Trang Chủ » Nuôi cá chình hoa trong lồng
cá chình hoa

Đây là đề tài của nhóm tác giả Nguyễn Phi Nam, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Huy, Trần Quốc Thịnh thuộc Đại học Huế. Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. 

Kết quả thử nghiệm cho thấy, sau 16 tháng nuôi, cá được cho ăn bằng cá tạp tươi có trọng lượng trung bình 826,35 ± 61,35 g/con; cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt trọng lượng trung bình 538,4 ± 30,51 g/con. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Giá bán cá chình ở các kích cỡ khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn và đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm. Cụ thể: lô nuôi bằng cá tạp giá bán 320.000 đ/kg đã cho lãi hơn 9,5 triệu đồng; lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp giá bán là 290.000 đ/kg, khối lượng cá thu được ít nên đã bị lỗ hơn 17,5 triệu đồng. Điều này cho thấy việc nuôi cá chình sử dụng thức ăn tươi sống mang lại hiệu quả cao.

Công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa

Mô tả tóm tắt công nghệ

1.1. Quy trình công nghệ ương giống cá chình từ 6000 – 8000 con lên cỡ 200 – 300 con

– Cá chình bột trắng được thu mua tại Phú Yên, Bình Định cỡ cá 6000 – 8000 con/kg

– Các bước thực hiện:

+ Công trình ương

– Bể được xây bằng gạch tốt nhất bằng đá chẻ, tô láng xi măng nhẵn
– Thành bể có gờ vào trong 5-7 cm chống cá đi
– Hình tròn đường kính 5 – 6 m
– Độ sâu: 0,8 m
– Đường cấp nước vào bể bên trên tạo dòng chảy tròn đường kính 110 có van điều tiết nước
– Đường thoát nước: ở giữa bể đường kính phi 140 (có nắp đạy khoan lỗ thoát nước và không cho cá đi)

+ Mật độ thả: 2500 – 4000 con/m2

+ Chăm sóc quản lý
– Thức ăn ngày 2 lần thức ăn tươi – thức ăn tổng hợp
– Vệ sinh bể ngày/lần
– Nước vào ra liên tục tạo dòng chảy
– Phòng bệnh: Hàng tuần phải soi kính hiển vi phát hiện bệnh để kịp thời
– Phân cỡ cá tháng 1 lần cá to đưa sang bể cấp 2 ương tiếp

1.2. Quy trình nuôi cá chình thương phẩm trong ao

+ Công trình
– Tường ao xây đáy bể đất pha cát hoặc cát sỏi nện chặt
– 4 góc ao bo tròn, trên thành ao có gờ (7- 10 cm) chắn cá khỏi đi
– Diện tích 500 – 2000 m2
– Hình dạng vuông hoặc chữ nhật
– Độ sâu 1,3 – 1,5 m nước (tùy theo diện tích)
– Đường cấp nước vào bể bên trên tạo dòng chảy tròn đường kính 140 có van điều tiết nước

+ Mật độ thả: 15 -20 con/m2

+ Chăm sóc quản lý
– Thức ăn ngày 2 lần thức ăn tươi – chuyển đổi sang thức ăn tổng hợp (thức ăn công nghiệp)
– Vệ sinh bể ngày/lần
– Nước vào ra liên tục tạo dòng chảy
– Phòng bệnh: Hàng tuần phải soi kính hiển vi phát hiện bệnh để kịp thời
– Phân cỡ cá tháng 1 lần cá to đưa sang bể cấp 2 ương tiếp
– Đường thoát nước: ở giữa bể đường kính phi 160 (có nắp đạy khoan lỗ thoát nước và không cho cá đi)

+ Thời gian nuôi: 24 tháng

1.3. Quy trình công nghệ nuôi cá cá Chình trong lồng

+ Cấu tạo lồng
– Lồng lưới có kích thước mắt lưới: 2a = 1cm
– Khung lồng: Bằng sắt hoặc không cần khung.kích thước: 2 x2 x2,5m hoặc 4×4 x 2,5m
– Lồng được liên kết nhau bởi cây đà 0,06 x0,12x 6m để đi lại
– Phao nổi: Thùng phi nhựa hoặc sắt kết xung quanh

+ Mật độ và quy cỡ giống thả
– Mật độ: 20-25 con/m2
– Cỡ giống thả: 50 -100 gram/con

+ Chăm sóc quản lý:
– Cho ăn ngày 2 bữa: sáng – chiều
– 2-3% khối lượng đàn cá. Thức ăn công nghiệp kết dính nổi
– Vệ sinh lồng: 2-3 ngày/lần, cọ rửa xung quanh lồng
– Hàng tuần xem xét bệnh cá, phòng bệnh

+ Thời gian nuôi: 18 -24 tháng

+ Cỡ cá thu hoạch: 1,5 -2 kg/con.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-14 06:23:07.

Bài Viết Liên Quan