Trang Chủ » Phân Tích Thị Trường (Market Analysis)

Phân Tích Thị Trường (Market Analysis)

726 lượt xem
phân khúc thị trường

Phân Tích Thị Trường Là Gì?

Mục tiêu của phân tích thị trường là để xác định mức độ hấp dẫn/thu hút của thị trường và để hiểu cơ hội, các nguy cơ/đe dọa của thị trường cũng như điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

Xem chuỗi bài viết trong khóa học Marketing Nông Nghiệp tại ĐÂY

Phân tích thị trường có thể dựa vào các chỉ tiêu:

‐ Qui mô thị trường – hiện tại và tương lai

‐ Tốc độ tăng trưởng của thị trường

‐ Khả năng sinh lợi của thị trường

‐ Cấu trúc chi phí ngành (Industry cost structure)

‐ Kênh phân phối

‐ Khuynh hướng thị trường

‐ Các nhân tố chính dẫn đến thành công

1. Qui mô thị trường

Qui mô thị trường có thể được ước tính trên cơ sở doanh số bán hiện tại và tiềm năng doanh số bán đối với một sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường. Một số nguồn thông tin để xác định qui mô thị trường

‐ Dữ liệu của chính phủ

‐ Các hiệp hội thương mại

‐ Dữ liệu tài chính từ các nhà chuyên nghiệp chính

‐ Khảo sát khách hàng

2. Tốc độ tăng trưởng thị trường

Người ta thường sử dụng các phương pháp để tính tốc độ tăng trưởng thị trường:

‐ Phương pháp đơn giản để dự báo tốc độ tăng trưởng của thị trường trong tương lai là ngoại suy trên dữ liệu lịch sử (dữ liệu quá khứ).

‐ Nghiên cứu khuynh hướng tăng trưởng thông qua phân tích thông tin nhân khẩu học và doanh số bán của các sản phẩm bổ sung sản phẩm chính (mà ta đang nghiên cứu).

‐ Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm để xác định giai đoạn chín mùi, giai đoạn suy tàn của sản phẩm.

phân tích thị trường

3. Khả năng sinh lợi của thị trường

Các doanh nghiệp khác nhau có mức sinh lãi khác nhau trên thị trường, mức lãi trung bình tiềm năng của thị trường có thể được sử dụng như một hướng dẫn để biết mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận trong một thị trường.

Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một ngành hoặc thị trường, người ta thường sử dụng Khung 5 lực lượng Porter (Michael Porter) có ảnh hưởng đến thị trường:

‐ Sức mua (Buyer power)

‐ Khả năng của nhà cung cấp (Supplier power)

‐ Các rào cản để thâm nhập vào ngành (Barriers to entry)

‐ Nguy cơ/ đe dọa bởi các sản phẩm thay thế (Threat of substitute products)

‐ Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (Rivalry among firms in the industry)

4. Cấu trúc chi phí ngành

Cấu trúc ngành quan trọng cho việc xác định các yếu tố chính để thành công. Mô hình giá trị gia tăng của Porter giúp xác định giá trị gia tăng sinh ra ở khâu nào và tách bạch các chi phí. Cấu trúc chi phí cũng rất hữu ích để xây dựng chiến lược để phát triển sự cạnh tranh.

5. Kênh phân phối

Nghiên cứu các khía cạnh của hệ thống phân phối rất hữu ích trong phân tích thị trường:

‐ Kênh phân phối hiện có – mô tả sản phẩm được đưa đến khách hàng như thế nào.

‐ Các khuynh hướng của kênh phân phối và các kênh phân phối mới nổi lên – kênh phân phối mới có thể mở rộng sự thuận lợi cho cạnh tranh.

6. Khuynh hướng thị trường

Những thay đổi ở thị trường thì rất quan trọng vì nó thường là những cơ hội cũng như thách thức/đe dọa mới. Những khuynh hướng liên quan là ngành phụ thuộc, sự thay đổi độ nhạy của giá, nhu cầu đa dạng và mức độ của việc nhấn mạnh dịch vụ và các ủng hộ. Các khuynh hướng mang tính vùng cũng có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng thị trường.

7. Các nhân tố chính dẫn tới thành công

Các nhân tố chính cho thành công là những yếu tố cần thiết nhằm để doanh nghiệp đạt thành tựu trong các mục tiêu marketing. Các yếu tố này có thể là:

‐ Quyền sử dụng các nguồn lực chính độc nhất (độc quyền tiếp cận nguồn lực)

‐ Khả năng đạt lợi thế kinh tế theo qui mô.

‐ Quyền sử dụng các kênh phân phối

‐ Các tiến bộ của công nghệ Điều quan trọng là các nhân tố chính để thành công này có thể thay đổi qua thời gian, đặc biệt là những cải tiến sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm.

Phân Khúc Thị Trường

1. Khái niệm phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là một quá trình nghiên cứu, phân tích người tiêu dùng, chia người tiêu dùng ra các nhóm khác nhau dựa trên một số tiêu như:

‐ Thu nhập (nhóm giàu, nghèo, trung bình, khá, vv)

‐ Giới tính (nam, nữ)

‐ Dân tộc

‐ Giai tầng xã hội

‐ Tuổi tác (già, trẻ, trung niên)

‐ Tính cách hay địa vị xã hội.

Sau khi phân khúc thị trường thì những khách hàng đứng cùng một nhóm sẽ có những đặc điểm giống nhau, có những nhu cầu giống nhau.

Phân khúc thị trường là bước đầu tiên trong chiến lược định vị sản phẩm hàng hóa, từ việc phân khúc thị trường, giúp bạn xác định được nhóm khách hàng khác nhau, qua đó sẽ tìm cho mình một hoặc vài phân khúc (nhóm khách hàng) và sẽ tung hàng hóa của mình vào thị trường đã chọn.

Quá trình định vị sản phẩm trên thị trường được thông qua các bước sau:

phân khúc thị trường

2. Các tiêu chí để phân khúc thị trường sản phẩm nông nghiệp

Vùng địa lý: Nhìn chung tập quán và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp ở các vùng dân, vùng địa lý khác nhau thì khác biệt nhau rõ rệt, có thể chia ra:

‐ Miền núi – miền đồng bằng

‐ Vùng nông thôn – vùng thành thị

‐ Ngoại thành – nội thành

Thu nhập: có thể phân khúc thành nhóm khách hàng thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Nhân khẩu học: dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học để chia nhóm khách hàng: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, tín ngưỡng (tôn giáo).

3. Các kiểu phân khúc thị trường

Không phân khúc: Còn gọi là chiến lược marketing không phân biệt, coi khách hàng trên thị trường đều có lợi ích, nhu cầu như nhau. Nhà cung cấp không cần phân nhóm khách hàng mà tiến hành bán đại trà, cùng giá, cùng cách phân phối và cùng các chính sách hỗ trợ khác. Kiểu không phân khúc sẽ làm giảm các chi phí sản xuất, giảm cạnh tranh và duy trì được một thị trường tiềm năng, tuy nhiên sẽ có khó khăn trong việc thu lợi nhuận cao.

Đơn phân khúc: Còn gọi là chiến lược marketing tập trung. Trên cơ sở phân nhóm khách hàng, doanh nghiệp tập trung vào một hay những nhóm khác hàng có lợi nhất. Nghiên cứu kỹ các nhu cầu của khúc thị trường này và cho ra đời các loại sản phẩm cùng với marketing hỗn hợp riêng cho nhóm khách hàng đã chọn. Kiểu phân khúc này thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra sự cạnh tranh để dành lấy một khúc thị trường có lợi hơn, cơ hội thu lợi nhuận cao sẽ nhiều hơn.

Đa phân khúc: Còn gọi là chiến lược marketing có phân biệt. Trên cơ sở phân nhóm khách hàng, doanh nghiệp chia thị trường ra nhiều khúc khác nhau, mỗi khúc thị trường khác nhau doanh nghiệp sẽ áp dụng marketing hỗn hỗn khác nhau. Kiểu phân này đòi hỏi phải có hệ thống chủng loại sản phẩm khác nhau, có bao bì khác nhau, các kiểu cách khác nhau và có các kiểu phân phối khác nhau. Doanh nghiệp sẽ có một sự hỗ trợ kinh doanh giữa các khúc thị trường song các chi phí tốn kém và tổ chức hoạt động thị trường sẽ hết sức phức tạp.

phân khúc thị trường

Ví dụ 1: Phân khúc thị trường rau

phân khúc thị trường rau

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2021-06-06 22:21:37.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.