bọ cánh cứng

Cây ca cao mới trồng 1 – 2 năm đầu thường bị bọ cánh cứng ăn lá. Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết của bọ cánh cứng khi gặp phải vật lạ đụng vào, chúng ta làm bẫy đèn để bắt chúng ngay tại vườn rất hiệu quả mà không cần xử lý với bất cứ một loại hóa chất nào.

Gặp phổ biến là bọ nâu (Adoretus sp.) thuộc họ Scarabacidae, gây hại chủ yếu từ lúc chạng vạng tối đến đêm. Bọ ăn phần thịt lá (chừa lại gân lá trông giống như mạng lưới), làm lá mất khả năng quang hợp, cây chậm phát triển, còi cọc. Khi bọ cánh cứng có mật số thấp, ban đêm có thể soi đèn bắt bằng tay, nhưng làm như vậy rất tốn công mà hiệu quả không cao. Ở những vườn có mật số bọ cao, gây thiêt hại nặng, người ta phải phun lên tán lá các loại thuốc có độc tính mạnh như Bi 58, Bian, Selecron, Sumithion (kết hợp với chất bám dính) và phun nhiều lần mới diệt trừ bọ được. Tuy nhiên việc dùng thuốc BVTV vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến thiên địch (côn trùng có ích).

cây ca cao
Bắt bọ cánh cứng hại lá cây ca cao

Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết khi đụng phải vật lạ của bọ cánh cứng, có thể làm bẫy đèn để bắt chúng (không cần dùng tới hóa chất). Bọ cánh cứng bắt được có thể cho cá, gà, vịt ăn.

Cách làm bẫy đèn rất đơn giản:

– Dùng một tấm tôn kẽm có chiều dài và chiều rộng 1 – 1,5 m làm bia chắn cắm ngoài vườn (cao 1,8 – 2 m).

– Phía dưới bia đào hố, rộng khoảng 60 cm, sâu 30 cm; lót bạt nylon chứa nước.

– Một cây đèn compact sạc điện (thường được sử dụng khi cúp điện) được treo vào giữa tấm bia có khoét lỗ (để chiếu sáng cả hai mặt).

Đèn được treo từ 19 đến 22 giờ. Nếu vườn có ao nuôi cá, có thể làm bẫy trên ao để bẫy bắt bọ cánh cứng làm mồi cho cá.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-18 16:46:59.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.