Nuôi hàu thương phẩm như thế nào?
Ở giai đoạn ấu trùng hàu sống phù du. Ấu trùng hàu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hàu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng.
Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ.
Thức ăn của hàu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema…
Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.
Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đẩy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.
Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn…
Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm.
Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao.
Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn…trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.
Kỹ thuật nuôi hàu thương phẩm
Chọn bãi nuôi
- Độ sâu, đặc điểm nền đáy
- Các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, đặc biệt là nồng độ muối, độ trong, không bị nhiễm bẩn. Không có nguồn nứơc ngọt đổ ra trực tiếp
- Dòng chảy và độ cao của thủy triều
- Nguồn nước có đầy đủ thức ăn
- Định hại
- ít sóng gió, ít tàu bè qua lại; giao thông thuận lợi
Nguồn giống
- Giống tự nhiên
- Giống nhân tạo
Giá thể:
Ấu trùng hàu bám vào các loại giá thể khác nhau: vỏ nhuyễn thể, đá, cọc… Khi không có giá thể cứng chúng có thể bám vào rong biển. Giá thể thích hợp là giá thể có chứa canxi (vỏ nhuyễn thể, đá vôi…)
Có thể dùng dây thừng, tre, ống nhựa, gỗ, sọ dừa… làm giá thể.
Giá thể có thể dùng để nuôi treo (bè, giàn) thì thường lớn và phải bền hơn giá thể dùng nuôi đáy.
Yêu cầu về giá thể:
- Rẻ, có số lượng lớn
- Rắn, hơi nhám, bề mặt sạch (màu sắc khôgn quan trọng
- Trọng lượng riêng thích hợp, không quá nặng khi treo, nhưng phải vừa đủ để không bị nổi.
- Dễ vận chuyển
- Diện tích bề mặt lớn
- Dòng nước chảy được qua toàn bộ bề mặt, đường kính đủ lớn cho sự sinh trưởng từ ấu trùng đến cỡ thu hoạch
- Thích hợp cho cả nuôi treo hoặc nuôi đáy.
- Ít tích tụ bùn trên bề mặt
- Giá thể nuôi đáy phải dễ dàng phân huỷ sau 1 thời gian nuôi
Phương pháp nuôi hàu thương phẩm:
- Nuôi đáy: Giá thể thường là đá, sỏi, vỏ nhuyễn thể. Giá thể được rải xuống nền đáy ở vùng triền hay dưới triều. Áp dụng ở những nơi có nền đáy cứng, ít phù sa hay bã xác hữu cơ.
- Nuôi cọc: Giá thể là cọc tre, gỗ, bê tông. Áp dụng ở những nơi có nền đáy mềm, nhiều phú sa và xác bã hữu cơ.
- Nuôi giàn: Giá thể là các khay, que, chuỗi làm từ vỏ nhuyễn thể, gỗ, gáo dừa… Áp dụng cho nơi có nhiều phù sa, xác bã hữu cơ, phiêu sinh vật địch hại sống đáy (sao biển, ốc…)
- Nuôi bè: Bè là một khung bằng gỗ, tre, dây thừng kết nối với nhau và được làm nổi bằng phao. Bè được giữ cố định nhờ dây neo ở 4 góc. Các chuỗi giá thể được treo trên khung bè, giá thể trogn nuôi nè cũng giống giá thể trong nuôi giàn
Originally posted 2014-04-14 11:11:41.