Trang Chủ » Vì Sao Khách Không Mua Hàng Tiếp?

Vì Sao Khách Không Mua Hàng Tiếp?

367 lượt xem
khách không mua hàng

Có rất nhiều nhà cung cấp dành được đơn đặt hàng từ phía khách hàng ngoại, nhưng chỉ sau lần đặt hàng đầu tiên, khách hàng đã “cao chạy xa bay”, và dưới đây là bốn lí do chính yếu:

1. Chất lượng hàng hóa kém, không giống như đã giới thiệu và cam kết

Đơn hàng đầu tiên, có thể ví như là cánh cửa cho rất nhiều các đơn hàng tiếp theo. Chất lượng hàng hóa có tốt thì khách mới sẵn sàng yên tâm và tin tưởng để đặt các lô hàng tiếp theo.

Tuy vậy, hiện vẫn có rất nhiều nhà cung cấp chưa thực sự hiểu được điều này mà chỉ nghĩ đơn giản là “được đơn nào ta xào đơn đó”. Điều này dẫn đến tình trạng nhà cung cấp không chú ý chuẩn bị hàng hóa thật kỹ, thật tốt trong đơn hàng đầu tiên. Người phụ trách quá chủ quan mà đặt trọn niềm tin vào công nhân mà không giám sát, kiểm tra xem hàng đang được làm như thế nào.

  • Xem chuỗi bài viết trong khóa học Marketing Nông Nghiệp tại ĐÂY

Bên cạnh đó, do tính chất đơn hàng đầu tiên là đơn hàng đặt thử nên thường số lượng đặt hàng chưa lớn, một số nhà cung cấp đã xem nhẹ và không chú ý dành tâm huyết vào đơn hàng đầu tiên để làm hàng cho chỉn chu.

Lời khuyên: Luôn luôn phải có một người phụ trách chính kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc sản xuất hàng của công nhân để nếu phát hiện sản phẩm bị sản xuất lỗi thì kịp thời yêu cầu công nhân làm lại sản phẩm cho thật “chuẩn”

2. Giao hàng không đúng thời hạn

Tôi đã từng làm việc với một số nhà cung cấp. Có được đơn hàng đầu tiên họ rất vui mừng và nhanh chóng đi vào sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng, có một số vấn đề xảy ra khiến cho thời gian sản xuất bị kéo dài và kết quả là nhà cung cấp không giao hàng đúng thời hạn cho khách.

khách không mua hàng

Tuy nhiên, nhà cung cấp không báo trước để khách hàng thông cảm và nắm được thông tin, mà đến gần sát ngày giao hàng, mới báo lại cho khách là không thể giao hàng kịp thời hạn và sẽ chậm một vài hôm. Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy rất bực mình và quan ngại về uy tín của nhà cung cấp.

Phần lớn người nhập khẩu là các công ty thương mại: nhập khẩu từ nước ngoài về và phân phối lại cho thị trường nội địa. Nên khi phía bên người xuất khẩu chậm hàng sẽ kéo theo việc chậm hàng của người nhập khẩu đối với khách hàng của họ. Một nhà nhập khẩu chuyên nghiệp sẽ không mong muốn hợp tác với nhà cung cấp mà ngay đơn hàng đặt thử đầu tiên đã lỡ hẹn.

Lời khuyên: Luôn luôn cố gắng bằng mọi cách giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng. Trường hợp có vấn đề phát sinh ảnh hưởng tới quá trình làm hàng, phải báo sớm cho khách hàng về lịch trình giao hàng mới. Tránh trường hợp đến ngày giao hàng mới báo khách hàng về việc giao hàng chậm.

3. Không cập nhật tình trạng sản xuất đơn hàng cho khách thường xuyên

Tâm lý của người mua hàng sẽ là mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá thấp nhất, được phục vụ tận tình chu đáo và được nhận hàng sớm. Vậy nên trong quá trình sản xuất hàng, người xuất khẩu nên báo cáo tình trạng cho khách hàng thường xuyên để khách hàng yên tâm.

Tránh trường hợp, khi nào khách hỏi tình hình mới trả lời. Đặc biệt là đối với những đơn hàng có thời gian giao hàng dài, việc cập nhật tình trạng sản xuất hàng cho thường xuyên sẽ làm khách bớt lo lắng và tin tưởng hơn vào đối tác mà họ đang làm việc cùng.

Lời khuyên: Chủ động báo cáo tiến trình sản xuất hàng hóa cho khách hàng bằng việc tóm tắt tình hình qua email, tin nhắn, hình ảnh và videos.

4. Đóng gói hàng hóa không cẩn thận

Một điểm tuy không quá lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của người xuất khẩu đó chính là khâu đóng gói hàng hóa. Một số nhà cung cấp chỉ quan tâm tới hàng hóa mà bỏ quên mất chi tiết này. Cần phải lưu ý rằng, ở đây là đóng gói hàng hóa để xuất khẩu đi nước ngoài, chứ không phải gửi hàng trong nước. Vậy nên trong khâu đóng gói, nhà cung cấp nên chú ý cẩn thận.

khách không mua hàng

Nếu hàng hóa đóng trong thùng carton, nên dùng thùng carton trơn, đủ độ cứng cáp, không có những thông tin, chữ viết không liên quan phía bên ngoài thùng.

Ví dụ, không nên dùng các thùng hàng đựng kẹo bánh để đóng hàng quần áo gửi đi cho khách. Đặc biệt khi đóng thùng, cần chuẩn bị một tem dán bên ngoài đề thông tin, số điện thoại người gửi và người nhận, đánh số các thùng hàng để tránh hàng hóa bị thất lạc trong quá trình chuyển hàng.

Lời khuyên: Nếu hàng được đóng trong thùng carton, nên chọn thùng có chất lượng tốt và bên ngoài thùng có dán tem ghi rõ thông tin người nhận và gửi.

Trên đây là những lỗi cơ bản cần tránh không chỉ trong lần xuất khẩu đầu tiên mà trong tất cả các đơn hàng xuất đi cho khách hàng ngoại, và cho các hoạt động thương mại khác. Con đường xuất khẩu không hề dễ dàng nhưng nó cũng không khó đối với những ai thực sự quyết tâm và kiên trì.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2021-06-09 11:37:34.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.