Trang Chủ » Kinh nghiệm trồng bầu

Kinh nghiệm trồng bầu

658 lượt xem

Nhiều nông dân có kinh nghiệm trồng bầu thường cho rằng bầu là giống “khó ăn” vì thường bị héo dây và thúi rễ. Nay có giống bầu lai F1 Delta Queen 334 do Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây sản xuất được bà con nông dân mua trồng, kết quả vượt trội về năng suất và chất lượng, đang mở hướng đột phá cho nông dân nghèo vùng lũ.

Hàng năm, cứ vào mùa nước nổi, nhiều bà con nông dân ở vùng lũ thường chọn các bờ đê hoặc các gò đất cao ráo trồng khổ qua, bầu, bí để tăng thêm thu nhập, điển hình như ông Lưu Văn Tích, 78 tuổi, ở ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

trái bầu

Bầu là 1 bài thuốc

Hôm đến tham quan, ông Tích phấn khởi dẫn chúng tôi ra rẫy giới thiệu những giàn bầu đang độ thu hoạch. Mọi người vừa nhìn thoáng qua cũng đủ biết đây là giống mới vì trái sai đến mức không ai ngờ. Ông cho biết gia đình ông sống bằng nghề ruộng rẫy. Thường ngày ông trồng nhiều loại rau màu khác nhau, nhưng kể từ đầu mùa lũ 2009, ông lại trồng thêm 200 dây bầu dọc theo một con kinh trên đất giồng, xung quanh toàn là biển nước. Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm, cộng thêm với sự hướng dẫn của Hội nông dân xã, ông đã trồng thành công và đạt kết quả thật không ngờ. Hôm gặp chúng tôi ông đã khẳng định đây là giống sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, trái dài và to, thịt dày, nhẹ công chăm sóc, năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với các giống cũ.

Bầu Queen xuống giống sau 38 ngày là bắt đầu ra trái và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng rưỡi, mỗi ngày hái một lần, mỗi lần khoảng 150 ký. Giá bán tại chỗ từ 2.000 – 2.500 đ/kg. Đây có thể nói là giống bầu sạch vì người trồng hầu như không dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật (mùa mưa không có sâu rầy). Nhờ vậy mà thu hoạch đến đâu, thương lái đặt hàng thu mua đến đó, không sợ cảnh “hàng nhiều dội chợ”. Với diện tích nhỏ chỉ nửa công đất giồng mà mỗi vụ ông thu nhập trên 20 triệu đồng, một con số thật đáng khích lệ.

Về cách trồng bầu, ông Tích cho biết muốn cây phát triển nhanh, sai trái, ít bệnh, người trồng phải nắm vững kỹ thuật từ khâu xới đất, cuốc giồng, rải phân, gieo hạt, khoanh gốc cho tới bón phân sao cho đúng quy cách, đúng kỹ thuật. Theo kinh nghiệm riêng của ông, các loại phân gà, phân vịt rất thích hợp với dây bầu. Đặc biệt để phòng trừ nấm bệnh, trước khi xuống giống bà con nên rắc vôi đều lên nền đất, kết hợp với bón lân, phân chuồng và DAP một cách hợp lý. Ngoài ra, thường ngày ông còn dùng nước ốc ngâm, pha loãng tưới nên giàn bầu lúc nào cũng mượt mà xanh mướt. Từ hiệu quả trên, nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã đã đến tham quan, học tập cách trồng của ông để về áp dụng trên địa phương mình.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-22 14:46:37.

Bài Viết Liên Quan