Trang Chủ » Con trùn: Tìm hiểu các đặc tính để nuôi tốt

Con trùn: Tìm hiểu các đặc tính để nuôi tốt

1,6K lượt xem
con trùn

Con trùn

Con trùn có rất nhiều giống. Hiện nay chưa có một thống kê nào về vấn đề này đáng tin cậy, nhưng chắc chắn là trên thế giới có đến vài ngàn giống trùn khác nhau.

Số trùn này được phân bố khắp các châu lục (trừ Bắc cực và Nam cực do thời tiết quá khắc nghiệt), và gần như mỗi châu lục đều có một số giống trùn riêng, thích hợp với khí hậu vùng chúng sống.

Nhìn chung, trùn (tên khoa học là Pheretima asiatica M.) đều có hình dạng na ná như nhau. Thân chúng được chia làm nhiều đốt, chúng không chân, di chuyển được nhờ các cặp lông ngắn nhưng cứng nằm ở mặt bụng và hai bên thân.

Khi trườn tới, các cặp lông cứng này chỏi xuống đất làm điểm tựa chắc chắn cho những đốt phía sau uốn éo rướn lên.

Các giống trùn có thể khác nhau về kích thước, như to nhỏ, dài ngắn …, đốt mang trên mình, màu sắc và vị trí của các lỗ sinh thực khí, …

Các nhà động vật học căn cứ vào những điểm khác biệt đó mà phân ra “họ”, “chi” cho các giống trùn. Chẳng hạn giống trùn đất có tại châu Á chủ yếu thuộc chi Megascolecidea, còn trùn khoang tại nước ta thuộc chi Pheretima aspergillum.

Đó là nói về giống.

Bây giờ xin nói về con giống

Tại các nước nuôi trùn công nghiệp, việc mua trùn giống về nuôi không còn là việc đáng lo vì khi đã có cầu thì có nhiều nơi cung cấp.

Còn ở ta, ngành nuôi này còn quá mở mẽ, gần như mới bắt đầu, vì vậy chưa có nhiều cơ sở đảm trách dịch vụ này!

Chúng tôi hi vọng rằng trong một thời gian ngắn nữa, thị trường trùn giống sẽ ra đời nhờ vào sự đóng góp của các chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm.

Bước đầu, chúng tôi khuyên các bạn nên bắt tay vào việc thực tập cho thạo nghề. Hơn nữa, yêu cầu trước mắt hiện nay là làm sao nuôi được số lượng trùn đủ cung ứng cho nhu cầu chăn nuôi gà vịt của mình, khỏi phải tốn công của tìm mua số trùn trôi nổi bán ngoài chợ, lúc có lúc không, khi giá này khi giá khác …

Nếu mục đích tạm thời chỉ giản đơn như vậy, thì con giống đâu cần phải tìm kiếm đâu xa, chúng đang sống ngoài tự nhiên, chung quanh nơi ta ở.

Điều này thiết nghĩ không khó lắm, vì trùn có khắp mọi nơi, ở đâu có phân trùn đùn lên thì ở đó có chúng.

Nơi trùn ở là nơi ẩm thấp (nhưng không úng ngập), nơi đất có nhiều mùn, như ở bụi chuối, các vồng khoai, các liếp trồng hoa màu, và nhiều nhất là trong các đống phân chuồng, phân rác ủ lâu ngày …

Hãy tìm bắt những con trùn mập mạnh, dù đó là giống trùn huyết hoặc trùn hổ, dù chiều dài độ 10 phân hay 15 phân, dù mình to hay chỉ bằng mút đũa …

Bắt những con còn nguyên vẹn, không đứt khúc là dược. Bạn cũng biết mình trùn rất bở, cơ hồ chỉ có một lớp da mỏng dính mà thôi, vì vậy hễ gặp lưỡi cuốc lưỡi cầy xắn vào thì làm sao còn nguyên vẹn!

Những con trùn bị đứt khúc làm hai, nhiều người cho rằng chúng vẫn sống được. Xin thưa, điều này không đúng!

Khi trùn đã bị đứt làm hai khúc thì chúng chỉ sống ngắc ngoải trong một buổi là cùng.

Số lượng con giống mà ta cần lúc đầu đâu phải có nhiều. Ta phải nhân giống rộng ra, nhiều hơn. Đặc biệt giống trùn rất dễ sống, không có chuyện “lạ nước lạ cái” đối với chúng.

Chỉ cần môi trường sống thích hợp như độ ẩm phù hợp, thức ăn đầy đủ là chúng sống mạnh và sinh sản bình thường.

Giống trùn cũng cần sự yên tĩnh, chúng cũng thích được “an cư” nếu nơi đó thức ăn đầy đủ. Đó cũng là đặc tính đặc biệt của chúng mà người nuôi cần biết.

Những hộc nuôi trùng, nếu cần xê dịch thì xê dịch nhẹ nhàng, không nên xăm xoi, xáo xới môi trường sống của chúng.

Số trùn sinh sống tại nước ta có cả trăm giống, nhỏ nhất là trùn chỉ, to nhất là trùn hổ. Trùn chỉ sống từng nùi ở các mương rãnh hoặc đáy sông. Trùn chỉ dùng làm thức ăn cho cá kiểng rất tốt, nhưng giống này không ai nuôi, vì ngoài tự nhiêu có rất nhiều.

Ai siêng cầm vợt đi vớt cũng đủ làm mồi cho cá kiểng ăn, mà dù có bỏ tiền ra mua cũng không đắt.

Loại trùn hổ thì quá to, nhiều khi gà vịt sợ không dám mổ. Trùn khoang, trùn huyết xưa nay vốn là thức ăn khoái khẩu của gia cầm.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Trùn sống trong môi trường như thế nào?

Nơi trùn ở là nơi ẩm thấp (nhưng không úng ngập), nơi đất có nhiều mùn, như ở bụi chuối, các vồng khoai, các liếp trồng hoa màu, và nhiều nhất là trong các đống phân chuồng, phân rác ủ lâu ngày ...

Cách tìm giống trùn như thế nào hiệu quả?

Hãy tìm bắt những con trùn mập mạnh, dù đó là giống trùn huyết hoặc trùn hổ, dù chiều dài độ 10 phân hay 15 phân, dù mình to hay chỉ bằng mút đũa ... Bắt những con còn nguyên vẹn, không đứt khúc là dược. Bạn cũng biết mình trùn rất bở, cơ hồ chỉ có một lớp da mỏng dính mà thôi, vì vậy hễ gặp lưỡi cuốc lưỡi cầy xắn vào thì làm sao còn nguyên vẹn!

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2017-03-16 21:01:17.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.