Trang Chủ » Trồng đậu tương theo cách của nông dân Hà Tây

Trồng đậu tương theo cách của nông dân Hà Tây

563 lượt xem
đậu tương

Trồng đậu tương – Chuẩn bị giống, thời vụ:

Dùng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng kháng bệnh cao, chịu thâm canh và năng suất cao, chất lượng tốt gồm:

– Giống AK06, AK 03, DT 99, DT 12, trồng đến 10/10.

Đậu tương vụ đông gieo trồng càng sớm năng suất càng cao.

– Lượng giống: 2,5 – 3kg/sào.

Chuẩn bị đất:

– Chọn chân vàn, vàn cao, chủ động tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới nhẹ càng tốt.

– Khẩn trương rút nước trước thu hoạch 11 – 12 ngày.

– Thu hoạch lúa chín hoa ngâu, thu hoạch gọn cánh, thu hoạch đến đâu gieo trồng vụ đông đến đấy theo hình thức cuốn chiếu với phương châm “sáng thu lúa, chiều trồng đậu tương” tranh thủ thời vụ và ẩm độ đất.

đậu tương

Biện pháp gieo trồng (có 3 phương pháp)

– Phương pháp gieo vãi: Sau thu hoạch tạo rãnh thoát nước, ruộng phẳng cày 1 xá dọc ruộng tạo rãnh, ruộng không phẳng 2m cày 1 xá tạo rãnh thoát nước. Phân lượng giống tương ứng 3kg/sào để gieo đều. Ẩm độ ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân, gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày, không để qua ngày.

– Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống). Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2–3cm, các rạch cách nhau 30–35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3–5cm.

– Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1 –2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.

* Lưu ý: Dùng phương pháp gieo nào cũng đảm bảo mật độ 50 cây/m2 là hợp lý.

Phân bón: – Lượng phân bón: (kg/sào)

+ Phân chuồng: 200kg

+ Urê: 3kg

+ Lân: 10kg.

+ Kali: 3kg

Phân chuồng ngâm vào hố ở góc ruộng. Nếu đất chua bón lót 15kg vôi bột/sào.

Cách bón:

+ Thúc lần 1: (Đậu có 1 lá thật) : Lân 5kg + đạm 1,5kg + nước phân chuồng hòa đều tưới.

+ Thúc lần 2: (Đậu có 3 – 4 lá): Lân 5kg + đạm urê 1,5kg + kali 1,5kg. Hòa nước phân chuồng tưới đều.

+ Thúc lần 3: (Đậu có 5 – 6 lá) : Kali 1,5kg, phân chuồng tưới đều.

Phải tưới bón tập trung sau 23 ngày phải bón xong toàn bộ các loại phân cho đậu.

Chăm sóc đậu tương:

– Chế độ nước: Tuyệt đối không để đậu bị úng nước giai đoạn từ gieo đến trước khi có lá thật và giai đoạn ra hoa tạo quả. Giữ đủ ẩm để đậu phát triển.

– Làm cỏ cho ruộng đậu: Các đợt bón thúc kết hợp cắt cỏ dại, đắp vào gốc đậu để cỏ, không cạnh tranh dinh dưỡng lúa. Đồng thời bổ sung màu và giữ ẩm cho đậu.

– Phòng trừ sâu bệnh, chuột hại:

+ Tiến hành diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp: Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học và hóa học.

+ Dùng thuốc Padan, Nuvăc, Dipterex diệt rệp, sâu đục quả, sâu ăn lá, ròi lá…

+ Dùng thuốc Zinheb, Tilsupper diệt gỉ sắt, sương mai, đốm nâu hại lá đậu. Dùng Validamicin để trị lở cổ rễ đậu…

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-23 17:10:12.

Bài Viết Liên Quan