cây cao su

Tìm hiểu đặc tính thực vật của cây cao su

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, nó có thể sống thọ đến sáu bảy chục năm, nhưng thời gian khai thác mủ từ 20 đến 40 năm là nhiều. Cây càng già càng kiệt sức, năng suất mủ kém dần và cạn kiệt. Cây sống thọ và cho năng suất cao là nhờ vào bột máy sinh trưởng quá tốt của nó.

Thân cây cao su

Cây cao su có thân môc thẳng và tròn trịa, lên đến độ cao từ 2m đến 3m thì phân cảnh. Chỗ phân cành này tiếng lóng trong nghề gọi là ‘cổ áo’. Sau này, khai thác mủ trên thân cũng từ đoạn ‘cổ áo’ này xuống tận gốc. Phần sát gốc của cây tiếng lóng trong nghề gọi là ‘chân voi’, vì quả thật đoạn này phình rộng ra như hình thù bàn chân của con voi (trong khi phần thân cây từ gốc lên đến ‘cổ áo’ thì suôn đuột và lớn đều nhau chẳng khác gì chân con voi vậy).

Rễ cây cao su

Thông thường hễ thân cây cao thì rễ chuột càng dài, có như vậy thì mới giữ được thế đứng vững cho cây khi gặp mưa to gió lớn.

Hơn nữa, cây càng to cao thì nhiệm vụ của bộ rễ, trong đó quan trọng là rễ chuột, tức rễ cái, là hút nước khoáng ở tầng đất sâu càng nhiều, càng tốt để nuôi cây, nhất là trong mùa hạn hán.

Cây cao su có 2 loại rễ:

  • Rễ cái: to, khoẻ, dài từ 3 đến 5m, cắm sâu vào lòng đất để hút nước, và giúp thân cây đứng vững.
  • Rễ bàng: là vô số rễ nhỏ mọc quanh đoạn có rễ, phân nhánh đan qua chéo lại như một mạng lưới hút các chất bổ dưỡng ở tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ bàng tuy nhỏ mà nhiều, bên trên tán lá vươn ra đến đâu thì dưới đất rễ bàng mọc lan đến đó. Vì vậy, khi cày bừa để diệt cỏ trong lô ta nên cày với độ cạn khoảng 10 phân để tránh làm đứt rễ bàng.

Vỏ cây: Vỏ cây cao su là nơi cung cấp mủ vì nơi đây chứa nhiều mạch mủ, tạo nguồn lợi chính cho người trồng, do đó ta cố tránh làm thương tổn đến lớp vỏ ở thân cây. Lớp vỏ mà bị dập nát, bung tróc hoặc nổi u sần sùi sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất mủ của cây.

Vỏ cây su gồm có 3 lớp sau đây:

  • Lớp da bẩn: đây là lớp vỏ ngoài cùng, xù xì màu nâu sẫm, vì đó là những tế bào chết nên không chứa mạch mủ. Tuy vậy chức năng của lớp da bẩn này cũng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây, vì nó bảo vệ hai lớp da bên trong.
  • Lớp da cát: là lớp vỏ cứng nằm trong lớp da bẩn, còn gọi là lớp vỏ cứng, chứa mạch mủ nhưng không nhiều.
  • Lớp da lụa: là lớp vỏ mềm trong cùng, dày chừng vài phân, nhưng chứa nhiều mạch mủ nhất. Mạch mủ của cây cao su không nằm theo chiều thẳng đứng của thân cây mà xếp nghiêng từ phải sang trái, làm thành một góc 5 độ so với đường thẳng đứng, tính từ dưới lên.

Lá cây: Lá cây cao su là lá kép, mỗi là gồm 3 lá chét. Trong lá cũng chứa nhiều mạch mủ, còn phẩn cuống lá thì có tuyến mật, đủ sức lôi cuốn các loài ong và một số loại côn trùng khác bu đến hút mật. Khi lá còn non màu sắc nâu tím; khi trưởng thành sắc lá màu xanh lợt và mềm mại. Còn khi đã già thì lá cứng và đởi sang màu xanh đậm.

cây cao su

Chức năng của lá cao su là quang hợp và biến đổi nhựa nguyên thành nhựa luyện để nuôi cây.

Những mạch mủ li ti tích chữa trong lá cao su đã góp phần làm tăng sản lượng mủ cho cây. Vì vậy, trong mùa cây thay lá (tháng giáp Tết âm lịch) ta phải tạm nghỉ cạo. Chờ đến khi lá mọc chân chim, tức là trên cây lớp lá non ra ổn định thì cây mới cho mủ và cạo trở lại.

Hoa: Cây cao su trồng đến năm tuổi thứ tư thì trổ hoa. Hoa màu vàng, đơn tính, mọc thành nhánh ở nách lá. Hoa đực và hoa cái mọc chung trên một nhánh và mỗi nhánh thường có 12 chùm, trên đó số hoa cái chỉ chiếm một phần mười hoa đực.

Dù mọc chung chùm, nhưng thường hoa đức chín trước hoa cái chín sau, nhưng điều đó không gây cản trở đến sự thụ tinh của hoa cái, vì chúng thu phấn chéo. Phấn hoa đực của nhánh khác, hay của cây khác sẽ nhờ gió hay côn trùng mang đến thụ phấn cho hoa cái của cây kia.

Mùa ra hoa của cây cao su thường đến sau Tết Nguyên Đán, khi cây đã hoàn tất việc thay lá mới.

Trái: Trái cao su có 3 ngăn ghép thành 3 buồng riêng rẽ. Mỗi buồng như vậy chứa một hột bên trong. Khi già vỏ trái khô cứng, màu trắng ngà, nứt vách ngăn để bắn hột văng xuống quanh gốc.

Hột: Tuỳ theo giống mà hột cao su có hình bầu dục hay hình tròn. Hột khá to, có đường kính 1,5 đến 2cm. Thường khi vỏ hột có màu nâu lợt, trên đó nổi nhiều vân màu nâu sậm hơn. Vỏ hột láng trơn và rất cứng, bên trong chứa nhân hột gồm đủ phôi nhũ và cây mầm.

Do vỏ hột cứng nên khi gieo ta phải gõ nhẹ cho vỏ hột nứt ra thì hột mới dễ nảy mầm được. Hột cao su ngoài việc để giống, còn làm thức ăn cho gia súc và làm phân bón rất tốt.

  • Nhân hột cao su nếu rang chín với nhiệt độ 35 đến 40 độ C cho hết chất độc là axit cyanhydric, sau đó xay nhỏ dùng làm thức ăn gia súc. Tốt nhất là nên cho ăn ít.
  • Nhân hột cao su chứa hơn 30% chất dầu. Chất dầu này vì có chứa axit cyanhydric, là một chất độc cần phải khử với nhiệt độ cao thì mới dùng được cho người và gia súc. Dầu cao su dùng để pha chế vào sơn, làm xà bông. Còn phần xác hột sau khi ép thì để làm phân bón.

Tóm lại, cây cao su rất hữu ích đối với đời sống con người. Ngay gỗ cao su, ngày trước xem là gỗ tạp, nhưng nếu biết trừ khử mối mọt lại trở nên có giá trị lớn, như đóng bàn ghế, làm bột giấy.

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc tính thực vật của cây cao su là gì?

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, nó có thể sống thọ đến sáu bảy chục năm, nhưng thời gian khai thác mủ từ 20 đến 40 năm là nhiều. Cây càng già càng kiệt sức, năng suất mủ kém dần và cạn kiệt. Cây sống thọ và cho năng suất cao là nhờ vào bột máy sinh trưởng quá tốt của nó.

Chức năng chính của vỏ cây cao su là gì?

Vỏ cây cao su là nơi cung cấp mủ vì nơi đây chứa nhiều mạch mủ, tạo nguồn lợi chính cho người trồng, do đó ta cố tránh làm thương tổn đến lớp vỏ ở thân cây. Lớp vỏ mà bị dập nát, bung tróc hoặc nổi u sần sùi sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất mủ của cây.

 

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-05-19 23:45:52.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.