cá vược

Cá vược có những đặc điểm chủ yếu nào? Nguồn gốc cá giống nuôi chủ yếu có những loại nào?

Cá vược là loài cá sống ở tầng giữa tầng dưới biển cạn ven bờ, thích sống ở vùng cửa sông nước lợ, cũng có thể sống trong nước ngọt, là loài cá chịu được nhiệt độ rộng, độ mặn rộng. Đây loài cá nuôi truyền thống ở vùng nước lợ ven biển Việt Nam, cũng là một trong những chủng loại chủ yếu của nuôi nước ngọt hiện nay.

Cá vược là loài cá hung dữ ăn thịt, đối tượng thức ăn của nó chủng loại tương đối rộng, thức ăn chủ yếu là loài cá đáy, sau đó là loài giáp xác sống ở đáy, ngoài ra còn ăn loài đầu túc, động vật đốt tròn, loài rong biển với lượng ít.

  • Bạn đọc có thể tìm hiểu các kỹ thuật nuôi cá chẽm (cá vược) tại ĐÂY.

Trong điều kiện thức ăn nhân công, chủ yếu cho ăn cá tạp nhỏ và thức ăn nhân công, chủ yếu cho ăn cá tạp nhỏ và thức ăn hỗn hợp chuyên dùng cho cá vược. Tốc độ sinh trưởng trong nước ngọt hoặc nước lợ tương đối nhanh, nuôi trong hồ nước ngọt hoặc nước lợ, cá giống thả nuôi đầu năm đến cuối năm có thể đạt trên 450g.

Nguồn gốc giống cá vược nuôi có hai loại: một là giống nhân công phối, hai là giống vùng biển thiên nhiên. Hiện nay, cá vược tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá…, nuôi về cơ bản dùng giống nuôi nhân tạo, mà phương thức phối giống chủ yếu áp dụng phối giống ở hồ sinh thái ngoài trời. Giống nuôi phải chọn chất lượng di truyền cao, khoẻ mạnh không mang mầm bệnh, yêu cầu khoẻ mạnh, hoạt bát, quy cách đều.

cá vược

Mật độ thả nuôi thích hợp của nuôi cá vược là bao nhiêu?

Phải căn cứ vào điều kiện ao, quy cách cá giống và trình độ kỹ thuật quản lý của người nuôi để quyết định. Vượt phụ tải nuôi dễ nảy sinh các vấn đề như làm cho môi trường nuôi xấu đi, bệnh tật phát sinh kéo dài, chất lượng sản phẩm cá giảm, tỷ lệ cá thương phẩm thấp. Trong quá trình nuôi cần phải nghiêm khắc khống chế mật độ nuôi, bảo đảm giữ môi trường nuôi tốt.

Kinh nghiệm nuôi cá chẽm trong ao

Ao nuôi chính.

            Mỗi mẫu nuôi 1000-1200 con cá giống có độ dài trên dưới 4cm. Tốt nhất chọn cá giống có quy cách lớn (độ dài 8-10cm), mật độ thả nuôi mỗi mẫu là 800-1000 con. Nuôi ghép lượng ít cá mè hoa, mè trắng.

Ao nuôi ghép.

            Có thể nuôi ghép trong ao nuôi chính cá nhà. Ao nuôi cá rô phi, ao nuôi cá giống quy cách lớn và ao nuôi cá bố mẹ. Do cá vược yêu cầu oxy hoà tan trong nước tương đối cao và thói quen ăn mồi của nó, do đó ao nuôi tinh sản lượng cao bỏ phân cho thức ăn lượng lớn, ao cá giống, không được nuôi ghép cá vược. Nuôi ghép nói chung không đơn độc cho ăn riêng, mà lợi dụng đầy đủ tôm cá tạp hoang dã trong ao. Lượng nuôi phải căn cứ điều kiện sinh thái trong ao, nói chung mỗi mẫu nuôi ghép 10-30 con cá giống quy cách 8-10cm hoặc nuôi 50 con cá giống 3-5cm. Khi thả nuôi cá giống cá nhà là chính quy cách phải lớn hơn cá vược.

Nuôi lồng lưới.

            Căn cứ quy cách cá giống quyết định mật độ thả nuôi, mỗi mét vuông thả nuôi 140 con cá giống dài 8-10cm; đối với cá giống quy cách lớn thân dài trên dưới 20cm, mật độ thả nuôi mỗi mét vuông là trên dưới 100 con.

cá vược

Nhu cầu dinh dưỡng, quản lý chất nước ao nuôi.

            Yêu cầu của cá vược đối với dinh dưỡng là: protein 45%-50%, mỡ 13%-18%, carbohydrate (đường) 15%-20%, vitamin và khoáng chất vi lượng, thức ăn của cá vược chủ yếu là cá tạp nhỏ, phối hợp lượng ít thức ăn tổng hợp của cá vược. Giai đoạn cá giống lượng cho ăn ngày bằng 10%-25% tổng trọng lượng thân cá, giai đoạn cá lớn bằng 3%-8% tổng trọng lượng thân cá. Cho ăn thức ăn tổng hợp còn phải cho ăn thêm một số cá tạp hoang dã ướp đá để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của cá.

Yêu cầu ao nuôi cá vược cách 10-15 ngày thay nước 1 lần, nói chung là 50%, bảo đảm độ trong suốt của nước ở 40-60cm. Nếu điều kiện cho phép, có thể áp dụng phương thức nước chảy để bảo đảm nước ao được trong, có lợi cho sinh trưởng cá.

Bệnh hại chủ yếu cách phòng trị

Bạn đọc quan tâm nghiên cứu thêm các bệnh nuôi thuỷ sản có thể tìm hiểu thêm tại ĐÂY.

Bệnh xuất huyết.

Thân cá bị bệnh xung huyết, xuất huyết, vảy rụng, bị loét lở. Giải phẫu cá bị bệnh thành ruột có hiện tượng xung huyết, mùa phát bệnh của bệnh này là từ tháng 6-11 mùa dịch nhiều là từ tháng 9-11. Bệnh do siêu vi trùng gây ra, tỉ lệ cá chết trên 50%. Hiện nay chưa có biện pháp khống chế có hiệu quả, phương pháp dự phòng là: Thực hiện chế độ kiểm dịch nghiêm ngặt. Ngăn chặn vật mang bệnh từ cá bố mẹ hoặc cá giống vào ao. Trước khi thả cá giống vào ao, phải dùng vôi bột hoặc bột tẩy tiêu độc ao sạch sẽ. Mật độ thả nuôi hợp lý và khống cho ăn thức ăn biến chất.

Bệnh viêm ruột do vi khuẩn ở cá vược.

Đấy là một trong những bệnh thường thấy ở cá nuôi. Cá bị bệnh thân cá đen, gầy ốm, thành ruột xung hết đỏ; phần bụng sưng, hậu môn sưng đỏ lòi ra ngoài, có niêm dịch màu vàng chảy ra, thường rời đàn bơi riêng lẻ hoặc sống yên dưới đáy – ăn thức ăn giảm rõ rệt. Bệnh này phát sinh vào cuối mùa hè đầu mùa thu. Phương pháp dự phòng và trị bệnh là: Mùa hè thời gian nhiệt độ cao phải tránh đảo lồng nuôi, chuyển dịch, giảm lượng thức ăn cho ăn, thức ăn cho ăn phải mới, chất lượng tốt, mỗi kg thức ăn cho nước tỏi 1-2g, liên tục cho ăn 3~5 ngày.

Bệnh loét da ở cá vược.

Vảy rụng, gây ra bệnh loét da do vi khuẩn gây ra. Cá bị bệnh phần vảy rụng da xu huyết, sưng đỏ, sau đó lở loét. Cá bị bệnh ăn uống kém, bơi chậm, dần dần gầy đi mà chết. Dùng potassium manganate 10mg/lít hoà tan ngâm tắm 10 phút, liên tục 2 ngày. Nếu là cá lơn cũng có thể dùng thuốc cao chlorotetracycline bôi vào vết thương loét của cá.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá vược có những đặc điểm chủ yếu nào?

Cá vược là loài cá sống ở tầng giữa tầng dưới biển cạn ven bờ, thích sống ở vùng cửa sông nước lợ, cũng có thể sống trong nước ngọt, là loài cá chịu được nhiệt độ rộng, độ mặn rộng. Đây loài cá nuôi truyền thống ở vùng nước lợ ven biển Việt Nam, cũng là một trong những chủng loại chủ yếu của nuôi nước ngọt hiện nay. Cá vược là loài cá hung dữ ăn thịt, đối tượng thức ăn của nó chủng loại tương đối rộng, thức ăn chủ yếu là loài cá đáy, sau đó là loài giáp xác sống ở đáy, ngoài ra còn ăn loài đầu túc, động vật đốt tròn, loài rong biển với lượng ít.

Mật độ thả nuôi thích hợp của nuôi cá vược là bao nhiêu?

(1) Ao nuôi chính: Mỗi mẫu nuôi 1000-1200 con cá giống có độ dài trên dưới 4cm. Tốt nhất chọn cá giống có quy cách lớn (độ dài 8-10cm), mật độ thả nuôi mỗi mẫu là 800-1000 con; (2) Ao nuôi ghép: 10-30 con cá giống quy cách 8-10cm hoặc nuôi 50 con cá giống 3-5cm; (3) Nuôi lồng lưới: mỗi mét vuông thả nuôi 140 con cá giống dài 8-10cm; đối với cá giống quy cách lớn thân dài trên dưới 20cm, mật độ thả nuôi mỗi mét vuông là trên dưới 100 con.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-09-09 15:24:24.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.