Trang Chủ » Thiết kế chuồng nuôi lợn thịt và nuôi lợn nái

Thiết kế chuồng nuôi lợn thịt và nuôi lợn nái

1,3K lượt xem
thiết kế chuồng nuôi lợn

Công đoạn thiết kế chuồng nuôi lợn rất quan trọng đối với mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung, và chăn nuôi lợn nói riêng. Sở dĩ bước thiết kế chuồng nuôi rất quan trọng là bởi chuồng nuôi được xây dựng hợp lý sẽ giúp bảo vệ, quản lý và chăm sóc đàn lợn dễ dàng, ngoài ra còn giúp các hộ gia đình tiết kiệm được nhân lực trong quá trình chăn nuôi.

Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dành cho hai mô hình chăn nuôi lợn phổ biến nhất hiện nay: nuôi lợn thịtnuôi lợn nái.

Tiêu chuẩn chung về kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn

Viêc thiết kế chuồng nuôi lợn thịt và lợn nái mặc dù có những điểm khác biệt nhưng đều phải tuân theo một số tiêu chuẩn chung như sau:

Tiêu chuẩn vị trí đặt chuồng

Để chuồng trại ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tránh được gió Đông Bắc thổi trực tiếp, bà con hãy xây chuồng hướng Đông Nam hoặc hướng Đông. Chuồng đặt ở nơi cao ráo, không úng ngập vào mùa mưa, dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh. Chuồng có lối đi để thuận lợi chuyên chở con giống, thức ăn chăn nuôi và lợn xuất chuồng. Chuồng phải được quây kỹ, không để người và động vật lạ đến gần chuồng có thể gây bệnh cho đàn lợn.

Bà con không nên đặt chuồng lợn gần các chuồng trại gia súc, gia cầm khác để ngăn chặn nguồn bệnh lây nhiễm từ các chuồng khác. Chuồng cũng nên ở xa khu dân cư để tránh ô nhiễm cho người qua không khí cũng như qua nguồn nước thải. Nếu được, bà con hãy chọn vị trí đặt chuồng gần những vùng nông nghiệp có sẵn các thực phẩm tự nhiên để nuôi lợn như bắp, gạo, rau cỏ…; cũng như gần nguồn nước ngọt để lợn ăn uống, tắm rửa vệ sinh.

thiết kế chuồng nuôi lợn

Tiêu chuẩn vật liệu làm chuồng

Tùy thuộc vào quy mô của đàn lợn bà con muốn nuôi, và tính ngắn hạn hay dài hạn của mô hình mà bà con chọn lựa vật liệu làm chuồng. Nếu bà con nuôi lợn trong ngắn hạn, số lượng lợn ít thì có thể tiết kiệm bằng cách tận dụng các vật liệu rẻ tiền tự nhiên như tre nứa, gỗ ván… Nếu bà con muốn nuôi lâu dài, thì hãy đầu tư các vật liệu bền chắc như gạch, bê tông, tôn, fibro xi măng, ngói… Cụ thể hơn, mái chuồng nên lợp bằng tôn hoặc ngói. Vách chuồng xây bằng gạch, quét xi măng. Nền chuồng có thể là nền đất dầm rồi tráng xi măng, hoặc đổ bê tông thành nền.

Tiêu chuẩn thiết kế chuồng

– Nền chuồng:Như đã nói ở trên, nền chuồng trại nuôi lợn dài hạn cần xây chắc chắn mới đủ sức chịu được sự ủi phá của lợn. Tốt nhất đổ nền bằng bê tông, đầm nén nền đất thật kỹ. Nền chuồng cao hơn mặt đất khoảng 30 – 45cm để tránh ẩm ướt, ngập úng và có độ dốc 2 – 3% để nước thải không đọng vũng mà chảy ra mương rãnh thoát nước. Bà con lưu ý tạo độ nhám cho nền chuồng tránh để lợn trượt ngã gây thương tật bằng cách lát gạch già phẳng hoặc láng xi măng cát.

– Mái chuồng:Mái chuồng nên lợp bằng tôn lạnh hoặc ngói. Bà con lưu ý mái chuồng xây với độ cao tối thiểu 3m so với nền chuồng. Có như thế chuồng trại mới thông thoáng không ngột ngạt, nóng bức. Mái chuồng cần lợp kín tránh nước mưa hắt vào chuồng, và có độ dốc để nước thoát đi tránh dột.

thiết kế chuồng nuôi lợn

– Vách chuồng: Vách chuồng nên xây bằng gạch kèm trét xi măng và quét vôi 6 tháng một lần để sát trùng. Vách chuồng cần kiên cố để chống lại sự phá ủi của lợn. Có hai loại vách chuồng, vách bao quanh chuồng và vách ngăn giữa hai chuồng liền nhau. Vách bao quanh chuồng có thể xây kín tận mái chuồng để ngăn gió lạnh lùa vào, hoặc xây lưng chừng cho thông thoáng mát mẻ. Điều này tùy thuộc vào khí hậu của vùng nuôi để quyết định. Lưu ý nếu xây vách bao quanh cao lưng chừng thì đến mùa mưa cần che chắn bằng bạt để tránh mưa tạt. Với vách ngăn giữa hai chuồng liền nhau, bà con có thể xây cao 1 – 1.2m tùy vào kích thước của lợn. Cần xây lối đi lại cho người nuôi lợn rộng 1 – 2m để dễ dàng cung cấp thức ăn, vệ sinh chuồng trại…

Thiết kế chuồng nuôi lợn thịt

Ngoài tiêu chuẩn chung trong thiết kế chuồng trại chúng tôi vừa nêu rõ ở trên, mô hình chuồng nuôi lợn thịt còn một số đặc trưng riêng như sau:

– Kiểu chuồng nuôi lợn thịt truyền thống: đối với kiểu chuồng này, lợn được nhốt theo đàn, cùng ăn uống trong một gian chuồng. Diện tích chuồng chia theo mật độ lợn, tối thiểu là 0/7m2/con. Diện tích này để đảm bảo lợn có không gian vận động, tránh va chạm dẫm đạp lên nhau. Mật độ con/chuồng cũng cần thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của lợn để tránh mật độ quá đông. Máng ăn máng uống bố trí trong chuồng cần đủ lượng cho lợn ăn no. Nếu máng làm bằng bê tông chạy dài theo chiều rộng của ô chuồng, thì đảm bảo kích thước của máng rộng 40cm, dài 30cm/con. Máng uống hoặc vòi uống lắp khoảng 2 vòi/chuồng, 1 vòi cao 30cm cho lợn con, 1 vòi cao 60cm cho lợn khi đã lớn.

thiết kế chuồng nuôi lợn

– Kiểu chuồng khép kín, chia ô: với kiểu chuồng này, lợn sẽ được nhốt từng con, mỗi con một ô riêng. Bà con cần đảm bảo kích thước mỗi ô thỏa mãn kích thước của lợn khi trưởng thành. Mỗi ô ít nhất rộng 3m, dài 5.6 – 6m chia làm 2 ngăn, ngăn trong có kích thước 3m*3m là nơi lợn ăn uống, vệ sinh và sân chơi. Kiểu chuồng này đi kèm với khu nuôi khép kín với đầy đủ hệ thống nhà kho, bể cấp nước, chuồng chia ngăn từng con, bể chứa, bể thoát đầy đủ. Nếu bà con muốn đầu tư xây dựng loại chuồng này, cần tính toán, quy hoạch và thiết kế riêng tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi.

Thiết kế chuồng nuôi lợn nái

Mô hình nuôi lợn nái đòi hỏi thiết kế chuồng nuôi đầu tư hơn với nhiều loại chuồng khác nhau:

– Chuồng lợn đực giống: chuồng dùng để nhốt lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh dịch thì nên có diện tích tối thiểu 10m2, chiều rộng 2.5m, nhiệt độ 16 – 200C. Chuồng được xây sát với khu vực lợn nái hậu bị và nái chờ phối. Do lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn nên chuồng nhốt phải kiên cố chắc chắn.

 – Chuồng nái chờ phối: lợn nái chờ phối cần được nuôi thành từng nhóm, 4 – 6 con/ô, có diện tích 5 – 6m2. Chuồng này nên dễ tiếp xúc với lợn đực giống để điều khiển động dục cho lợn nái. Khi lợn được phối giống xong sẽ được chuyển đến các chuồng nái chửa để theo dõi và nuôi dưỡng với chế độ riêng.

– Chuồng nái chửa: chuồng này dảnh cho lợn nái đã phối giống xong và đang chửa, có diện tích vừa đủ để lợn nái nằm và di chuyển, rộng 0.65m dài 2.25m. Khi cần vận động chúng sẽ ra sân chơi.

– Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: khu chuồng này cần phân riêng 2 ô, ô cho nái đẻ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè lên lợn con khi nằm. Ô cho lợn nái rộng 1.6 – 2.0m, dài 2.2 – 2.4m, có vách ngăn, sàn bê tông chắc chắn và mát mẻ, có máng ăn uống riêng. Ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1m2, cũng có máng ăn uống riêng. Khu chuồng này cần duy trì vệ sinh tốt, lợn con bú dễ dàng.

thiết kế chuồng nuôi lợn

– Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa (đến 60-70 ngày tuổi): mật độ chuồng 0.35 – 0.5 m2/con, chia thành 2 khu riêng: khu ăn ngủ và khu vệ sinh. Máng ăn đặt ở khu ăn ngủ, chiều dài máng ăn 20cm/con. Máng uống đặt ở khu vệ sinh, chiều cao cách sàn 25cm. Lợn sau cai sữa cần môi trường sống khô ráo, sạch sẽ, nhiệt độ trong khoảng 28 – 300C.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Chuồng nuôi lợn thịt được thiết kế như thế nào?

(1) Kiểu chuồng nuôi lợn thịt truyền thống: Diện tích chuồng chia theo mật độ lợn, tối thiểu là 0/7m2/con. Mật độ con/chuồng cũng cần thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của lợn để tránh mật độ quá đông. Kích thước của máng rộng 40cm, dài 30cm/con. Máng uống hoặc vòi uống lắp khoảng 2 vòi/chuồng, 1 vòi cao 30cm cho lợn con, 1 vòi cao 60cm cho lợn khi đã lớn; (2) Kiểu chuồng khép kín, chia ô: Mỗi ô ít nhất rộng 3m, dài 5.6 – 6m chia làm 2 ngăn, ngăn trong có kích thước 3m*3m là nơi lợn ăn uống, vệ sinh và sân chơi.

Chuồng nuôi lợn nái được thiết kế như thế nào?

(1) Chuồng lợn đực giống: chuồng dùng để nhốt lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh dịch thì nên có diện tích tối thiểu 10m2, chiều rộng 2.5m, nhiệt độ 16 – 200C. Chuồng được xây sát với khu vực lợn nái hậu bị và nái chờ phối; (2) Chuồng nái chờ phối: ợn nái chờ phối cần được nuôi thành từng nhóm, 4 – 6 con/ô, có diện tích 5 – 6m2; (3) Chuồng nái chửa: có diện tích vừa đủ để lợn nái nằm và di chuyển, rộng 0.65m dài 2.25m; (4) Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: khu chuồng này cần phân riêng 2 ô, ô cho lợn nái rộng 1.6 – 2.0m, dài 2.2 – 2.4m, ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1m2; (5) Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa (đến 60-70 ngày tuổi): mật độ chuồng 0.35 – 0.5 m2/con. Chiều dài máng ăn 20cm/con, máng uống đặt ở khu vệ sinh, chiều cao cách sàn 25cm.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-04-13 13:05:54.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.