Trang Chủ » Sản xuất trôm: Kinh nghiệm và kỹ thuật

Sản xuất trôm: Kinh nghiệm và kỹ thuật

626 lượt xem
sản xuất trôm

Người sản xuất Trôm không nên sử dụng sản phẩm có hoạt chất Ethephon

Theo đánh giá của các nhà khoa học, giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose, acid D-galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4%-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Mủ trôm khô, màu trắng, có nhiều tác dụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao. Trong 100 g mủ trôm có chứa 101,06 mg Ca, Zn 0,29 mg, Na 5,27 mg, K 291,01 mg, Mg 43,01 mg, Fe 0,91 mg, glucid 64,06 g và một hàm lượng cao chất xơ hòa tan trong nước. Hạt trôm chứa 35,6% nước, 11,4% chất dầu, 35,5 chất vô cơ (trong đó có 2,4 các chất calci, phospho, sắt, kali, sulfur, đồng, vitamin C…), nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị táo bón bởi chất xơ có thể trương nở lên gấp từ 8 – 10 lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột nên có công dụng đào thải độc tố và chống táo bón. Mủ trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương. Mủ trôm được xem là thuốc.

mủ trôm

Mủ trôm

Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng lo ngại việc dùng thuốc kích thích cho cây Trôm cho mủ có gây độc hại hay không? Gần đây có nhiều thông tin cho rằng các hộ dân ở xã Vĩnh Hảo đã sử dụng sản phẩm kích thích mũ trôm Sagolatex 2.5PA.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, các cửa hàng bán thuốc BVTV tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong hiện đang bán sản phẩm kích thích mủ cao su Sagolatex 2.5 PA do Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn phân phối cho các hộ dân ở xã Vĩnh Hảo sử dụng trên cây Trôm để kích thích mủ trôm là đúng theo phản ánh của người dân.

Sản phẩm Sagolatex 2.5PA có hoạt chất là Ethephon (còn có tên khác: Bromeflor, Arvest, Ethrel), được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT có tác dụng kích thích mủ trên cây cao su; chưa đăng ký sử dụng cho cây Trôm. Hoạt chất có tên gọi là Ethephon thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật, được sử dụng để kích thích ra mủ cao su, ra hoa các loại cây ăn quả… Sản phẩm này dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Khi gặp nước, Ethephon chuyển thành Etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, Ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành Etylen.

Tuy hoạt chất Ethephon ít độc đối với người và gia súc, nhưng khi nhà sản xuất chưa đăng ký sử dụng trên cây Trôm thì không được phép khuyến cáo sử dụng cho cây Trôm. Việc Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn, các đại lý tuyên truyền bán thuốc kích thích mủ cao su và người sử dụng thuốc này cho cây Trôm là không đúng quy định.

Vừa qua, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường công tác tuyên truyền với người sản xuất Trôm và xử lý nghiêm các Đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật quảng cáo sản phẩm Sagolatex 2.5PA có hoạt chất là Ethephon cho cây Trôm. Đồng thời, yêu cầu kiểm tra xử lý hành vi vi phạm của Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn về hành vi không đăng ký hoạt chất Ethephon dùng cho cây Trôm nhưng trùng tên kinh doanh, tên hàng theo quy định pháp luật.

Kỹ thuật sản xuất trôm

Cây trôm là loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trên ùng đất đồi, núi đất khô hạn. Là loại cây mang đặc tính ưa sáng, ẩm. Tại Việt Nam cây trôm phân bố tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung  Bộ như Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa và đặc biệt vùng có chế độ khô hạn như: Bình Thuận, Ninh Thuận.

Hiện nay, cây trôm trồng nhiều tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận mang lai thu nhập cao cho nhiều nông dân. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Bên cạnh giá trị của mủ, trôm là loại cây thân gỗ, sống lâu năm trồng khai thác gỗ rất kinh tế. Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn gia súc, hạt cây để ép dầu…

Cây trôm là loại cây dễ trồng. Sau khi trồng ở vùng đất tốt và chăm bó kỹ khoảng 3-4 năm thì cây trôm bắt đầu cho mủ.

1. Kỹ thuật trồng:

Tạo cây con:

– Thu hái hạt từ những cây 10-15 tuổi, sinh trưởng tốt, thân cành cân đối, Quả trôm chín tập trung từng chùm, quả chín rải rác từ tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch. Chín tương đối tập trung trong tháng 1 đến nửa tháng 2 dương lịch. Khi quả chín màu quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Chỉ thu hái các quả đã có màu đỏ còn ở trên cây bằng sào. Không được thu hái quả còn xanh. Trồng thời gian quả chín phải thường xiêng theo dõi, khi thấy quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ phải thu hái ngay. Nếu để chậm, quả khô hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch.

– Hạt sau khi thu hái cần gieo ngay, tránh bao quanh hạt. Ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh trong vòng 24 giờ, để ráo và ủ 2-3 ngày, hạt nảy mầm đang gieo vào bầu.

– Bầu làm bằng vỏ Pôlyêtylen cỡ 14x20cm, thủng đấy có đục lỗ xung quanh, ruột bầu gồm 60% đất cát pha + 30% đất sét + 10% chuồng hoai tính theo khối lượng.

Ở vùng khô hạn đặt bầu lên luống chìm ở độ sâu khoảng 15cm sau cho bề mặt bầu ngang với bề mặt đất, tưới đủ ẩm cho cây trước và sau khi cấy. Thời gian đầu cần có rơm rạ tủ kín hoặc làm dàn che để che nắng chắn gió cho cây.

– Sau 10-15 ngày cây sống ổn định, dỡ bỏ vật liệu che chắn, tiếp tục tưới nước mỗi ngày 2 lần đảm bảo đủ nước cho cây.

– Tiêu chuẩn cây con đem trồng : 3-4 tháng tuổi, cao 35-45cm.

Cách trồng:

– Thời vụ vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm.

– Cự ly hàng cách hàng 4x4m hoặc 3x3m hoặc 2.5x3m tùy vào vùng đất ta trồng cho thích hợp.

– Hố quy cách thông thường cuốc hố sâu từ 40-60cm, rộng 40 cm trồng giống như cây thông thường khác.

2. Chăm sóc:

Làm cỏ sạch giữa 2 hàng cây, cây mới trồng phải tưới nước, 1 năm bón phân 2 lượt phân lân hoặc NPK, khi cây khép tán phải dọn sạch gốc cây. Thời gian chăm sóc: Đầu mùa khô và đầu mùa mưa.

Sâu bệnh hại: Cây trôm  hay bị rầy trắng bám lá cây bị sâu ăn lá non vào đầu mùa mưa, ngoài ra lá trôm loại thức ăn bò dê rất ưa thích ăn nên trồng trôm cần phải trong coi theo dõi kẻo bị gia súc phá hoại.

3. Kỹ thuật khai thác

Đặc tính cây trôm sống được trên các vùng đất núi khô cằn nắng hạn, riêng trên đất khô cằn nắng hạn thì trôm trồng khoảng 5-7 năm tuổi bắt đầu khai thác, thời điểm lấy mủ trôm tốt nhất vào mùa nắng. Cây trôm cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 1 cây cho khoảng 1-1.5kg/cây.

Mủ trôm khai thác bằng cách “đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2x2cm) sâu đến tận lớp trong thân cây, nhiều lỗ hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ. Sau đó, từ các lỗ đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2-3 ngày, thời gian hết lấy mủ từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Người ta tiếp tục “đục” các lỗ khác để lấy mủ. Sau đó đục vỏ thân đụng tới gỗ để mũ trôm tiết ra. Mủ trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên, miệng lỗ đục. Lỗ đục so le quanh thân cây. Sau khi lấy mủ chỉ cần phơi mủ trôm dưới ánh nắng gắt trong thời gian 1-2 ngày là có thể đem bán.

Khi mủ trôm lấy từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là loại 1. Mủ vàng là loại 2,3 để dễ bán.

Lưu ý: Nếu khai thác mùa mưa mủ trôm phải lấy liên tục trong ngày không được để mủ trôm  dính nước mưa vì trong nước mưa có axit nên mũ sẽ bị vàng và mủ sẽ bị hư. Giá trị kinh tế của cây trôm là mủ trôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn huyết áp, mát gan, giải độc, mau lành vết thương… đây là nguyên liệu quan trọng dùng trong khu công nghiệp chế biến nước giải khát.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-19 06:13:48.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.