Trang Chủ » Tạo môi trường nuôi trùn lý tưởng như thế nào?

Tạo môi trường nuôi trùn lý tưởng như thế nào?

1,1K lượt xem
môi trường nuôi trùn

Môi trường nuôi trùn

Để tạo môi trường nuôi trùn hiệu quả, đất được trộn đều rồi đổ vào dụng cụ nuôi đầy khoảng ba phần tư (so với chiều cao), không nên nén quá chặt vì như vậy sẽ làm đất bị vón cục, sau này khiến trùn gặp trở ngại trong việc tìm kiếm thức ăn để sống.

Nên tưới sơ qua một ít nước để giúp đất đủ ẩm. Đất gọi là đủ ẩm, có nghĩa là đặt tay vào thấy mát, mà nước không đủ để làm ướt tay là được. Môi trường nuôi trùn mát mẻ như vậy mới hợp với trùn.

Nuôi trùn: Những lợi ích khó bỏ qua

Việc kế tiếp là thả trùn giống vào. Không nên dồn cục chúng lại thành nùi với nhau, mà nên nhẹ tay cho mỗi con vào một góc. Ngày sau đó nhẹ tay đổ thêm đất vào cho đến mức quy định là được.

Nếu cần, ta lại rưới lên trên bề mặt dụng cụ nuôi một ít nước để tạo độ ẩm cho đất.

Trong môi trường sống mới, trùn sẽ tự lo liệu cuộc sống của nó, ta không nên lo lắng gì nữa. Tất nhiên, trùn không chịu nằm yên như vậy mà sẽ đào hang, sẽ cố gắng thích nghi với môi trường sống mới theo cách sống của nó.

Việc tưới nước để tạo độ ẩm cho đất trong dụng cụ nuôi tuy không nhiều nhưng rất cần thiết, vài ngày ta nên tưới một lần, để giúp trùn sống mát mẻ hơn, tìm thức ăn dễ dàng hơn.

Tuy nhiên hãy cẩn thận đừng để môi trường nuôi trùn bị ngập úng!

Những dụng cụ nuôi trùn nên sắp xếp tại một nơi cố định ở trong nhà hay trong trại nuôi trùn. Một lần thay đổi vị trí sẽ kéo theo nhiều phiền phức khác, chẳng hạn phải bắt bóng đèn lại, mất nhiều thì giờ vô ích.

Thật ra mọi việc xê dịch dụng cụ nuôi nếu làm nhẹ tay, và trong khoảng cách gần, thì không ảnh hưởng gì đến sự sinh sống và sinh sản của trùn.

Trên các dụng cụ nuôi trùn không cần tạo nắp đậy, dù là bằng chất liệu gì. Mà đậy làm sao kín được với trùn khi chúng có biệt tài chui rúc ” đầu xuôi đuôi lọt” do thân mình co giãn được?

Nếu dùng nắp đậy kín mít thì bên trong trùn sẽ thiếu dưỡng khí để sống. Nếu chỉ đậy hở thì trùn lại theo kẽ hở đó mà chui ra. Còn nếu dùng nắp đậy bằng lưới kẽm mắt nhỏ, ta cũng chưa chắc yên tâm, khi biết rằng giống trùn cũng như rắn, lươn, hễ đầu xuôi là đuôi lọt.

Tóm lại, nắp đậy không ngăn cảnh được sự đào thoát của trùn.

Cản ngăn sự đào thoát của trùn không gì hữu hiệu bằng ánh sáng. Giống này chỉ kị ánh sáng. Ban ngày, nhờ vào ánh sáng mặt trời. Ban đêm thì nhờ vào ánh sáng của đèn điện hay đèn dầu.

Lúc nào cũng sẵn sàng đem ánh sáng ra chế ngự thì dù bên ngoài trời có chuyển mưa ầm ầm, trùn cũng đành nằm im thin thít trong hang, chứ không dám trườn mình lên mặt đất.

Nuôi trùn vất vả nhất là trong mùa mưa. Ngay ban ngày nhiều khi cũng phải chong đèn, vì mỗi khi bên ngoài trời chuyển mưa thì bầu trời tối sầm lại do mây đen tứ phía kéo về vần vũ …

Những lúc này mà không có ánh đèn chế ngự thì dù là ban ngày, trùn cũng trồi lên khỏi hang nối đuôi nhau đi mất.

Sự vất vả mà chúng tôi muốn nói ở đây là trong mùa mưa, người nuôi trùn phải lo đèn đuối kịp thời …

Để có đủ ánh sáng cho ban ngày, nhà hay trại nuôi trùn nên được xây trên một khu đất trống trải, bên cạnh không có các loại cây cổ thụ gie tàn lá ra che rợp.

Mặt khác, trên mái nhà dù lợo lá hay tôn, hoặc ngói, ta cũng nên lợp xen vào một tấm tôn nhựa màu sáng để trong nhà được sáng sủa hơn.

Khi lợp tôn nhựa thì trong nhà cũng sáng như ngoài trời. Nhưng không vì thế mà lạm dụng lợp nhiều, vì trong nhà sẽ nóng không chịu nổi.

Trở lại vấn đề nắp đậy trên dụng cụ nuôi trùn:

Ta chỉ sử dụng nắp đậy với lưới kẽm mắt nhỏ một phân vuông, mục đích là để ngăn ngừa sự tấn công của nhiều kẻ thù của trùn, nếu các cửa sổ và cửa ra vào không làm cửa lưới.

Tốt hơn hết ta nên làm cửa lưới từ cửa ra vào cho đến các cửa sổ thì đâu ngại con gì lọt vào nhà vào trại được!

Cũng xin nói thêm, trùn tuy không có đôi chân nào, chỉ di chuyển bằng các cặp lông ngắn cứng cáp mọc ở mặt bụng và hai bên hông, thế nhưng trùn có thể leo được lên vách một đoạn dài nhất là vách gỗ và vách tường.

Cách leo của trùn rất khó khăn, nhưng lần hồi nó cũng leo lên được một đoạn ngắn. Với dụng cụ nuôi bằng nhựa, nếu vách cao chắc trùn phải chịu “phép”.

Farmvina mong rằng các bạn đã tích góp được những kiến thức về môi trường nuôi trùn bổ ích.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2017-03-17 13:40:06.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.