Trang Chủ » Kỹ thuật sản xuất giống ốc hương toàn tập

Kỹ thuật sản xuất giống ốc hương toàn tập

809 lượt xem
Nuôi ốc hương

1.1.Thiết kế xây dựng trại giống

1.1.1. Chọn địa điểm xây dựng trại giống ốc hương

Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống ốc hương cần đảm bảo các điều kiện: Có nguồn nước trong sạch, độ mặn ổn định trên 30 ‰, không bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt; Có vị trí độc lập, xa khu dân cư; Có điều kiện thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các dịch vụ sinh hoạt khác; Có khả năng ương nuôi ốc hương giống.

1.1.2.Thiết kế xây dựng trại sản xuất giống

Căn cứ vào vị trí và diện tích xây dựng mà tính toán thiết kế trại giống cho phù hợp. Các công trình phải liên hoàn và thuận tiện cho thao tác sản xuất. Hệ thống bể lọc, chứa nước, bể nuôi ốc bố mẹ, bể ương nuôi ấu trùng, bể gây nuôi tảo phải ở vị trí gần nhau, hợp lý và thuận tiện. Nếu cơ sở sản xuất lớn cần có thêm phòng thí nghiệm, phòng nuôi giữ giống tảo phải độc lập với trại giống nhưng gần nhau để tiện cho quan sát theo dõi ấu trùng.

a. Các hạng mục chính cần xây dựng cho trại sản xuất giống ốc hương

Hệ thống bể gồm: bể lọc, bể chứa, bể ương ấu trùng, bể nuôi tảo, bể ương ốc giống, bể nuôi ốc bố mẹ, bể xử lý nước thải

Hệ thống nước; Hệ thống khí; Hệ thống điện; Hệ thống gây nuôi thức ăn; Phòng làm việc và sinh hoạt; Hệ thống nhà bao che, nhà kho, nhà máy.

b. Một số chỉ số kỹ thuật

Dựa trên các đặc điểm sinh học của ốc hương, biện pháp kỹ thuật và hiệu quả của quá trình sản xuất (mật độ ương nuôi, tỉ lệ sống…) xác định một số chỉ số về kỹ thuật cho các bể của trại giống như sau:

Bể nuôi ốc mẹ và bể ương ốc giống có dạng hình chữ nhật diện tích 15 – 25 m2, chiều cao bể 0,5 – 0,7m. Lù xã đáy có đường kính 114 mm.

Bể nuôi ấu trùng có hình dạng, diện tích và lù xã đáy tương tự nhưng chiều cao bể 1,2 – 1,5m.

Đối với bể ương và bể nuôi ấu trùng cần phải dáng ống dây bằng nhự đường kính 10 mm xung quanh bên trong thành bể, cách đáy bể khỏang 0,3 – 0,5m để ngăn chặn không cho ấu trùng bò lê và ốc ương bò lên khô.

Ốc hương là một trong những đặc sản có giá trị kinh tế cao

 

Hiện nay, nuôi ấu trùng ốc hương chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp vì vậy thể tích bể nuôi cấy tảo cần giảm xuống hoặc không cần xây dụng thêm. Đối với các cơ sở lớn bể nuôi tảo và phòng nuôi giữ giống tảo được xây dựng ở vị trí thoáng, có nắng và xa hệ thống nước thải.

Các bể nên xây dựng bằng vật liệu xi măng, thành bể láng bóng để thuận tiện cho vệ sinh. Cao trình đáy và lỗ thóat nước của bể phải được thiết kế sao cho có thể xả cạn tòan bộ nước trong bể nuôi khi cần thiết.

c. Trang thiết bị máy móc phục vụ

Hệ thống cung cấp nước trong trại giống gồm có: máy bơm, đường ống cấp nước từ bể lọc đến bể nuôi, hệ thống lọc nước đảm bảo lượng nước sử dụng hàng ngày gồm có bể lọc thô và lọc tinh.

Hệ thống khí cung cấp ôxy gồm có máy bơm, đường ống . . .

Các trang thiết bị mau hỏng rẻ tiền khác đảm bảo đầy đủ khi đưa cơ sở vào vận hành.

Khi trang cấp các trang thiết bị phục vụ trại sản xuất giống cần phải có trang thiết bị dự phòng, đảm bảo cơ sở vận hành liên tục trong mọi tình huấn.

1.2.Tuyển chọn ốc bố mẹ nuôi vỗ thành thục và cho đẻ

1.2.1.Tiêu chuẩn tuyển chọn ốc bố mẹ

Ốc bố mẹ được chọn ngẫu nhiên từ nguồn khai thác tự nhiên có kích thước chiều dài vỏ trên 50 mm, trọng lượng 20 – 30 con/kg, có màu sắc vỏ tươi sáng, khoẻ mạnh.

1.2.2.Nuôi vỗ thành thục

Bể nuôi ốc bố mẹ được chuẩn bị trước khi chuyển ốc bố mẹ về như vệ sinh sạch sẽ, tòan bộ diện tích đáy bể được phủ một lớp cát thô dầy 3 – 5 m đảm bảo đủ cát cho ốc vùi mình Mật độ thả nuôi thích hợp là 1,5 – 2 kg/m2.

Lượng cho ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của ốc, khoảng 5 – 7 % khối lượng ốc nuôi gồm các lọai thức ăn tươi như: Hầu,cá, ghẹ, mực . . . Cho ăn mỗi ngày một lần. Thay nước 2 ngày /lần 100 % lượng nước. Thường xuyên kiểm tra vớt thức ăn dư thừa, làm sạch đáy, thay cát mới khi thấy cát dơ và chuyển màu đen.

1.2.3.Thu và ấp trứng

Hoạt động đẻ trứng của ốc thường diễn ra vào ban đêm. Để tránh nhiễm khuẩn cho trứng, các bọc trứng ốc hương đẻ được đẻ ra vào ban đêm cần được thu ngay vào sáng sớm hôm sau là tốt nhất.

Trứng được vớt luôn cả phần cát dính vào cuốn trứng rồi xếp nhẹ nhàn vào khay nhựa. Rửa sạch bọc trứng và ngâm các bọc trứng trong dung dịch thuốc tím 5 – 10 ppm trong thời gian 1 – 2 phút, loại bỏ các bọc trứng bị vỡ hoặc có màu trắng đục, rửa sạch bằng nước mặn trước khi ấp.

Bọc trứng được xếp trên đáy của khay nhựa với mật độ 1.200 – 1.500 bọc/4 – 5 dm2 diện tích khay. Các khay nhựa này được đặt trong bể ấp có thể tích 0,5 – 1 m3. Trong quá trình ấp, sục khí đầy đủ, thay nước và loại bỏ các bọc trứng bị ung hàng ngày.

1.3.Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng

1.3.1.Tiêu chuẩn môi trường nước ương nuôi ấu trùng

Nước sử dụng cho ương nuôi ấu trùng phải được lọc kỹ qua bể lọc tinh. Trước khi lấy vào bể nước được lọc qua ống lọc có kích thước lỗ lọc 0,5 – 1 µm hoặc túi lọc nước. Nước cần duy trì pH từ 7,5 – 8. Ôxy hòa tan bão hòa (>5 mg/l). Độ mặn của nước biển đảm bảo từ 30 – 35‰. Nhiệt độ nước 27 – 300C. Bố trí 4 – 5 dây sục khí cho 4 m2 diện tích bể nuôi. Sau đó tiến hành diệt khuẩn bằng các thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nước sau 1 – 2 ngày xử lý tiến hành xử lý một số vitamin tổng hợp (thuốc chống sóc) sau đó thả ấu trùng vào nuôi.

1.3.2. Quản lý chăm sóc ấu trùng nổi Veliger

a. Mật độ nuôi

Mật độ thích hợp cho ương ấu trùng ốc hương ở giai đoạn bơi từ 80 – 100 con/lit. Cũng có thể nuôi ở mật độ cao hơn ở tuần đầu sau đó san thưa đảm bảo mật độ thích hợp cho ấu trùng ở cuối giai đoạn bơi và chuẩn bị biến thái sang giai đoạn bò.

b. Thay nước

Thay nước hai ngày một lần vào buổi sáng, lượng nước thay từ 40 – 60 % thể tích nước trong bể. Trong quá trình thay nước đề phòng ấu trùng bị chết do ép vào lưới thay nước.

Hình thức chuyển bể, thường thực hiện khi ấu trùng nuôi được 7 – 10 ngày tuổi để chuẩn bị cho giai đọan biến thái chuyển thành ấu trùng bò lê hoặc khi ấu trùng có dấu hiệu bệnh do môi trường nước trong bể bị ô nhiễm. Chuẩn bị bể nước khác đảm bảo phải giống (tương đồng) các yếu tố môi trường nước ở bể nuôi củ như độ mặn, nhiệt độ, pH . . .Nếu các yếu tô chênh lệch nhiều ấu trùng thường bị sóc và lắng chết dần sau khi chuyển sang bể mới. Để tránh hiện tượng ốc bị lắng sau khi chuyển bể, trước khi chuyển ấu trùng nên cho vào bể mới EDTA 4 ppm, các loại vitamin và thốc chống sóc, 10 – 20 lít tảo, 1 – 2  gam thức ăn công nghiệp nhằm tạo môi trường mới tương tự như môi trường bể nuôi ban đầu.

c. Thức ăn và cho ăn

Các loại tảo đơn bào như Chaetoceros muelleri, Chlorella sp, Nannochloropsis, Platymonas và một số loại thức ăn công nghiệp dạng bột mịn đang được sử dụng phổ biến cho ương nuôi tôm sú giống như No, Fripack, lansy, 505, thịt hầu xay nhỏ. . . là thức ăn thích hợp cho ấu trùng.

Lượng thức ăn cho vào bể tùy thuộc loại thức ăn sử dụng. Nếu dùng chuyên thức ăn tảo, mật độ tảo duy trì trong bể ương từ 3.000-10.000 tế bào/ml tuỳ theo giai đoạn và khả năng dinh dưỡng của ấu trùng. Nếu sử dụng chuyên thức ăn công nghiệp lượng thức ăn cần cung cấp khỏang từ 1 – 2 gam x 4 lần/ ngày cho 400.000 ấu trùng (lúc 8giờ , 12 giờ, 16 giờ và 22 giờ trong ngày).

1.3.3.Quản lý chăm sóc ấu trùng bò và ốc con

a. Chuẩn bị bể ương

Cát sạch được sử dụng làm chất đáy cho ốc con vùi mình là lọai cát mịn, nhẹ. Lượng cát cho vào bể một lớp mỏng khỏang 1,5 – 3 mm trên nền đáy bể. Trước khi đưa vào bể ương, cát phải được chuẩn bị trước. Sàng cát qua lưới loại bỏ cát lớn, xử lý cát bằng một số hóa chất như thuốc tím 100 ppm, formol 50 ppm để khử trùng và rửa sạch trước khi đưa vào bể ương. Nên lọc cát cho kỹ để thuận tiện cho việc lọc thu ốc giống trong các khâu tiếp theo. Sau khi đã được chuẩn bị, cát được sàng trực tiếp vào bể ương nuôi.

Sau khi ấu trùng biến thái xuống đáy hòan tòan mức nươc ương nuôi thấp chỉ khoảng 0,3 – 0,5 m. Có thể gián dây bảo vệ ngay từ đầu của quá trình ương nuôi trước khi cho ấu trùng vào bể.

b. Quản lý, chăm sóc

Kiểm tra số lượng ấu trùng biến thái chuyển thành ốc con. Xác định và kiểm tra mật độ ấu trùng còn trôi nổi trong nước để cung cấp thức ăn cho phù hợp. Thay nước hàng ngày, từ 1/2 – 2/3 thể tích bể. Duy trì chế độ sục khí thường xuyên. Thay nước cẩn thận, tránh không gây tác động mạnh làm ảnh hưởng đến ấu trùng.

Khi ấu trùng biến thái hoàn toàn sang giai đọan bò lê, thức ăn sử dụng là thịt tôm, ghẹ hoặc cá băm nhỏ với lượng 50 – 80 gam/ lần cho 100.000 – 150.000 ốc giống. Lượng thức ăn được tăng lên dần theo nhu cầu của ốc. Cho ăn 2 lần/ ngày (9 giờ và 15 giờ). Thức ăn được băm nhỏ rửa sạch trước khi cho vào bể để hạn chế môi trường nuôi bị đục gây ô nhiễm môi trường. Thay nước 100% hàng ngày. Sau khi ốc đã được 3 hoặc 4 ngày tuổi. Lọc chuyển chúng sang bể ương mới nhằm hạn chế ốc chết do môi trường đáy bị ô nhiễm. Giai đọan tiếp theo là giai đọan ương giống.

1.4. Kỹ thuật ương ốc hương giống

1.4.1.Chuẩn bị bể ương

Bể ương được cọ rửa, tẩy trùng sạch sẽ. Cấp nước vào bể đến gần mép ống nhựa. Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu. Đáy bể được phủ lớp cát mịn đã được xử lý và rữa sạch dày 1,5-3,0 mm tùy thuộc giai đọan ương nuôi.

1.4.2.Quản lý, chăm sóc

a. Lọc phân loại giống và mật độ ương

Sau khoảng thời gian 10 – 15 ngày tiến hành lọc phân loại và chuyển ốc sang ương trong bể mới. Đây là biện pháp kỹ thuật một mặt tạo ra những đàn ốc hương đồng đều về kích thước, hạn chế hiện tượng cạnh tranh con lớn kìm hãm sự phát triển của con nhỏ mặt khác giúp làm sạch môi trường nuôi.

Kỹ thuật lọc phân loại ốc hương: Rút cạn nước bể ương, lọc ốc ra khỏi cát bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp, sau đó phân lọai ốc bằng các rổ (sàng) chuyên dụng các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại. Tiến hành lọc lần thứ nhất đối với ốc 10 – 15 ngày tuổi kể từ lúc xuống đáy. Trước khi lọc, ốc phải cho ốc nhịn ăn, việc lọc ốc phải được tiến hành cẩn thận tránh ốc bị sóc mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cân tổng số ốc và cân mẫu ốc mỗi lọai để tính số lượng ốc thu được.

b. Quản lý chăm sóc

Cho ăn: Thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ, nhuyễn thể hai vỏ như hầu, vắc, mực, cá artemia trưởng thành . . . Lượng thức ăn vừa đủ, không dư, cho ăn 2 lần/ ngày.  Đối với ốc giai đọan nhỏ 20.000 – 30.000 con/kg thức ăn nên được băm nhỏ, rửa sạch trước khi được rải đều vào trong bể. Rửa sạch giúp hạn chế môi trường nước nuôi bị đục. Lượng thức ăn cung cấp tùy thuộc vào loại thức ăn và giai đọan phát triển của ốc. Ở giai đọan này thường là 200 – 400 gam thịt ngẹ hoặc tôm / lần/ 100.000 con ốc giống (2 lần mõi ngày). Đối với ốc đã được lọc trọng lượng đạt 15.000 con/kg, thức ăn như hầu, vắc không cần băm nhỏ. Lượng thức ăn tăng dần và được điều chỉnh thường xuyên tùy vào nhu cầu của ốc. Lượng thức ăn khoảng 10-15 % trọng lượng ốc. Nếu sử dụng ghẹ phế phẩm (ghẹ óp) thì lượng thức ăn có thể lên tới 25% trọng lượng ốc.

Thay nước và vệ sinh đáy: Thay 100 % nước hàng ngày, kết hợp với cho ăn vừa đủ, vớt sạch thức ăn thừa. Sục rửa cát trong quá trình thay nước 2 ngày/lần bằng vòi nước biển đủ mạnh để làm tung cát lên. Chất bẩn trong cát sẽ được đưa ra ngòai qua dòng nước chảy. Thay tòan bộ cát ở đáy trong mỗi lần lọc phân loại ốc. Sau khi thay nước, nước mới cấp vào thường phải được diệt khuẩn bằng các hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

 

1.4.3.Thu hoạch và vận chuyển ốc giống

a. Thu hoạch ốc giống

Khi ốc giống đạt kích thước từ 15 –20 mm, trọng lượng 5.000-7.000 con/kg thì thu hoạch chuyển ra nuôi thương phẩm trong ao, đăng hoặc lồng trên biển.

Ốc trước khi thu họach để bán phải cho nhịn ăn 1 ngày (cho nhịn 2 lần ăn). Thu họach ốc được tiến hành hai bước:

Bước 1:. Rút cạn nước bể ương, lọc ốc ra khỏi cát bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp, sau đó phân lọai ốc bằng các rổ (sàng) chuyên dụng các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại. Ốc trên sang đủ kích thước sẽ được xuất bán, ốc dưới sang nhỏ hơn được ương nuôi tiếp và được bán vào lần kế tiếp khi đạt kích thước giống. Cân tổng số ốc và cân mẫu ốc mỗi lọai để tính số lượng ốc thu được.

Bước 2: Ốc sau khi lọc lọai bỏ cát thả lại vào bể không có cát đã được cấp nước sạch sục khí đầy đủ, lưu giữ lại trong khoảng thời gian từ 5 – 15 giờ để ốc đảm bảo sạch cát và khỏe lại mới tiến hành vận chuyển bán.

b. Vận chuyển ốc giống

Dụng cụ vận chuyển: thùng xốp, tấm mút nhẹ 3 mm cho vận chuyển gần; bao nilon, dây thun, bình ôxy dùng khi vận chuyển xa, đá lạnh.

Phương pháp vận chuyển: Vận chuyển khô đóng ôxy. Ốc được cho vào túi ni long bơm ôxy cột chặt, rồi xếp vào thùng xốp. Tùy khoảng cách gần xa và nhiệt độ bên ngòai để cho thêm đá lạnh vào trong trước khi đóng kín thùng. Lượng đá cho vào trong thùng xốp lọai 2A (45 x 60 x 45 cm) từ 1 – 2 kg chia làm 2 phần, cho vào túi ni long cột chặt vắt lên miệng thùng. Nhiệt độ thường duy trì tốt nhất 22 – 260C trong suốt quá trình vận chuyển.

Lượng ốc vận chuyển thường khoảng 8 – 10 kg/thùng. Không nên vận chuyển quá nhiều trên 10 kg/thùng.

Có thể dùng bao ni long  nhỏ để chia đều ốc ra hoặc mỗi thùng chỉ cần đóng 1 bao nilon lớn.

Chú ý không vận chuyển ở nhiệt độ quá thấp ốc khó hồi phục sau khi vận chuyển. Khi vận chuyển đến nơi, cần mở nắp thùng và để ốc thích nghi dần với nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, không thả ngay để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc. Phương pháp này chỉ nên vận chuyển trong khoảng 12 – 15 giờ, nếu vận chuyển lâu hơn nên cho ốc rữa lại bằng nước biển, thay ôxy và bổ sung đá lạnh.

Vận chuyển gần trong khoảng thời gian vận chuyển 2 – 2,5 giờ: Ốc được bỏ trực tiếp vào thùng xốp 8 – 10 kg/1thùng lọai 2A, thùng xốp đã được đục các lổ nhỏ để thóat nước và giữ ẩm bằng tấm mút nhẹ nhúng nước biển đậy trên mặt, không đậy kín nắp thùng gây thiếu ôxy. Chú ý với cách vận chuyển này, tránh mưa, nắng, tốt nhất nên vận chuyển vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-14 11:15:52.

Bài Viết Liên Quan