Trang Chủ » Mật độ cây trồng tính ra sao?

Mật độ cây trồng tính ra sao?

3,K lượt xem
mật độ cây trồng

Trong ngành trồng trọt, trồng cây như thế nào để có năng suất lớn nhất là vấn đề quan tâm của tất cả bà con. Trong đó, ngoài việc chọn giống cây trồng đúng mùa vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật thì trồng cây với mật độ phù hợp là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Tính được mật độ cây trồng sẽ giúp bà con quản lý và chăm sóc cây tốt hơn.

Cách tính mật độ cây trồng trên diện tích

Tính mật độ cây trồng đối với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp là cần thiết. Nếu với những giống cây như cây lấy lương thực thì mật độ có thể tùy theo ước lượng của người trồng cấy nhưng với các loại cây ăn trái như cam quýt, bưởi, điều, dâu, ớt… thì mật độ cây phù hợp sẽ giúp bà con chăm sóc cây tốt hơn.

Để tính được mật độ cây trồng thì có khá nhiều cách. Cách đơn giản nhất là khi bà con đã biết chính xác Số cây trồng (n) và Diện tích trồng (S). Thì mật độ cây trồng sẽ là: MĐ = S / n (S chia cho n).

Còn nếu bà con không thể biết chính xác số lượng cây trồng, thì cần phải ước lượng số cây. Để ước lượng, bà con cần xác định khoảng cách tương đối giữa từng cây trồng, khoảng cách giữa từng hàng và luống thì sẽ có được kết quả tương đối chính xác nhất.

Cụ thể như sau:

1. Trồng cây theo hàng/luống đơn

MĐ( mật độ cây) = S / (a * b)

  • S là diện tích trồng
  • a = khoảng cách cây cách cây
  • b = khoảng cách hàng cách hàng.

2. Trồng cây theo luống kép (mỗi luống trồng 2 hàng)

MĐ = 2 * S / a(b+c)

  • S là diện tích trồng
  • a = khoảng cách cây cách cây trên cùng 1 hàng
  • b = khoảng cách giữa 2 hàng trên mỗi luống
  • c = khoảng cách giữa 2 hàng gần nhau ở 2 luống liên tiếp.

* Lưu Ý

Các công thức tính mật độ cây tròng trên thực tế cũng chỉ là tương đối chính xác và phải tùy thuộc vào từng loại cây. Ví dụ những cây tán rộng thì đòi hỏi khoảng cách phải rộng hơn và số lượng cây trồng cũng sẽ ít hơn. Do vậy, bà con cần phải áp dụng một cách linh hoạt nhưng phải tính được khoảng cách giữa các cây hàng là rất quan trọng.

Việc xác định khoảng cách hàng, luống, cây không chỉ đưa ra được số lượng cây chính xác mà tiện lợi cho việc chăm sóc hơn. Nếu trồng bừa phứa, không hàng lối gì thì khi trồng rồi thì chỉ còn cách đi đếm từng cây một mà thôi.

Tại sao nên trồng cây đúng mật độ?

Canh tác cây trồng nông nghiệp phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, mùa vụ, điều kiện chăm sóc. Bà con thường có câu được mùa mất giá, được giá thì mất muà nên lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp, trồng đúng mật độ để có được năng suất và thu hoạch hợp lý vừa được giá vừa được mùa.

Khi trồng cây đúng mật độ thì cây có được điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất:

Thứ nhất

Cây sẽ có được lượng ánh sáng phù hợp, cần thiết để quang hợp. Nếu cây trồng quá dày thì các cây sẽ chen lấn nhau, đều không thu được ánh sáng nên cùng còi cọ, cạnh tranh nhau cũng không được.

Thứ hai

Cây sẽ có thể phát triển tốt nhất khi được chăm sóc phân bón phù hợp. Lượng cây phù hợp sẽ giúp bộ rễ có điều kiện hấp thụ nguồn dinh dưỡng, cây trồng quá dày sẽ thiếu chất dinh dưỡng.

Thứ ba

Đảm bảo tận dụng nguồn diện tích trồng cây. Trồng đúng mật độ thì sẽ tiết kiệm được diện tích cây trồng, trồng thưa vừa lãng phí diện tích, tốn công chăm sóc nhiều hơn.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Công thức tính mật độ trồng cây theo hàng/luống đơn?

MĐ( mật độ cây) = S / (a * b); trong đó: S là diện tích trồng, a = khoảng cách cây cách cây, b = khoảng cách hàng cách hàng.

Công thức tính mật độ trồng cây theo luống kép?

MĐ = 2 * S / a(b+c); Trong đó: S là diện tích trồng, a = khoảng cách cây cách cây trên cùng 1 hàng, b = khoảng cách giữa 2 hàng trên mỗi luống, c = khoảng cách giữa 2 hàng gần nhau ở 2 luống liên tiếp.

Tại sao nên trồng cây đúng mật độ?

1. Cây sẽ có được lượng ánh sáng phù hợp, cần thiết để quang hợp; 2. Cây sẽ có thể phát triển tốt nhất khi được chăm sóc phân bón phù hợp; 3. Đảm bảo tận dụng nguồn diện tích trồng cây.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2019-07-13 22:41:40.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.