Trang Chủ » Nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla): Cách ương nuôi ấu trùng

Nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla): Cách ương nuôi ấu trùng

700 lượt xem
Nhum sọ

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu kỹ thuật nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla). Cùng xem nhé!

1. Ðặt vấn đề

Nhum sọ hay cầu gai sọ dừa có tên khoa học là Tripneustes gratilla thuộc họToxopneusstidae, nhóm Cầu gai đều Regularia, lớp Cầu gai Echinoidae, ngành Da gaiEchiodermata.

Ðây là loài Cầu gai lớn nhanh nhất trong các loài Cầu gai có giá trị kinh tế (Shimabukuro, 1982). Hiện nay, nhum sọ được khai thác để lấy trứng làm thức ăn. Theo Ngô Trọng Lư (1998) chỉ riêng trong năm 1993 ở Nha Trang đã khai thác được 500 tấn nhum sọ cả vỏ, 30 tấn trứng xuất khẩu. Trứng của nhum sọ có hàm lượng prôtêin cao (20 – 25%), bổ dưỡng, dùng để chế biến món trứng sống Sushi của người Nhật Bản và trứng sống ăn với mù tạt trong các nhà hàng ở Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành nghiên cứu các đặc tính sinh học nói chung, đặc điểm sinh học sinh sản nói riêng và sinh sản nhân tạo cũng như nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Ở nước ta, nhum sọ chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ngoài một số tài liệu về phân loại của Dawydoff (1952), Trần Ngọc Lợi (1967), Ðào Tấn Hổ (1994), về sinh hoá của Lâm Ngọc Trâm (1993), về sinh học sinh sản của Phạm Thị Dự (2003) hầu như chưa có công trình nghiên cứu cơ bản nào về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống nhum sọ được công bố. Trong những năm gần đây, nguồn lợi nhum sọ tự nhiên ở nước ta hầu như cạn kiệt do bị khai thác quá mức để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Ðể bảo vệ nguồn lợi và tăng cường xuất khẩu nhum sọ cần nghiên cứu các đặc tính sinh học sinh sản của chúng sâu hơn nữa vì tuyến sinh dục là nguồn sử dụng chính, đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để sản xuất giống cung cấp cho nuôi thương phẩm, phát triển nghề nuôi nhum sọ trong nhân dân vùng ven biển và các đảo xa.

Chúng tôi xin thông báo một số kết quả thử nghiệm ương nuôi ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi và nuôi nhum sọ trong điều kiện bể xi măng của tác giả Lê Ðức Minh và Hoàng Thị Thảo thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo nhum sọ ở vùng biển Nha Trang – Khánh Hoà dưới sự tài trợ của Dự án SUMA.

2. Ương nuôi ấu trùng nhum sọ

2.1 Nuôi vỗ nhum sọ trong bể xi măng 8m2

Nhum sọ được bắt ngoài tự nhiên và nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng với thức ăn chính là rong câu chỉ vàng và rong mơ.

2.2 Phương pháp kích thích nhum sọ sinh sản

Sử dụng phương pháp kích thích bằng dung dịch KCL 0,5 mol và phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy nhẹ. Kết quả cho thấy phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy đã kích thích nhum sọ sinh sản. Tỷ lệ sinh sản đạt trên 90%.

2.3 Ương nuôi ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi

Ấu trùng nhum sọ được ương nuôi bằng các loại tảo Nanochloropsis oculata, Navicula sp, và Spirulina sp.

– Mật độ nuôi ban đầu là 72 con/ml, sau 3 – 4 ngày giảm mật độ còn 2 – 5 con/ml.

– Mật độ tảo Nanochloropsis oculata cho ăn ở giai đoạn ấu trùng 2 tay đến 8 tay là 10.000 tb/ml.

– Sau 24 giờ kể từ lúc trứng được thụ tinh, xuất hiện ấu trùng Pluteus 2 tay, sau 48 giờ ấu trùng Pluteus 4 tay. ấu trùng Pluteus 4 tay kéo dài từ 10 – 12 ngày và đến ngày thứ 13 chuyển sang ấu trùng Pluteus 6 tay.

– Bắt đầu từ ngày thứ 15 ấu trùng Pluteus 6 tay chuyển sang giai đoạn Pluteus 8 tay và bắt đầu xuống sống đáy, biến thái chuyển sang Juvenile.

– Khi xuống bám đáy cho ấu trùng ăn tảo đáy Navicula sp. với mật độ tảo trên 2000 tb/cm2 hoặc Spirulina sp.

– Tỷ lệ sống đến giai đoạn xuống sống đáy đạt trên 80%.

2.4 Kết quả

Với các biện pháp kỹ thuật trên, đã ương nuôi được ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi với tỷ lệ sống trên 80% và thời gian đến giai đoạn xuống sống đáy chỉ mất hơn 15 ngày.

3. Thử nghiệm nuôi nhum sọ trong điều kiện bể xi măng

3.1 Thử nghiệm nuôi nhum sọ được thực hiện từ 7/5/2003 đến 7/7/2003 tại Khu nghiên cứu thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

– Nguồn nhum sọ nuôi : Bắt ngoài tự nhiên.

– Kích thước nhum sọ nuôi ban đầu : Trung bình 307,21g.

– Ðiều kiện nuôi :

+ Nhum sọ được nuôi trong bể xi măng có diện tích 8m2. Bể xi măng có mái che bằng tôn và có hệ thống nước biển lọc chảy ra vào liên tục với tốc độ 5 lít/phút. Mực nước nuôi trong bể là 80 cm.

+ Mật độ nuôi : 8,25 con/m2.

+ Ðịnh kỳ 1 tháng cân đo nhum sọ 1 lần.

+ Các yếu tố môi trường trong bể nuôi như sau :

Nhiệt độ nước : 25 – 31oC.

Ðộ mặn : 30 – 40

PH : 8,0 – 8,5

Ðộ ôxy hoà tan : > 4ml/l

NH3 – N : 0m01 – 0,05 mg/l

NO2 – N : 0 – 0,003 mg/l

H2S : 0,001 – 0,005 mg/l

– Chế độ quản lý và chăm sóc :

+ Thức ăn nuôi nhum sọ là rong câu chỉ vàng tươi, hằng ngày cho ăn với lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể. Cân thức ăn cho ăn và thức ăn thừa sau khi ăn.

+ Hằng ngày xi phông đáy bể, với con chết và thức ăn thừa trong bể. Hằng tháng thay 100% nước và chuyển sang nuôi bể mới.

– Bố trí các thí nghiệm như sau :

+ Xác định sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhum sọ.

+ Xác định hệ số thức ăn của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng với thức ăn là rong câu chỉ vàng.

– Tỉ lệ % tăng trưởng theo đường kính sọ trung bình tính theo công thức:

R cuối – R đầu

————————- x 100

R cuối

– Tỷ lệ % tăng trưởng chiều cao trung bình tính theo công thức :

H cuối – H đầu

———————– x 100

H cuối

– Tỷ lệ % tăng trưởng trọng lượng toàn thân trung bình tính theo công thức :

W cuối – W đầu

————————– x 100

W cuối

– Tỷ lệ sống (TLS) % tính theo công thức :

X

TLS = ——— x 100

Y

– Hệ số thức ăn (HSTA) xác định theo công thức sau :

HSTA = (Tổng lượng thức ăn tươi tiêu thụ) : (Trọng lượng tươi toàn thân cá thể tăng được)

Trong đó : R – Ðường kính sọ (mm)

H – Chiều cao sọ (mm)

W – Trọng lượng tươi toàn phần (g)

X – Số lượng cá thể ở tháng cuối cùng

Y – Số lượng cá thể ở tháng đầu.

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 1 : Tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của nhum sọ nuôi trong bể xi măng

7/6/2003 – 7/7/2003

Thời gian n Mật độ nuôi (con/m2) Tăng trưởng trung bình đường kình sọ (mm) Tăng trưởng trung bình chiều cao sọ (mm) Tăng trưởng trọng lượng trung bình toàn thân (g) Hệ số thức ăn
7/5/2003 – 7/6/2003 58 7,25 95,57 4,93 49,86 4,01 332,82 52,90 3,82
49 6,13 96,25 4,97 50,33 9,77 339,40 77,57 3,22

Từ kết quả ở Bảng 1 ta thấy, tăng trưởng trung bình đường kính sọ, chiều cao sọ và trọng lượng toàn thân của nhum sọ trong thời gian nuôi là :

Ðường kính sọ : 0,71%

Chiều cao sọ : 0,94%

Trọng lượng toàn thân : 1,94%.

Bảng 2 : Tỷ lệ sống của nhum sọ nuôi trong bể xi măng

Thời gian nuôi (tháng) Tỷ lệ sống (%) Thức ăn
1 89,66 Rong câu chỉ vàng
2 84,48 Rong câu chỉ vàng

3.4 Kết luận :

– Tốc độ tăng trưởng kích thước và trọng lượng của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng rất chậm, dao động từ 0,71% đến 1,94%.

– Tỷ lệ sống của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng khá cao, dao động từ 84,48% đến 89,66%.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-14 11:12:38.

Bài Viết Liên Quan