Trang Chủ » Phòng trừ ruồi đục quả thanh long

Phòng trừ ruồi đục quả thanh long

648 lượt xem
thanh long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.

Mới đây Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận đã phối hợp thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả thanh long, tại các địa phương trong tỉnh như: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…

Qua 4 tháng thực hiện trên diện tích 159,77 ha, gồm 223 hộ đã tham gia. Phương pháp thực hiện chia làm 2 giai đoạn: Trong mùa mưa (từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008), sử dụng chế phẩm Flykil 95 EC, liều lượng thuốc: 1–2 ml/bẫy (được tẩm vào miếng bông gòn treo trong bẫy), thời gian thay thuốc 2 tuần/lần, số lượng: 20 bẫy/ha.

Trong mùa khô (từ ngày 1/12/2008 đến ngày 31/12/2008), sử dụng chế phẩm Sofri Protein 10 DD để phun dẫn dụ ruồi, thời gian phun: 10 ngày/lần với liều lượng 1–1,2 lít/lần phun/ha. Kết quả báo cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục BVTV cho biết mật độ ruồi đục quả tập trung nhiều ở các khu vực nông dân có tập quán xen canh và đa canh nhiều loại cây rau màu, cây ăn trái như Chợ Lầu (Bắc Bình) với mật độ ruồi đục trái cao tới 183 – 190 con/bẫy, Hàm Liêm 100 con/bẫy, Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bình quân 75 con/bẫy. Kết quả sau 6 tuần đặt bẫy thuốc Flykil ở một số nơi, cho thấy mật số ruồi giảm đáng kể. Cụ thể, Hàm Chính giảm hơn 80%, Mương Mán, Hàm Đức giảm gần 60%.

ruồi đục quả thanh long

Dòi trong trái thanh long

Riêng tại Bắc Bình, sau 3 tháng đặt bẫy đã giảm 95% lượng ruồi đục quả, chỉ còn 6-23 con/bẫy. Địa bàn Phan Thiết (Phong Nẫm, Tiến Lợi) cũng giảm từ 45 con/bẫy còn 5-6 con/bẫy. Tuy nhiên, hạn chế là bẫy thuốc Flykil chỉ diệt được ruồi đực, nên khả năng ruồi cái đã giao phối vẫn có thể tiếp tục gây hại trên vườn. Còn ở mùa khô, trong tháng 12/2008, Chi cục BVTV đã triển khai mô hình phòng trừ ruồi đục quả với chế phẩm Sofri Protein.

Sau 1 tháng triển khai, mật số ruồi đục quả giảm ở Hàm Liêm (44 con/bẫy còn 8 con/bẫy), Phong Nẫm, Tiến Lợi (Phan Thiết) hầu như không có ruồi vào bẫy. Quan sát cảm quan, tạm thời xác định có 3 loài chính vào bẫy: Bactrocera dorsalis, Bactrocera correcta và Bactrocera cucurbitae. Việc sử dụng chế phẩm Sofri Protein để dẫn dụ, tiêu diệt ruồi đục quả tuy mới sử dụng nhưng bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc phòng trừ đối tượng này, mặc dù sản phẩm vẫn có nhiều bất tiện là phụ thuộc vào thời tiết và nguồn cung ứng hàng.

Mô hình “Phòng trống ruồi đục quả trên cây thanh long” triển khai trong thời gian ngắn nhưng bước đầu chứng minh hiệu quả của việc phòng trừ ruồi đục quả và trong công tác phòng trừ, tỷ lệ ruồi đục quả đã giảm hẳn so với trước. Việc sử dụng bẫy dẫn dụ ruồi đục quả có ý nghĩa quan trọng là không để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm, đảm bảo mục tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước những kết quả đạt được từ mô hình, nhiều hộ nông dân trồng thanh long đã quan tâm ứng dụng. Để công tác khống chế ruồi đục quả có hiệu quả cao nhất thì cần phải tiếp tục nhân rộng mô hình này với thời gian từ 2–3 năm và tổ chức trên diện rộng tại các địa bàn trồng thanh long nhằm phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận.

Sử dụng bẫy nhử pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả thanh long

Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.

Thôn Đại Lộc có 150 ha thanh long đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap. Năm 2009, Trạm bảo vệ thực vật huyện chọn 15 hộ có diện tích thanh long liền thửa với diện tích 15 ha thực hiện mô hình sử dụng bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng. Gia đình ông Nguyễn Văn Bảy cùng các con có diện tích thanh long liền thửa trên 3 ha với hơn 3.000 trụ thanh long đã cho trái số diện tích này được Trạm bảo vệ thực vật chọn thực hiện mô hình, hỗ trợ 60 bẫy nhử Pheramon. Ông mua thêm 15 bẫy, trung bình mỗi ha thanh long đặt 25 bẫy nhử Pheramon. Phương pháp thực hiện, sử dụng chế phẩm Flykil 95EC, với liều lượng: 1 – 2ml/bẫy, thuốc được tẩm vào miếng bông gòn treo trong bẫy, thời gian thay thuốc 2 tuần một lần. Chất Pheramon có mùi dẫn dụ con ruồi đực, khi ruồi tiếp xúc sẽ bị tiêu diệt và cứ tiếp tục thực hiện như vậy ruồi đực sẽ không còn nữa, ruồi cái không sinh sản được khi thiếu ruồi đực. Sau gần một năm thực hiện, mật độ ruồi vào bẫy cũng như mức độ gây hại ở vườn thanh long của gia đình ông Bảy giảm đáng kể.

Về lâu dài, để không còn ruồi vàng gây hại cần có sự tham gia của tất cả nông dân trong cùng địa phương. Không riêng người sản xuất thanh long mà kể cả trên các loại cây ăn quả khác đều phải áp dụng mô hình này.

Ông Nguyễn Văn Bảy nói thêm: áp dụng bẫy nhử Pheramon, ruồi vàng ở cách xa khoảng 3 km cũng có thể bắt mùi và bay đến. Tuy nhiên, để diệt triệt để ruồi vàng cần có sự tham gia của cả cộng đồng sản xuất các loại cây ăn quả. Do đó, các ngành chức năng cần quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trong nông dân.

Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhiệm vụ xuất khẩu.

Điển hình áp dụng phòng trừ ruồi đục quả thanh long

Thanh long Bình Thuận hiện là mặt hàng xuất khẩu qua một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… và mới đây được xuất qua thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với những yêu cầu khắt khe hơn về quản lý chất lượng sản phẩm. Trong đó bệnh ruồi đục quả trên thanh long là đối tượng kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt của các nước trên thế giới. Mới đây Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả thanh long trên diện rộng, tại địa bàn Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Phan Thiết. Ghi nhận từ mô hình kết quả đưa lại là mật độ ruồi đục quả thanh long giảm đáng kể.

Qua 4 tháng (từ tháng 9-12/2008) thực hiện mô hình trên diện tích 160 ha, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh và Trung tâm NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG (TTNCPT), ĐÃ CÙNG TRÊN 200 HỘ DÂN THAM GIA, BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KỸ thuật, như sử dụng bẫy dẫn dụ Flykil 95 EC (trong mùa mưa), cho thấy ruồi đục quả tập trung nhiều ở các khu vực nông dân có tập quán xen canh và đa canh nhiều loại cây rau màu, cây ăn trái như Chợ Lầu, Hồng Thái ( Bắc Bình), với mật số ruồi đục trái cao tới 183 – 190 con/bẫy, Hàm Liêm 100 con/bẫy, Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bình quân 75 con/ bẫy. Kết quả sau 6 tuần đặt bẫy thuốc Flykil ở một số nơi, cho thấy mật số ruồi giảm đáng kể. Cụ thể, Hàm Chính giảm hơn 80%, Mương Mán, Hàm Đức giảm gần 60%. Riêng tại Bắc Bình, sau 3 tháng đặt bẫy đã giảm 95% lượng ruồi đục quả, chỉ còn 6-23 con/bẫy. Địa bàn Phan Thiết (Phong Nẫm, Tiến Lợi) cũng giảm từ 45 con/bẫy còn 5-6 con/bẫy. Theo đánh giá của Trung tâm NCPT cây thanh long, toàn tỉnh sau khi kết thúc đợt sử dụng thuốc Flykil, mật số ruồi đục quả giảm khoảng 77% (từ 82 xuống còn 19 con/bẫy). Tuy nhiên, hạn chế là bẫy thuốc Flykil chỉ diệt được ruồi đực, nên khả năng ruồi cái đã giao phối vẫn có thể tiếp tục gây hại trên vườn. Còn ở mùa nắng, trong tháng 12/2008, Chi cục BVTV triển khai mô hình phòng trừ ruồi đục quả với chế phẩm SOFRI Protein. Sau 1 tháng triển khai, mật số ruồi đục quả giảm ở Hàm Liêm (44 con/bẫy còn 8 con/bẫy), Phong Nẫm, Tiến Lợi (Phan Thiết) hầu như không có ruồi vào bẫy…

Trước những kết quả đạt được từ mô hình, nhiều hộ nông dân trồng thanh long đã quan tâm ứng dụng các biện pháp, chế phẩm phòng trừ để giảm tác hại của ruồi đục quả. Thực tế khi mô hình kết thúc, các hộ thực hiện mô hình vẫn tiếp tục phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp của Chi cục BVTV và TTNCPT thanh long thực hiện trước đây. Qua đó, đã có ảnh hưởng tốt đến nhận thức của những hộ ngoài mô hình. Ks. Mai Thi Thúy Kiều- Phòng Kỹ thuật – Chi cục BVTV tỉnh cho biết: Thực hiện mô hình này, nông dân được hỗ trợ toàn bộ thuốc và bẫy. Phòng đã tổ chức 18 lớp tập huấn đầu vụ và hội thảo cuối vụ cho trên 400 nông dân tham dự. Theo đó, nông dân được hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về sử dụng chế phẩm dẫn dụ Flykil 95 EC, thuốc được tẩm 1-2 ml vào bông đặt trong bẫy. Đặt 20 bẫy/ha, 2 tuần thay thuốc 1 lần (áp dụng trong mùa mưa). Còn vào mùa khô, sử dụng chế phẩm SOFRI protein (thành phần chính Protein thủy phân) để phun dẫn dụ cả ruồi đực và ruồi cái, thời gian phun 10 ngày/lần (3 lần/tháng), liều lượng phun 1-1,2 lít thuốc SOFRI protein/ha.

Mô hình phòng trừ ruồi đục quả thanh long rất hiệu quả, nhưng dù mới chỉ thực hiện ở diện tích rất nhỏ (1,6%) so với diện tích canh tác thanh long toàn tỉnh. Vì vậy việc phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả mô hình cần được tiếp tục nhân rộng. Ngoài việc tuyên truyền cho nông dân nâng cao nhận thức phòng trừ ruồi đục quả thanh long, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp, nhà sản xuất, tiêu thụ cần đầu tư hơn nữa về kinh phí, để nông dân đẩy mạnh mở rộng mô hình thông qua hỗ trợ chế phẩm, hướng dẫn cách phòng trừ.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-18 10:48:25.

Bài Viết Liên Quan