bệnh cá trắm đen

Ngoài cá kỹ thuật nuôi cá trắm bạn đã nắm qua các bài viết trên trang Farmvina Nông Nghiệp, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bệnh cá trắm đen thường gặp, triệu chứng lâm sàng và cách chữa trị hiệu quả.

1. Bệnh bại huyết:

Bệnh dịch có tính bạo phát của loài cá nước ngọt.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu là do khuẩn aeromonas thích nước và aeromonas ôn hoà (blaud).
  • Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ đầu bị bệnh, phần hàm, xoang miệng, mang, thân và chân vây xuất huyết nhẹ cục bộ, ăn giảm, khoang mắt xung huyết nhãn cầu lồi ra, toàn thân xung huyết màu đỏ; gan, tì, thận, túi mật đều sưng to, tì màu đen tím; vách bụng, vách ruột, màng ruột đều xung huyết.
  • Quy luật dịch bệnh: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hại và tổn thất lớn nhất. Tỷ lệ phát bệnh 100%, tỷ lệ chết lên đến 95%. Thời gian dịch bệnh là tháng 3 đến tháng 11, đỉnh cao từ tháng 3 đến tháng 9, nhiệt độ nước phát bệnh là 9 đến 36 độ C, nhiệt độ nước 28 đến 32 độ C dễ bạo phát cấp tính. Do đáy ao bùn tích nhiều, chất nước ao không tốt, mật độ nuôi quá lớn, thức ăn biến chất và không tiêu độc nước rất dễ phát sinh bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Một năm hoặc cách năm tát tháo khô ao phơi nắng.
    • Tiêu độc triệt để, dùng vôi bột hoà với nước xả xuống ao. Lượng vôi dùng (độ sâu 1m) 70-100kg/mẫu (1 mẫu = 667 mét vuông)
    • Mùa phát bệnh, 15 ngày xả một lần nước vôi, lượng dùng 1 lần 25-30g/mét khối nước, hoặc một lần trộn với thuốc có chứa chlorine, như chlorine dioxide 6%. Thuốc dùng ngoài: vôi sống, hoặc bột tẩy (bleaching powder) với hàm lượng chlorine có hiệu quả 30-32%, hoặc tinh bột tẩy (calcium hypochlorite tablet) với hàm lượng chlorine có hiệu quả 85%, lượng dùng 1 lần là 25 – 30g/mét khối nước hoặc 1g/mét khối nước, hoặc 0,2g/mét khối, hoặc 0,3g/mét khối.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Khi phát sinh bệnh dùng thuốc dùng ngoài:vôi sống, hoặc bột tẩy (bleaching powder) với hàm lượng chlorine có hiệu quả 30-32%, hoặc tinh bột tẩy (calcium hypochlorite tablet) với hàm lượng chlorine có hiệu quả 85%, lượng dùng 1 lần là 25 – 30g/mét khối nước hoặc 1g/mét khối nước, hoặc 0,2g/mét khối, hoặc 0,3g/mét khối.
    • Dung dịch glutaraldehyde, lượng dùng một lần 0,2mg/mét khối, xả toàn ao, 2-3 ngày/lần, liên tục 2 – 3 lần.
    • Sơn thanh ngũ hoàng tán, mỗi kg thức ăn mỗi lần cho thêm 50g, trộn vào thức ăn, trộn đều, 1 ngày 2 lần, dùng liền 3 – 5 ngày.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi cá, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

2. Bệnh sán vùng đầu

  • Nguyên nhân: Bệnh sán cửu giang vùng đầu
  • Triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn bệnh ký sinh trong đường ruột cá, khi ký sinh lượng lớn, thân cá bệnh gầy yếu, thân màu đen, tách đàn bơi riêng lẻ, miệng cá há ra, không ăn, đường ruột viêm xung huyết, sáng dạng dầy tập trung.
  • Quy luật dịch bệnh: Bệnh chủ yếu vào mùa đông, tỷ lệ cá chết 90%, ký sinh chủ yếu là cyclops (sán kiểm), vì cá nuốt phải sán cyclops bị lâu nhiễm bởi oncosphere mà bị bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Loại bỏ bùn đất quá nhiều ở dưới ao, tiêu độc triệt để.
    • Dùng bột dipterex tinh chế tiêu diệt sán cyclops và trứng sán, lượng dùng một lần là 0,6 – 1,5g/mét khối, ao cá bộ giảm lượng dùng.
  • Phương pháp trị liệu: Cho 1-2g chất hỗn hợp praziquantel mỗi kg thức ăn, cách 3-4 ngày cho ăn 1 lần, dùng liền 3 lần.
bệnh cá trắm đen
Tìm hiểu cách chữa bệnh cá trắm đen

3. Bệnh ấu trùng móc câu (bệnh đầu đỏ miệng trắng)

  • Nguyên nhân: Ấu trùng móc câu
  • Triệu chứng lâm sàng: Ấu trùng móc câu chủ yếu ký sinh ở khoang miệng, mang, chân vây và da. Nếu ký sinh ở mang, có thể trở ngại cá hô hấp, đồng thời làm cho cá bị bệnh xuất hiện hiện tượng đầu đỏ miệng trắng, thường gọi là “bệnh đầu đỏ miệng trắng” cuối cùng vì khó thở mà chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Bệnh này chủ yếu nguy hại cá bột và cá giống, lây lan vào đầu hè cuối xuân. Bệnh này thường thấy ở thuỷ vực nuôi gần vùng ao hồ, và luôn luôn làm cho cá bột và cá giống chết hàng loạt.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Loại trừ triệt để trai hến trong ao cá bột hoặc cá giống và dùng vôi bột tiêu độc ao nuôi.
    • Khi lấy nước vào ao cần phải qua lọc, để tránh ấu trùng móc câu theo nước vào hồ nuôi.
    • Thời kỳ đầu phát bệnh: Dùng phương pháp cho người mò bắt hết trai làm sạch đáy ao, để tránh tiếp tục lây nhiễm móc câu.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Bột cupric sulfate và ferous fulfat nhiệt độ nước thấp hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần là 1 g/mét khối, nhiệt độ nước vượt quá 30 độ C, lượng dùng 1 lần 0,6-0,7g/mét khối, xả xuống toàn hồ 1 lần, cách 3-5 ngày lại dùng 1 lần.
    • Dùng bột phoxim, lượng dùng 1 lần 0,01 – 0,02g/mét khối, xả toàn ao, một ngày 1 lần, dùng liền 2 ngày, ngày thứ 2 sử dụng đồng thời dùng chlorine dioxide 8%, lượng dùng 1 lần 0,15g/mét khối, để tránh lây nhiễm lần 2.
    • Ngày đầu dùng bột potassium alumium sulfate, lượng dùng 1 lần là 0,5g/mét khối, xả toàn ao 1 lần; ngày thứ 2 dùng dung dịch cyanide chlorid alaueter, lượng dùng 1 lần là 0,02 – 0,03g/mét khối, xả toàn ao, hoặc phun sương 1 lần.

4. Bệnh đỏ da (dịch đỏ da):

Giống bệnh đỏ da ở cá trám trắng.

Originally posted 2018-05-09 00:05:31.

Viết một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.