Trang Chủ » Nuôi công 100 con, thu nửa tỷ

Nuôi công 100 con, thu nửa tỷ

1,5K lượt xem
nuôi công

Anh Phương kể, năm 2010 tình cờ anh mua 4 quả trứng công to bằng trứng ngan, với giá 2 triệu đồng của người dân nhặt được khi đi làm rẫy. Cho gà ấp nở thành 4 con công khá đẹp, nhưng sau đó anh đã bán khi một người quen ở TP.HCM nài nỉ mua. Đến năm 2012, anh mua lại 4 con công má trắng (lai giữa công Đông Nam Á và công Ấn Độ) với giá 30 triệu đồng ở Tiền Giang về nuôi. Từ số công giống này, chỉ hơn một năm sau, đàn công của anh Phương lên đến cả trăm con.

Nuôi công khỏe hơn nuôi gà nhưng thu nhập hơn… nuôi bò. Đó là nhận xét của anh Trần Văn Phương, người nuôi công thành thạo ở tổ dân phố 6, P.Thành Nhất, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Theo anh Phương, cách vệ sinh phòng bệnh cho công cũng là bí quyết khiến anh thành công với vật nuôi này. Cùng với việc tiêm phòng cho công như gia cầm, anh thường xuyên sử dụng men vi sinh rải khắp chuồng trại để phân giải chất thải, khử mùi hôi nên hầu như công ít nhiễm bệnh.

Từ chỗ cho gà ấp, anh cũng sử dụng lò ấp bằng điện để ấp trứng công và tìm ra công thức duy trì nhiệt độ thích hợp để trứng nở với tỷ lệ thành công cao.

Anh Phương bảo: “Thực ra, nuôi công cũng đơn giản như nuôi gà. Vốn là loài có nguồn gốc hoang dã nên công có sức đề kháng khá tốt, lại không dị ứng với cách nuôi nhốt”.

Phía sau nhà anh Phương được dành hẳn một ô đất trống 20 m2 nuôi gần 20 con công, còn ở trang trại cà phê cách nhà hơn 10 km có hơn 100 con nữa. Anh cho biết mỗi năm chỉ chi phí khoảng 10 triệu đồng thức ăn nuôi công.

Ngoài thóc, bắp, cám công nghiệp, thức ăn ưa thích của công còn là các loại thân thảo như cây họ đậu, rau dại, rau muống được rửa sạch, phơi héo, băm nhỏ. Thỉnh thoảng anh cũng chế biến dặm thêm món tươi như cá sống cho công.

2 kg, được anh bán đi với giá khoảng 3,5 triệu đồng. Nếu nuôi gần 1 năm, công trưởng thành nặng khoảng 7 – 8 kg, có thể làm giống thì giá tới 10 triệu đồng/con, tương đương giá một con bò nhỏ. Hiện mỗi năm anh bán khoảng 100 con công, thu hơn 500 triệu đồng.

“Vì công còn quá hiếm và đắt nên hầu như chưa mấy ai sử dụng làm thực phẩm theo kiểu huyền thoại “nem công chả phượng”. Khách hàng tiêu thụ công hiện giờ chủ yếu là các vườn thú, các đại gia, nhà khá giả mua để nuôi làm cảnh. Dẫu vậy, tôi nghĩ “đầu ra” của công vẫn còn rộng mở, nuôi công cho thu nhập khá, thậm chí làm giàu”, anh Phương chia sẻ.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-11-21 10:03:24.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.