Trang Chủ » Cá trắm cỏ: Cẩm nang nuôi, câu và chế biến

Cá trắm cỏ: Cẩm nang nuôi, câu và chế biến

1,K lượt xem
cá chắm cỏ

Cá trắm cỏ có đặc điểm gì?

Cá trắm cỏ phân bố rộng, thích sống ở tầng dưới nước, sông ngòi, ao hồ tự nhiên, di chuyển, hoạt bát, bơi nhanh, tập trung thành đàn sinh đẻ trong bãi cạn ao hồ nhiều và chi lưu sông lớn, mùa đông thường qua đông ở vùng nước sâu.

Cá trắm cỏ là loài cá ăn cỏ, cá con chủ yếu ăn thức ăn phù du, ấu trùng muỗi, tảo, bèo, cám. Khi cá dài 10cm là hoàn toàn ăn mồi thực vật thuỷ sinh cao cấp như cỏ đắng, tảo đen lá to và loại tảo khác thích ăn lá lúa cỏ non tươi, thức ăn thương phẩm và thức ăn hạt phối hợp.

cá trắm cỏ

Vào mùa đông nhiệt độ nước xuống trên dưới 8 độ C, cá trắm cỏ cơ bản ngừng ăn mồi. Đây cũng là một lưu ý quan trọng nếu bạn muốn trở thành một “cần thủ” câu cá trắm giỏi.

Câu cá trắm cỏ cần nắm những kỹ thuật nào?

Cá trắm cỏ thuộc loài cá lớn, sinh trưởng nhanh. Cá 1 tuổi bình quân dài 292-329mm, thể trọng 475-600g, cá 2 tuổi binh quân dài 410mm, thể trọng 1500g, cá 3 tuổi dài 710-730mm, thể trọng 2500-3000g.

Cá trắm thịt giòn có những đặc điểm nào?

Cá trắm thịt giòn là loại cá trắm ưu chất dưới điều kiện môi trường đặc định dùng thức ăn đặc biệt để nuôi. Đậu tằm là thức ăn chủ yếu, nuôi cá trắm ở điều kiện môi trường đặc định, về sau phát hiện chất thịt cá trắm nuôi lớn chắc giòn thơm ngon miệng, do đó gọi nó là trắm thịt giòn. Giá bán cao hơn cá trắm thông thường.

cá trắm giòn

Thành phần dinh dưỡng trong thịt cá trắm thịt giòn và cá trắm thông thường là như nhau, hàm lượng protein cao hơn cơ bắp cá trắm thông thường 2,2%; hàm lượng mỡ thô cao hơn 40%, tổng lượng amino acid đều cao hơn cá trắm thường, lươn, chạch, cá mè, cá về, trong đó hàm lượng glutamic acid đạt đến 3,93%.

Tình hình nuôi cá trắm thịt giòn như thế nào?

Muốn nuôi được cá trắm thịt giòn phải mua cá trắm lớn làm cá giống. Nếu nuôi 10ha cá trắm thịt gòn cần khoảng 73.650 tần thức ăn. Giá thành thức ăn rất đắt, làm giá cá cũng đắt, nên không được sử dụng phổ biến. Vì vậy việc nuôi cá trắm thịt giòn ở nước ta chưa thực sự phát triển.

Cá loại hồ nuôi cá trắm

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

Nuôi cá trắm là cá chính, hiệu quả cao.

–           Một lần thả cá trắm giống quy cách, cuối năm bắt một làn, sản lượng mỗi mẫu 1000kg. Yêu cầu nước sâu hơn 1,5m, lấy nước và thoát nước thuận tiện, diện tích 5-20 mẫu, lắp đặt 2-3 máy tăng oxy, nếu mỗi mẫu thả trên dưới 600 con mỗi con 100g, mỗi mẫu nuôi ghép 200 con cá chép, 60 con cá mè, 200 con cá diếc, 60 con cá mè hoa.

–           Mỗi lần thả cá giống trắm không cùng quy cách, mỗi năm bắt 3-5 lần, mỗi mẫu sản lượng 1000kg, yêu cầu nước sâu hơn 1,5m, láy nước và thoát nước thuật lợi, diện tích 5-20 mẫu, trang bị 2-3 máy tăng oxy, nếu mỗi mẫu thả giống cá trắm 3 loại quy cách 50-100g/con, trên dưới 250g/con và trên dưới 1000g/con lần lượt là 250 con, 200 con, 60 con, mỗi mẫu nuôi ghép cá mè trắng 200 con, cá mè hoa 60 con, cá diếc 200 con.

–           Mỗi lần thả nuôi giống cá trắm quy cách khác nhau, mỗi năm số lần đánh bắt không ít hơn 5 lần, sản lượng mẫu trên 1000kg. Yêu cầu nước sâu hơn 1,5m, lấy nước và thoát nước thuận lợi, diện tích 5-20 mẫu, trang bị 2-3 máy tăng oxy. Nếu mỗi mẫu thả nuôi cá trắm giống 100-200g/con và 500-1000g/con lần lượt là 600 con, 350 con, trên dưới 100 con, mỗi mẫu nuôi ghép cá mè 100 con, cá mè hoa 150 con và cá diếc trên dưới 50 con, mô thức này chủ yếu sử dụng thức ăn cao cấp, khác với hai loại trên là: nuôi xen cá mè trắng, mè hoa tỷ lệ với số lượng cá nuôi chính.

Ao nuôi cá trắm là chính, giảm thả cá giá trị thấp (như cá mè), tăng thả có giá trị cao như cá tầm môi thìa, cá chim, lươn. Ao nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, mỗi mẫu có thể nuôi 100-200 con cá vền, ao có nhiều ốc có thể thả nuôi cá trắm cỏ; ao có nhiều cá tạp có thể thả cá rô mo thân cao, cá vược.

Hướng dẫn nuôi ghép cá trắm đen hiệu quả

Căn cứ môi trường nuôi trồng khác nhau chọn mô thức thích hợp.

–           Chọn ao lấy và thoát nước thuận tiện, chất nước tốt, mật độ thả nuôi cá mè trắng, mè hoa không nên quá lớn, thiết bị tăng oxy tăng thích hợp lượng thả nuôi cá trắm là chính, mật độ thả nuôi là: 600-800 con/mẫu (sử dụng thức ăn hạt cứng), 1000-1200 con/mẫu (sử dụng thức ăn phồng) và sử dụng mô thức một lần thả đủ, chia đợt đánh bắt và luân lưu vừa bắt vừa thả.

–           Ao hồ nuôi thưởng nước kém, lấy và thoát nước không thuận tiện. Tăng mật độ thả nuôi cá mè trắng, mè hoà (trên dưới 400 con/ mẫu). Giảm mật độ thả nuôi cá trắm cỏ là: 200-300 con/mẫu (sử dụng thức ăn hạt cứng), 400-500 con/mẫu (sử dụng thức ăn phồng hoá), nên sử dụng thức ăn phồng hoá. Phương thức một lần thả đủ, cuối năm bắt một lần.

–           Ao bên bờ có nuôi giá súc gia cầm. Mật độ thả nuôi cá trắm là chính (300-400 con/mẫu), cá mè (50-100 con/mẫu), cá tầng đáy (100con/mẫu), sử dụng thức ăn phồng hoá, thả thuốc sinh vật điều tiết chất nước.

Căn cứ nhu cầu thị trường chọn mô thức thích hợp.

–           Cá trắm cỏ quy cách lớn vừa sản lượng mẫu 1000kg, một lần thả đủ cuối năm đánh bắt. Yêu cầu nước sâu hơn 1,5m, lấy nước và thoát nước thuận tiện, diện tích 5-20 mẫu, thiết bị 2-3 máy tăng oxy, mỗi mẫu thả cá trắm cỏ 200-250 con từ 500-1000g/con, tăng thả cá mè hoa, 250 con/mẫu mỗi con 100g, cá diếc trên 50g/con thả 250-300 con/mẫu.

–           Nghiêng về cá diếc, mỗi mẫu 1000kg, một lần thả đủ, nhiều lần đánh bắt. Yêu cầu nước sau hơn 1,5m, lấy và thoát nước dễ dàng, diện tích 5-20 mẫu. Thiết bị 2-3 máy tăng oxy. Cá diếc vừa 50-100g con, mỗi mẫu thả trên dưới 200 con; 100-150g/con, mỗi mẫu thả trên dưới 100 con, lượng thả nuôi loài cá khác như phần trên.

–           Nghiêng về cá mè. Sản lượng mỗi mẫu 1000kg, một lần thả đủ đánh bắt nhiều lần, yêu cầu nước sâu hơn 1,5m, lấy nước và thoát nước dễ dàng, diện tích 5-20 mẫu, thiết bị 2-3 máy tăng oxy; giảm lượng thả nuôi cá trắm, quy cách 50-100g/con, mỗi mẫu thả trên dưới 200 con; 250g/con, mỗi mẫu thả tển dưới 150 con; 1000g/con, mỗi mẫu thả nuôi trên dưới 60 con. Lượng thả nuôi cá mè 50-100g/con, 150 con/mẫu; 100-200g/con, thả nuôi trên dưới 80 con/mẫu. Lượng thả nuôi cá khác giống mô thức thả nuôi hiệu quả cao cá trắm ở trên.

Hồ nước nhỏ và hồ núi thả nuôi cá trắm cỏ như thế nào?

Hồ nước nhỏ và hồ núi chủ yếu nuôi cá trắm cỏ, áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi cá trắm ở ao hồ, quy cách chủng loại phải lớn mật độ thả nuôi và sản lượng đơn vị thấp hơn ở ao hồ. Phải thả cá giống lớn trên 100g hoặc cá giống trên 2 tuổi, quy cách thả nuôi cá trắm cỏ 100-200g/con, cá mè hoà, mè trắng 100-150g/con, cá chép 30-50g/con, cá diếc 20-30g/con. Theo cá nuôi chính 80%, loài cá nuôi ghép 20%. Mỗi mẫu mặt nước nuôi cá trắm giống lớn 1 tuổi 200-300 con, cá giống 2 tuổi 80-100 con.

Thùng lưới ở hồ nước thả nuôi cá trắm cỏ như thế nào?

Sản lượng mỗi mét vuông trên dưới 100kg, mỗi mét vuông thả cá giống 30-80 con loại 50-150g/con. Mỗi mét vuông thả cá trắm 50-60 con loại 100g/con, nuôi sau 210 ngày, đạt 1,2-1,4kg/con, sản lượng đơn vị mỗi mét vuông có thể đạt trên dưới 73kg.

lẩu cá trắm

Thịt cá trắm được bày biện cho món lẩu cá ngon tuyệt. Xem đường dẫn công thức chế biến ở cuối bài.

Lồng thùng lưới hồ nước, trên nuôi cá trắm dưới nuôi cá mè “là trong một cái thùng lưới lớn lắp 4 cái thùng lưới nhỏ, trong thùng lưới nhỏ cho thức ăn hạt tổng hợp nuôi cá trắm cỏ tầng nước kẹp giữa trên và dưới thùng lưới nhỏ và thùng lưới lớn (thùng lưới nhỏ cao trên dưới 3m, thùng lưới to cao trên dưới 4m, tầng nước kẹp giữa cao 0,5-1m) nuôi cá mè, cá mè lợi dụng phân của cá trắm và thức ăn rơi làm thức ăn, không thường xuyên cho ăn. Mô thức nuôi này lợi dụng thói quen khác nhau của loài cá khác nhau, nâng cao tỷ lệ lợi dụng thức ăn ở mức độ lớn nhất. Đây là mô thức mới tiết kiệm năng lượng, mật độ cao, nuôi tinh cao sản.

Vùng nước nhỏ, nước chảy thả nuôi cá trắm như thế nào?

Quy cách thả nuôi.

Cá giống thả nuôi phải lớn hơn 16cm, thể trọng cá thả là 250-1000g.

Mật độ thả nuôi.

Cá giống lớn, mật độ thả nuôi là 20-30con/mét vuông; dùng nuôi cá trắm làm thức ăn, mật độ nuôi là 3-5con/ mét vuông, hồ nuôi cá làm thực phẩm có thể nuôi ghép loài cá khác.

Lượng nước thay đổi.

Hai mùa xuân thu mỗi ngày thay đổi nước hồ trên 2 lần, mùa hè mỗi ngày hơn 3 lần, mùa đông mỗi ngày 1 lần, bảo đảm nước trong hồ thông thoáng, tốc độ chảy 0,2m/s.

Thu hoạch.

            Nguyên tắc “bắt cá to để lại cá nhỏ”, cá trắm giống 25g/con, sản lượng đơn vị có thể đạt 5-8kg/mét vuông; nuôi cá trắm cỏ dùng làm thức phẩm (quy cách bình quân 5kg/con), đơn vị sản phẩm có thể đạt 15-30kg/mét vuông).

Nuôi cá trắm thịt giòn ở ao hồ và thùng lưới cần có những điều kiện cơ bản nào?

Ao hồ.

            Yêu cầu đáy ao ít bùn, nguồn nước đầy đủ, chất nước tốt không ô nhiễm, lấy nước thoát nước tiện lợi, nước sâu trên dưới 2m. Trước khi thả nuôi làm vệ sinh ao hồ sạch sẽ và tiêu độc cẩn thận.

Hướng dẫn nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao

Thùng lưới.

            Có thể đặt ở chỗ lưng gió hướng mặt trời của ao đầm, hồ nước, sông ngòi, nguồn nước không ô nhiễm, oxy hoà tan phong phú, nước sâu trên 4m, phần đáy của thùng lưới đêm một tấm vải thưa mắt 30 để làm bệ cho thức ăn. Thùng lưới mới phải xuống nước trước 10 ngày, để cho loài rong bám vào lưới tránh tổn thương thân cá; lưới đã dùng qua phải làm vệ sinh sạch sẽ và dùng dung dịch nước vôi 5% ngâm 30 phút.

Điều kiện tốt nhất để nuôi cá trắm thịt giòn là lượng thức ăn đậu tằm thích hợp (mỗi kg thể trọng cá cho ăn 4,3kg), mỗ trường nước thích hợp (nhiệt độ nước 30±2 độ C, oxy hoà tan ≥5mg/lít, pH 5,8~6,2).

Thả nuôi cá giống cá trắm thịt giòn và chọn thức ăn.

Cá trắm thả nuôi phải chọn cá thể có thể chất khoẻ mạnh, vô bệnh tật, không bị tổn thương. Mỗi mẫu hồ nuôi cá trắm 230-250 con cá giống 2kg/con nuôi ghép cá diếc 400 con, cá chép 30 con, cá mè 40 con. Thùng lưới mỗi mét vuông thả nuôi cá trắm 50 con – 30 con loại quy cách 2kg, mỗi mét vuông nuôi ghép cá mè trắng, mè hoa giống 1- 2 con.

Trước khi thả nuôi cá trắm, tốt nhất là tiêm thuốc miễn dịch hoặc dùng nước muối 2%-3% hoặc dung dịch potassium permanganate 20-30g/ mét vuông ngâm tiêu độc 5-10 phút.

Nuôi cá trắm thịt giòn chọn đầu tằm là thức ăn chính hoặc cá trắm giòn hoá chuyên dùng thức ăn nhân công phối hợp. Trước khi cho ăn phải ngâm đậu tằm 12-24 giờ. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, thời gian cho ăn lần lượt là 7 – 8 giờ sáng, chiều từ 16 – 17 giờ, lượng cho ăn ngày là 2% – 3% thể trọng của cá. Thời kỳ đầu nuôi thả, cho cá trắm ăn thức ăn phối hợp. Sau 7 – 8 ngày bắt đầu cho ăn đậu tằm, đậu tằm cần cho ăn trên dưới 120 ngày.

Phòng bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ như thế nào?

Bệnh cá trắm cỏ và cách phòng trị

Triệu chứng.

            Thân đen hơi có màu hồng, bộ phân cá bệnh xung huyết xung quanh xoang miệng, hàm dưới, phần đầu hoặc khoang mắt, khi nghiêm trọng, cơ bắp tràn thân xuất hiện màu hồng tươi, có thể chia ra 3 loại là loại cơ bắp màu đỏ, loại vây đỏ nắp mang đỏ và loại viêm ruột.

Tinh hình dịch bệnh.

Hằng năm từ tháng 6 – 9 là mùa dịch bệnh này lây lan, chủ yếu nguy hại loại cá trắm 1 tuổi.

Phương pháp phòng trị.

            Cá bột dùng thuốc phòng dịch ngâm miễn dịch, cá giống dùng thuốc phòng dịch nhân công tiêm phòng. Bẹnh này chưa có thuốc trị liệu hiệu quả.

Tiêm miễn dịch cho cá trắm thao tác như thế nào?

Dụng cụ tiêm.

            Dụng cụ tiêm gồm kim tiêm, ống tiêm. Trước khi dùng luộc sôi 15-20 phút khử trùng, sau khi dùng rửa sạch sẽ.

Khử trùng cho cá giống.

            Trước khi tiêm miễn dịch cho cá giống dùng nước muối 2%-3% ngâm 5-10 phút (xem nhiệt độ nước cao thấp mà quyết định), cũng có thể sau khi miễn dịch khử trùng, nhất là thân cá có mang ký sinh trùng, có thể dùng nước muối cho thêm thuốc khử trùng đồng thời tiêu độc 5-10 phút.

Quy cách cá giống.

Cá trắm giống trên 10cm

Phương pháp tiêm.

–           Tiêm bắp. Chỗ bắp dưới chân vây lưng của cá, đầu kim và thân cá thành 45 độ đâm vào thân cá 0,2-0,5cm là được.

–           Tiêm khoang bụng. Chỗ khoang bụng phần chân vây bụng của cá, đầu kim và thân cá thành 45 độ đâm sâu vào thân cá 0,2cm là được.

–           Kim tiêm cá giống có quy cách 10-13cm nói chung dùng mũi kim số 4, cá giống có quy cách 17cm dùng mũi kim so 4,5-5. Nếu khi tiêm khoang bụng, tránh chọc kim tiêm qua sâu làm tổn thương nội tạng cá.

–           Lượng thuốc tiêm. Vaccin sống (live vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm. Cá trắm thể trọng 15-250g mỗi con tiêm 0,2mg, cá trắm thể trọng 250-750mg mỗi con tiêm 0,3mg; vắc xin chết (innactivated vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm, cá trắm thể trọng 15-250g mỗi con tiêm 0,3mg cá trên 250g mỗi con tiêm 0,5mg.

Khi tiêm phòng dịch cho cá trắm có thể dung chậu đựng cá, người tiêm đeo găng tay vải sơi bắt cá tiêm.

  • Vị tri đặt lọ thuốc tiêm. Trước khi tiêm thuốc chọn một đoạn cây tre treo bình thuốc lên cao, hơn mặt thao tác tiêm 50-80cm. Trước hết rút hết không khí trong ống tiêm, trong thời gian thao tác, tránh ánh mặt trời trực tiếp chiếc vào thuốc tiêm, đồng thời phải tránh nhiệt độ cao.

Chú ý:

–           Vaccine sống (live vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm phải bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C, sau khi vaccine tan trong vòng 2 giờ phải dùng hết.

–           Cá trắm tiêm phòng dịch phải là cá khoẻ mạnh, không bệnh tất, không có ký sinh trùng.

–           Vaccine quá hạn dùng hoặc biến chất không được sử dụng.

–           Lượng thuốc vaccine phải căn cứ vào thuyết minh.

Các bạn có thể tham khảo chuyên sâu tại bài viết Bệnh của cá trắm mà Farmvina đã hướng dẫn trước đây.

lẩu cá trắm

Để kết lại bài viết tất tần tật về cá trắm cỏ, Farmvina gửi tặng bạn công thức chế biến món lẩu cá trắm ngon tuyệt và chúc bạn cùng gia đình có những phút giây vui vẻ bên con cá trắm.

Lẩu cá trắm: Hướng dẫn bí quyết làm ngon

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá trắm cỏ có đặc điểm gì?

Cá trắm cỏ phân bố rộng, thích sống ở tầng dưới nước, sông ngòi, ao hồ tự nhiên, di chuyển, hoạt bát, bơi nhanh, tập trung thành đàn sinh đẻ trong bãi cạn ao hồ nhiều và chi lưu sông lớn, mùa đông thường qua đông ở vùng nước sâu. Cá trắm cỏ là loài cá ăn cỏ, cá con chủ yếu ăn thức ăn phù du, ấu trùng muỗi, tảo, bèo, cám. Khi cá dài 10cm là hoàn toàn ăn mồi thực vật thuỷ sinh cao cấp như cỏ đắng, tảo đen lá to và loại tảo khác thích ăn lá lúa cỏ non tươi, thức ăn thương phẩm và thức ăn hạt phối hợp.

Cá trắm thịt giòn có những đặc điểm nào?

Cá trắm thịt giòn là loại cá trắm ưu chất dưới điều kiện môi trường đặc định dùng thức ăn đặc biệt để nuôi. Đậu tằm là thức ăn chủ yếu, nuôi cá trắm ở điều kiện môi trường đặc định, về sau phát hiện chất thịt cá trắm nuôi lớn chắc giòn thơm ngon miệng, do đó gọi nó là trắm thịt giòn. Giá bán cao hơn cá trắm thông thường.

Đặc điểm nhận biết cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết là gì?

Thân đen hơi có màu hồng, bộ phân cá bệnh xung huyết xung quanh xoang miệng, hàm dưới, phần đầu hoặc khoang mắt, khi nghiêm trọng, cơ bắp tràn thân xuất hiện màu hồng tươi, có thể chia ra 3 loại là loại cơ bắp màu đỏ, loại vây đỏ nắp mang đỏ và loại viêm ruột.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-08-26 10:55:35.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.