dụng cụ câu cá

3. Lưỡi câu

Cá đồng, cá sông có nhiều cỡ lớn nhỏ nên lưỡi câu cũng vậy. Vì muốn câu loại cá nào ta phải dùng lưỡi câu thích hợp mới câu được nó, không ai đi câu cá rô mà lại dùng lưỡi câu cá lóc bao giờ.

Ngày trước, lưỡi câu được uốn theo cách thủ công, tức uốn từng cái một với các dụng cụ thô sơ như kềm, giũa … Thời đó lưỡi cưa dù nhỏ hay lớn đều được uốn bằng thau, về sau mới uốn bằng thép.

Ngày nay, lưỡi câu các loại được nhập về bán rất nhiều ngoài thị trường, nên việc uốn lưỡi theo cách thủ công đã lỗi thời. Trừ trường thợp những tay câu cá chuyên nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề của mình họ vẫn thích tự uốn lưỡi câu mà dùng, vì tin rằng nó sẽ nhạy hơn.

dụng cụ câu cá
Bạn đã có bộ dụng cụ câu cá này chưa?

Như các bạn đã biết lưỡi câu có độ nhạy nhiều hay nhạy ít là nhờ vào đó ‘giọng’ của nó. Thường lưỡi câu có hai ‘giọng’:

  • Dạng ‘giọng’ thấp câu rất nhạy, vì cá chỉ cần ngậm sơ vào miếng mồi một chút, tuy cần chưa giật nhưng lưỡi đã dính mép nó rồi.
  • Dạng ‘giọng’ cao câu không được nhạy, chỉ khi cá quá tham, táp hết mồi nó mới dễ dính lưỡi câu.

Có điều với lưỡi câu ‘giọng’ thấp, tuy rất nhạy nhưng cá dễ sẩy khi nó quẫy mạnh. Ngược lại, với lưỡi câu ‘giọng’ cao tuy kém nhạy, nhưng khi cá đã dính lưỡi thì nó càng giẫy thì lưỡi càng lún sâu hơn vào mép nên cá khó thoát thân.

Ngày nay, các cửa hàng bán dụng cụ câu cá ở khắp các tỉnh thành trong nước đều có bán nhiều loại lưỡi câu ngoại nhập, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Các lưỡi mang nhãn hiệu Kantuki Chinu, Carbop Hook … được nhiều người ưa chuộng. Giá cả cũng tương đối mềm, có loại bịch 5 lưỡi khoảng 5 ngàn đồng, cũng có bịch giá đến 20 ngàn đồng.

Với loại lưỡi lớn dùng câu nhắp, câu rê cá lóc hay cá lóc bông thì phần tóm nhợ người ta uống một vòng tròn nhỏ vừa có chỗ để tóm nhợ câu vừa gài cọng cỏ ống từ đó đến phía mũi lưỡi, để khi rê hoặc nhắp cần, lưỡi câu sẽ không bị vướng vào cỏ, vào lúa … Chỉ khi cá đớp mồi thì đoạn cỏ mới tự động bung ra để mũi nhọn của lưỡi ghim sâu vào mép cá.

Với lưỡi nhỏ để câu cá đồng như rô, chép, sặc, phần tóm lưỡi câu chỉ cần đập dẹp một khúc là được.

Lưỡi câu mua về tuy đúc từ một khuôn, nhưng không phải cái nào cũng có độ nhạy bén như nhau. Vì vậy, nếu có trong tay những cái lưỡi câu quá nhạy, hễ cá ăn mồi là dính, người ta thường quý vô cùng. Sau mỗi buổi đi câu về, các lưỡi đó sẽ được tháo ra để cạo rửa cho sạch trước khi cất vào hộp để dùng vào lần đi câu sau.

–> Xem trang kế: Chì câu

Originally posted 2015-09-14 10:16:41.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.