Trang Chủ » Nấm mộc nhĩ (đen) có lợi cho sức khoẻ

Nấm mộc nhĩ (đen) có lợi cho sức khoẻ

1,K lượt xem
mộc nhĩ

Nấm mộc nhĩ có ba loại, trong đó có hai loài có họ hàng gần nhau là mộc nhĩ trắng (nấm tuyết, Ngân nhĩ) và mộc nhĩ đen (Nấm mèo, nấm tai mèo); và loại thứ ba có tên mao mộc nhĩ (vân nhĩ). Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin hữu ích về mộc nhĩ đen, loài nấm quen thuộc với chúng ta.

Giới thiệu về mộc nhĩ đen:

Mộc nhĩ đen (Nấm mèo, nấm tai mèo) có tên khoa học là Auricularia auricula, là những ký sinh trùng phát triển trên những cây có tán lá rộng hoặc trên những cây đã chết, chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Loại nấm này tồn tại và phát triển tại các nước trong khu vực Châu Á và tại một số hòn đảo của Thái Bình Dương, những nơi có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao củ người dân trên khắp thế giới, nhiều nhà sản xuất đã tiến hành nuôi cấy loại nấm này theo phương pháp nhân tạo, nuôi trên các bản gỗ.

Mộc nhĩ đen khi tươi có hình dáng giống cái tai mèo nên được gọi là nấm mèo, nấm tai mèo mà trong tiếng Anh nó được gọi là “wood ear,” hay “tree ear,” (nghĩa là tai của cây).

nấm mộc nhĩ

Dùng nấm mộc nhĩ đen tốt cho sức khoẻ

Mộc nhĩ đen có đường kính từ 2- 15 cm, mặt trong và mặt ngoài của loại nấm này có sự khác nhau: mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn còn mặt trong nấm màu nâu sẫm hơn và rất nhẵn.

Mộc nhĩ đen có kết cấu dạng keo, mềm dẻo, như cao su, thường mọc tập trung lại với nhau thành các cụm.

Mộc nhĩ đen trong ẩm thực:

Trong ẩm thực Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, mộc nhĩ đen là thực phẩm được ưa chuộng và là một trong những thực phẩm được sử dụng kết hợp nhiều nhất trong các món ăn. Hương vị dai, giòn đặc trưng khiến nó trở thành thực phẩm được yêu thích và hương vị không thể lẫn khi được kết hợp cũng các loại thực phẩm khác. Mộc nhĩ đen thường được chế biến trong các món xào, canh, súp, chả nem, salad, món trộn….

Mộc nhĩ đen được sử dụng phổ biến vì từ xưa nó đã được cho là một vị thuốc quý, có lợi cho sức khỏe, có giá trị bổ dưỡng rất cao.

Tác dụng của mộc nhĩ đen trong y học cổ:

Bên cạnh giá trị ẩm thực của nó, mộc nhĩ đen cũng có tính chất dược liệu quan trọng và đã được sử dụng như một vị thuốc thảo dược trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Theo các bác sĩ y học cổ truyền thì “loại nấm dược liệu này có tính ngọt bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận; tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương; chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết”

Tác dụng của mộc nhĩ đen trong y học và nghiên cứu lâm sàng:

Nghiên cứu gần đây của khoa học hiện đại đã tìm ra những đặc tính mới, các thành phần hoạt chất có trong loại nấm này.

Thành phần dược chất chính: Polysaccharides (kích thích miễn dịch, chống đông máu, giảm cholesterol).

Giống như những loại nấm dược liệu khác, mộc nhĩ đen chứa hàm lượng cao polysaccharides và đây là những thành phần hoạt tính sinh học chính, mặc dù phenol cũng đã được chứng minh là chất có vai trò chống oxy hóa.
Tác dụng chống viêm:

Khoa học nghiên cứu cho thấy Polysaccharides có trong mộc nhĩ đen có hoạt tính kháng viêm, tương ứng với việc sử dụng mộc nhĩ đen trong cho việc giảm nhẹ tình trạng viêm hay bị kích thích của viêm mạc.

nấm mộc nhĩ

Trồng nấm mộc nhĩ

Tác dụng chống oxy hóa:

Chiết xuất từ loại nấm này cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh với một mối tương quan tich cực giữa nồng độ phenol và khả năng chống oxy hóa.

Ngăn ngừa hiện tượng đông máu:

Chiết xuất Polysaccharide trong mộc nhĩ đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Hoạt tính chống đông máu của nó là do xúc tác của chất ức chế đông máu bởi chống lại hiện tượng máu đông nhưng không phải bằng các chất đồng yếu tố II gây đông máu.

Giảm cholesterol:

Polysaccharides trong nấm này đã được chứng minh để giảm mức độ cholesterol trong máu (TC), mức độ triglyceride và LDL và tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỷ lệ HDL/TC và HDL/LDL.

Bảo vệ tim mạch:

Cùng với đặc tính chống oxy hóa nói chung polysaccharides trong loại nấm này cho thấy hiệu quả cao trong bảo vệ tim mạch, đặc biệt là ở những người cao tuổi, tăng cường hoạt động của chất chống oxy hóa superoxide dismutase và giảm lipid peoxy hóa.

Một số bằng chứng cho thấy uống thường xuyên loại nấm này ở liều lượng nhỏ có thể tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đột quỵ và đau tim.

Tốt cho xương:

Loại nấm này chứa hàm lượng cao protit, lipid, glucid, canxi, photpho, sắt, chất xơ và các
vitamin nên rất tốt cho xương. Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng mộc nhĩ đen cho trẻ em để phát triển hoàn thiện về vóc dáng; dùng cho các bệnh nhân có bệnh về xương, khớp, giúp xương chắc khỏe

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn thu được một số bằng chứng cho thấy vai trò của loại nấm này trong việc điều trị bệnh tiểu đường và một số căn bệnh nan y như gan nhiễm mỡ, sỏi mật, sỏi thận, các bệnh ung thu. thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh nó có thể đảo ngược quá trình lão hóa bằng cách tăng hoạt tính cho SOD để sửa chữa DNA.

Cảnh báo:

Tuy được chứng minh là loại dược liệu an toàn, hầu như không gây phản ứng phụ cho người sử dụng nhưng do có tác dụng chống khả năng sinh sản, loại nấm này được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2015-05-01 23:28:33.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.