Trang Chủ » Lưu ý khi nuôi tôm càng xanh

Lưu ý khi nuôi tôm càng xanh

878 lượt xem
nuôi tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong những giống tôm đang được nuôi rất nhiều với các mô hình nuôi trồng khác nhau. Đối với kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thì bạn cần phải nắm thật chắc để có thể đảm bảo là việc chọn nuôi tôm càng xanh có thể mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Để có thể nuôi tôm càng xanh được hiệu quả thì bạn nên bỏ chút thời gian tìm hiểu về giống tôm này cũng như kỹ thuật nuôi tôm càng xanh như thế nào mới đạt hiệu quả tôm phát triển cao nhất. Tìm hiểu kỹ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc tôm.

 1. Đặc điểm của tôm càng xanh

Tôm càng xanh còn có tên gọi khác là Macrobrachium rosenbergii. Loài tôm này được biết đến với mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Nhưng nhiều năm trở lại đây thì tôm càng xanh được thuần hóa để nuôi ở mô hình nước lợ và chúng sinh trưởng khá tốt. Loài tôm này so với tôm sú hay tôm thẻ chân trắng được đánh giá là dễ nuôi hơn. Ngoài ra thì sức đề kháng của giống tôm này cũng cao hơn nên chúng ít bị nhiễm bệnh. Mặc dù chiều dài của tôm càng xanh không bằng tôm sú nhưng có nhiều con tôm càng xanh khổng lồ có thể dài gần 30cm và nặng dưới 1kg.

2. Những lưu ý khi lựa chọn nuôi tôm càng xanh

Nuôi tôm càng xanh không khó. Nhưng để có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên chú ý các yếu tố sau:

  • Cải tạo ao nuôi tôm càng xanh

Với việc nuôi giống tôm càng xanh trong ao thì bạn cần chú ý đến vấn đề cải tạo ao nuôi cho tốt. Đó là môi trường sống của tôm và cũng là yếu tố đầu tiên quyết định việc tôm có phát triển mạnh mẽ đến khi thu hoạch hay không.

nuôi tôm càng xanh

– Để tránh nguồn nước trong ao bị ô nhiễm do phân tôm và xác thức ăn dư của tôm thì bạn nên chọn vị trí ao nuôi tôm càng xanh ở gần nguồn nước sạch.

– Ngoài ra thì việc bơm cạn và nạo vét bùn đáy ao cũng là điều cần thiết để giúp ao được sạch sẽ khi nuôi tôm.

– Đồng thời bạn nên sử dụng vôi để làm sạch ao rồi phơi nắng từ 3- 4 ngày trước khi cấp nước vào ao để nuôi tôm càng xanh.

  • Chọn và thả giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh được dùng để làm giống cần đảm bảo kích cỡ đồng đều, cơ thể cân đối, khỏe mạnh, không dị tật,… Đặc biệt là tôm phải có màu sắc sáng đặc trưng của tôm càng xanh. Đặc biệt, trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thì các chuyên gia thường khuyên nên chọn giống tôm đực để có hiệu quả nuôi trồng cao nhất. Vì thế cho nên, khi chọn giống tôm càng xanh để nuôi thì tốt nhất bạn nên chọn loại giống nhân tạo.

Bạn nên thả tôm vào thời điểm thời tiết mát mẻ. Tốt nhất thì thời gian để thả tôm vào ao là từ 7-10 ngày sau khi cấp nước vào ao. Điều mà bạn cần chú ý khi nuôi tôm càng xanh chính là dù giống tôm này có thể nuôi quanh năm nhưng để có thể đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên nuôi tôm từ tháng 4-12 là hợp lý nhất.

3. Các bệnh tôm càng xanh thường mắc phải

Nuôi tôm càng xanh thì bạn phải biết cách phòng chống các loại bệnh mà tôm thường mắc phải. Nó sẽ giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại kinh tế trong quá trình nuôi.

  • Bệnh đen mang

Khi bạn phát hiện thấy tôm càng xanh xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang. Thậm chí  trường hợp xấu nhất khi tôm trở bệnh nặng sẽ chết rất nhiều. Điều này cho thấy là tôm đang bị bệnh đen mang. Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh bạn cần phải biết là bệnh đen mang được gây ra do nền đáy bị bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, độ pH thấp.Vì thế, ngay khi phát hiện thì bạn phải kịp thời xử lý và khắc phục tình trạng này bằng cách thay nước mới kết hợp bón vôi CaCO3 liều lượng 1 – 2 kg/100m3 . Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả làm sạch đáy ao nuôi tôm càng xanh.

  • Bệnh đốm nâu

Thực tế thì bệnh này có thể xảy ra quanh năm ở tôm càng xanh. Vì thế, bạn cần chú ý kiểm tra tôm thường xuyên. Nếu tôm có các đốm nâu và chuyển dần sang màu đen thì cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh để lại hậu quả nặng nề. Vì bệnh này sẽ khiến tôm càng xanh bị ăn mòn dần các bộ phận như đuôi, chân bụng, râu,… Nó sẽ khiến sức khỏe tôm suy yếu mà chết đi. Với căn bệnh này thì bạn cần tiến hành xử lý môi trường nước và bổ sung thêm vitamin C. Ngoài ra,bạn cũng không được cho tôm ăn thức ăn ôi thiu, đặc biệt là đối với việc nuôi tôm càng xanh nước ngọt.

  • Bệnh đóng rong

Khi tôm càng xanh bị bệnh đóng rong thì nó sẽ có đuôi càng ngày càng to. Điều này xảy ra khi dinh dưỡng trong ao kém và nước ao nuôi có chất lượng không tốt. Vì thế, để khắc phục thì bạn nên thay nước mới. Đồng thời tiến hành bổ sung các dòng vi sinh xử lý nước và cung cấp nguồn phụ gia thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tôm phát triển được tốt hơn.

Bạn cần lưu ý thật kỹ những vấn đề mà chúng tôi đề cập trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên đây. Nó sẽ giúp cho bạn biết được khi chọn nuôi tôm càng xanh thì bạn cần phải làm gì để giống tôm này có thể phát triển tốt nhất đấy.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2019-08-17 15:21:03.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.