Trang Chủ » Khổ Qua (Mướp Đắng)

Khổ Qua (Mướp Đắng)

469 lượt xem

Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, là loài cây leo được trồng ở các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Cây khổ qua có lá xoăn, hoa màu vàng, trái chín có màu cam vàng, vị đắng. Trái chưa chín có màu xanh lá cây, hình dáng như quả dưa leo và bề mặt sần sùi. Thịt quả, lá, hạt, dầu hạt và rễ đều sử dụng được.

Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng

Mướp đắng là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Trung bình, cứ 100g mướp đắng gồm có:

  • Năng lượng: 21 kcal
  • Nước: 93.95g
  • Carbohydrate: 4.26g
  • Chất xơ: 2.1g
  • Vitamin C: 89.4mg
  • Sắt: 0.77mg
  • Vitamin A: 426 IU

Thành phần vitamin A, C, folate và chất xơ trong mướp đắng chứa rất nhiều. Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic giúp bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư.

Tác dụng của mướp đắng

Hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu

Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thử nghiệm trên các quy mô khác nhau, đều cho kết quả: mướp đắng có thể góp phần làm cải thiện hàm lượng đường trong máu lâu dài, tác động tích cực đến với chỉ số của fructosamine và hemoglobin A1c.

Theo nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường, kết quả cho thấy khi dùng 2.000mg mướp đắng mỗi ngày đều có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c. Ngoài ra, mướp đắng còn làm giảm fructosamine – là yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, một bằng chứng khác cho thấy mướp đắng còn làm tăng sự bài tiết insulin của tuyến tụy, giúp giảm hấp thụ glucose ở ruột, thay vào đó làm tăng khả năng hấp thụ và sử dụng glucose ở các mô ngoại vi, giảm lượng đường trong máu.

khổ qua

Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu trong ống nghiệm đều cho thấy khổ qua có khả năng chống ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi, vòm họng và ung thư vú, như:

  • Chiết suất từ mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.
  • Chiết xuất từ mướp đắng còn có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vú, thậm chí tiêu diệt luôn cả tế bào ung thư.

Và đến nay, vẫn còn đang diễn ra nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh rằng: khi tiêu thụ với lượng mướp đắng trong thực phẩm hằng ngày thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào ung thư.

Giảm cholesterol

Khi cholesterol tăng cao, có thể làm xuất hiện các mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan, dẫn đến việc cơ thể dễ bị mắc bệnh tim mạch.

Đã có nhiều kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy: chiết xuất từ mướp đắng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ giảm cân

Chất xơ được chứa nhiều trong mướp đắng nhưng lại chứa ít calo (cứ 100gr mướp đắng sống có đến 2.1g chất xơ) nên đây là thực phẩm giúp ích cho việc giảm cân cũng như giảm mỡ bụng. Chất xơ sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm hơn, giúp bạn cảm thấy no lâu và tránh cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: mướp đắng còn có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy chất béo, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn. 

4. Lưu ý khi sử dụng mướp đắng

Tuy mướp đắng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thực phẩm này

Gây tác dụng phụ

Việc tiêu thụ quá nhiều mướp đắng trong một thời gian ngắn có thể gây ra hại cho sức khỏe như: làm cho cơ thể bị nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.

Cân nhắc sử dụng đối với phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường hay nhạy cảm với rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của thai nhi.

Do chứa nhiều hợp chất và có thể có một số chất sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc gây co thắt tử cung, xuất huyết, sinh non và thậm chí làm hư thai, nên mướp đắng dường như không được khuyến khích trong chế độ ăn uống của thai phụ. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận.

Vì thế, với những phụ nữ mang thai cần được cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng mướp đắng.

Đang mắc phải một số bệnh lý khác

Nếu cơ thể của bạn đang gặp phải về vấn đề sức khỏe, thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi chọn dùng thực phẩm để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đang sử dụng.

Ví dụ: Mướp đắng có tác động đến hàm lượng đường trong máu nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu như bạn đang uống các loại thuốc hạ đường huyết.

MÓN NGON TỪ KHỔ QUA (MƯỚP ĐẮNG)

Gỏi khổ qua trộn sò lụa

Nguyên liệu

– 1kg sò lụa

– 4 quả khổ qua

– 10g rau húng lủi

– 1/2 thìa súp hành tím băm

– 1/4 thìa cà phê tiêu. 

– 1 thìa súp dầu ăn

– 50g đậu phộng rang.

gỏi khổ qua

Cách làm:

  • Nước mắm trộn: Trộn đều 1/2 thìa súp tỏi băm + 1/2 thìa cà phê ớt băm + 1/2 thìa súp nước mắm +1/2 thìa súp đường + 1/2 thìa súp giấm gạo.
  • Sò lụa ngâm rửa sạch, dùng mũi dao nhỏ nạy vỏ hoặc đem hấp bong vỏ, lấy thịt, bỏ túi cát, rửa sạch.
  • Khổ qua bổ đôi nạo bỏ ruột, rửa sạch, bào lát mỏng, ngâm qua nước lạnh cho giòn rồi vớt ra để ráo. Húng lủi nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Phi thơm hành tím băm, cho sò lụa vào xào chín, rắc tiêu, trút ra để nguội.
  • Trộn đều khổ qua với sò lụa, chế nước mắm trộn vào cho vừa ăn, rắc đậu phộng rang và húng lủi, đảo đều. Dọn ra đĩa, dùng ngay. Nếu nhạt chấm kèm nước mắm chua ngọt.  

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2021-03-02 11:57:30.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.