sĩ đã đưa chúng từ nước ngoài vào. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ, Pakistan và một số nước châu Phi. Sau hàng chục năm sống ở Việt Nam, nó đã trụ lại được ở Phan Rang (Ninh Thuận). Vì vậy, chúng ta gọi chúng là cừu Phan Rang.

Thịt cừu là một loại đặc sản. Rất nhiều nước trên thế giới ăn thịt cừu. Họ rất mê thịt cừu. Do đó, thịt cừu rất đắt, đắt hơn thịt lợn và thịt bò nhiều.

Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật và chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Người nghèo cũng có thể tổ chức nuôi được cừu. Nhiều nước trên thế giới có nghề nuôi cừu rất phát triển như: Ấn Độ (170 triệu con), Trung Quốc (120 triệu con), Mông Cổ (28 triệu con), Inđônêxia (13 triệu con)… Ở Việt Nam, nuôi cừu chưa thấm vào đâu. Đây còn là một nghề đầy triển vọng.

Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây đã đưa giống cừu Phan Rang ra nuôi thử ở miền Bắc. Đến nay, đã qua 4-5 thế hệ nhưng chúng tỏ ra cũng thích ứng được cả với khí hậu miền Bắc. Từ 35 con ban đầu, nay nó đã sinh sôi ra hàng trăm con. Rõ ràng, ở miền Bắc cũng có thể nuôi được cừu.

Cừu là loài nhai lại. Giống như trâu, bò, ngựa, hươu, nai… Chúng ăn các loại cây cỏ. Khi căng bụng, chúng tìm tới chỗ nào mát mẻ và nằm. Lúc đó, chúng mới ợ thức ăn lên để nhai nhại cho kỹ và tiêu hóa. Chúng rất chịu khó đi kiếm ăn và ăn đủ thứ. Ngay cây xương rồng đầy gai nhưng chúng cũng có thể ăn được. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và lá cây. Ngoài ra, các loại thức ăn ủ tươi, các loại củ quả, vỏ chuối, lá dứa, bã đậu nành, bã mì, bã mía, men bia khô, xơ mít v.v. chúng đều ăn tốt.

Nếu bạn nuôi cừu mà có điều kiện thì nên tổ chức trồng cỏ và các loại cây họ đậu để chủ động cung cấp thức ăn cho chúng. Các loại cỏ voi, cỏ Stylo, cây bình linh, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây, cỏ sả, cỏ Ruzi v.v. đều nên trồng.

Vào mùa khô, thức ăn khan hiếm, ta có thể cho chúng ăn thêm thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột sắn, Premix, khoáng và vitamin. Ta nên để tảng liếm để chúng tự bổ sung khoáng cho mình. Đảm bảo có nước sạch cung cấp cho cừu uống thường xuyên.

Tùy từng ngưỡng tuổi mà cho chúng ăn với khẩu phần khác nhau. Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày. Tránh hiện tượng bội thực hoặc chướng hơi dạ cỏ do thức ăn tinh bị lên men.

Để nuôi cừu, ta phải làm chuồng. Chuồng cừu nên xây ở nơi cao ráo, thoáng mát và được chiếu sáng đầy đủ. Chuồng nên ở gần nhà để tiện trông coi. Cừu cần ở nhà sàn. Sàn cách mặt đất khoảng 1-1,2m. Nan sàn có thể làm bằng gỗ hoặc tre nhẵn. Các nan cách nhau 1,3 cm, đủ để cho phân cừu lọt xuống nền phía dưới. Ta phải làm cầu thang cho chúng lên chuồng. Chuồng là nơi chúng lên nghỉ ngơi, nằm nhai lại thức ăn, vui chơi với nhau, phối giống, đẻ và nuôi con. Vì vậy, chuồng phải có mái để che mưa, che nắng. Xung quanh chuồng nên rào bằng then gỗ. Các then cách nhau khoảng 20 cm. Dưới gầm chuồng phải bố trí chỗ hứng phân và nước tiểu. Nên xây nền gầm dốc về một phía để tiện thu gom phân, rác. Hàng tuần phải thu dọn chuồng cho sạch sẽ.

Cừu thích được nuôi chăn thả hơn nuôi nhốt. Thời gian được đi kiếm ăn càng lâu càng tốt. Chúng rất cần cù kiếm ăn. Những đám cỏ li ti nhưng chúng cũng kiên trì đứng vặt sạch. Vì vậy, nên luân chuyển bãi chăn thả để cho cây cối kịp mọc.

Nếu không có điều kiện nuôi chăn thả mà phải nuôi nhốt thì phải có sân chơi cho chúng ra chạy nhảy.

Cừu cái khoảng 5-6 tháng tuổi đã động dục. Ta bỏ lần động dục đầu. Từ lần thứ hai mới cho chúng phối giống. Chu kỳ động dục của chúng khoảng 20 ngày.

Cừu mang thai 5 tháng. Cần ghi chép cụ thể để đón trước ngày cừu sinh con. Chuẩn bị sẵn bông băng, kéo, dây cột rốn, cồn iốt để sát trùng… Ta phải đỡ đẻ cho chúng. Cần bố trí ngăn riêng để cừu mẹ nằm đẻ và nuôi con.

Nếu con nào không biết bú mẹ thì phải tập cho chúng bú. Sau 1 tháng, bắt đầu tập cho chúng ăn cỏ, lá non hoặc chuối chín, bột ngô, cám mịn… Đến 3 tháng tuổi là có thể cai sữa.

Cừu đực nuôi để lấy thịt thì tới 6 tháng đem bán là tốt nhất. Ngay từ khi 4 tháng ta đã nên nhốt riêng chúng ra. Nếu không chúng sẽ quậy phá và giao phối vô tội vạ với cừu cái, rất dễ dẫn tới hiện tượng đồng huyết.

Nuôi cừu cũng nên đề phòng một số bệnh như: Chướng hơi dạ cỏ, tiêu chảy, viêm loét miệng, tử cung và âm đạo, viêm phổi, viêm mắt và bệnh sán lá. Cần đề phòng và chữa trị kịp thời.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao nên chọn nuôi cừu để làm giàu?

Thịt cừu là một loại đặc sản. Rất nhiều nước trên thế giới ăn thịt cừu. Họ rất mê thịt cừu. Do đó, thịt cừu rất đắt, đắt hơn thịt lợn và thịt bò nhiều. Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật và chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Người nghèo cũng có thể tổ chức nuôi được cừu. Nhiều nước trên thế giới có nghề nuôi cừu rất phát triển như: Ấn Độ (170 triệu con), Trung Quốc (120 triệu con), Mông Cổ (28 triệu con), Inđônêxia (13 triệu con)... Ở Việt Nam, nuôi cừu chưa thấm vào đâu. Đây còn là một nghề đầy triển vọng.

Kỹ thuật nuôi cừu làm giàu như thế nào?

Để nuôi cừu, ta phải làm chuồng. Chuồng cừu nên xây ở nơi cao ráo, thoáng mát và được chiếu sáng đầy đủ. Chuồng nên ở gần nhà để tiện trông coi. Cừu cần ở nhà sàn. Sàn cách mặt đất khoảng 1-1,2m. Nan sàn có thể làm bằng gỗ hoặc tre nhẵn. Các nan cách nhau 1,3 cm, đủ để cho phân cừu lọt xuống nền phía dưới. Ta phải làm cầu thang cho chúng lên chuồng. Chuồng là nơi chúng lên nghỉ ngơi, nằm nhai lại thức ăn, vui chơi với nhau, phối giống, đẻ và nuôi con. Vì vậy, chuồng phải có mái để che mưa, che nắng. Xung quanh chuồng nên rào bằng then gỗ. Các then cách nhau khoảng 20 cm. Dưới gầm chuồng phải bố trí chỗ hứng phân và nước tiểu. Nên xây nền gầm dốc về một phía để tiện thu gom phân, rác. Hàng tuần phải thu dọn chuồng cho sạch sẽ.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-09-26 18:35:21.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.