Chăn nuôi bò trở thành những trang trại có quy mô lớn, tập trung nhiều loại bò như bò thịt, bò sữa đang thành ngành kinh tế chứ không còn quy mô gia đình. Thế nên bà con cần nắm danh sách các loại bệnh thường gặp ở trâu bò Việt Nam để chủ động phòng tránh được bệnh vì khi trâu bò bị bệnh thì sẽ lây lan rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả khó đoán được
Bệnh lao ở bò sữa
Khái niệm bệnh
Bệnh lao bò sữa tiếng Anh là Bovine tuberculosis, là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp mãn tính do vi khuẩn lao gây bệnh chung giữa người và một số loài thú thường thấy ở bò sữa , phân bố rộng trên toàn thế giới
Ở Việt Nam, bệnh lao bò sữa đã được phát hiện ở nhiều cơ sở nuôi bò sữa cũng như các hộ nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng), ngoại vi Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (1976 – 1992)
Triệu chứng bệnh : Ho tăng dần, ngày một nặng.Giai đoạn đầu sốt cao 40 – 41°c, sau đó sốt nhẹ vào buổi chiều.Thời gian ủ bệnh dài: 1 – 2 tháng ,thân thể gầy dần, xơ xác; giảm tiết sữa hoặc ngừng cho sữa, bò bệnh chết do suy hô hấp và kiệt sức sau 3 – 6 tháng.
Cách điều trị :
- Về nguyên tắc: bệnh lao được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu Kanamycin, Rifamycin trong thời gian 3 – 6 tháng, nhưng chỉ áp dụng cho người.
- Đối với bò sữa và súc vật khác thì sau khi phát hiện bệnh lao sẽ hủy bỏ, vì điều trị không hiệu quả về kinh tế, lại lây nhiễm bệnh trong đàn gia súc và người.
Phòng bệnh :
- Phát hiện sớm bò sữa bị bệnh và xử lý ngay, tránh lây nhiễm cho đàn bò và cho người do tiếp xúc và sử dụng sữa tươi không được tiệt trùng cẩn thận.
- Kiểm tra bò sữa và xử lý bò bệnh đúng quy định (tiêu diệt).
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y.
- Sử dụng vacxin: Vacxin BCG (vacxin chết) được dùng tiêm phòng bệnh lao cho bò sữa và trẻ em.
- Xuất nhập bò sữa phải kiểm tra bò sữa bằng phản ứng biến thái (dùng Tuberculin P.P.D) để phát hiện bò bệnh.
Bệnh nấm da lông ở bò
Khái niệm :
Bệnh nấm da ở bò là bệnh phổ biến mà nguyên nhân do một số loài nấm ký sinh gây ra, phân bố rộng hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng bệnh thường xảy ra nhiều ở các nước có khí hậu nóng ẩm thuộc châu Á.
Nguyên nhân :
Ký sinh ở da lông bò, gây ra các ổ sừng hoá, các núm sần sùi trên mặt da, làm cho lông cong queo, phình da và rụng từng mảng.
Ký sinh ở da bò, gây ra các ổ lở loét to nhỏ khác nhau, sùi từng đám và có phủ lớp vẩy vàng xám.
Ký sinh ở da bò, tạo ra các vết sùi, các đường rãnh hoại tử và chảy dịch vàng.
Triệu chứng bệnh :
Các đám mụn đỏ nổi mẩn trên da, mọng lên, vỡ loét, sau đóng vảy vàng xám, các đám lông xung quanh đám mụn loét bị rụng đi. Hiện tượng này giống như bệnh ghẻ ở bò
Các đám da bị sùi, dày cộm, nhãn nheo nhưng không vỡ loét, mà các nốt sùi ngày một tăng sinh và cứng lại, da xung quanh các nốt sùi cũng rụng dần.
Các đám mụn cóc phát triển và lan nhanh trên mặt da, sừng hoá, có mầu nâu hoặc xám, kích thước to nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như hạt đậu, nhưng có thể to như đầu ngón tay
Điều trị :Thuốc điều trị: dung dịch ASA (đã pha sẵn) gồm dung dịch 2 axit salicylic và axit lactic (5%).
Cách dùng: bôi vào các đám da lông bị bệnh nấm.
Mỗi ngày bôi: 1-2 lần. Khi bôi rọ mõm súc vật để không liếm thuốc.
Phòng bệnh :
- Phát hiện sớm súc vật bị bệnh, cách ly và điều trị kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại, có sử dụng thuốc diệt nấm : dung dịch xút (NaOH) -3% dung dịch sunphat đổng (CuS04), phun theo định kỳ: 2 – 3 tuần/lần
Bệnh cầu trùng
Triệu chứng bệnh :
Khi trâu bò mắc bệnh sẽ thấy những triệu chứng như :ít ãn,mệt mỏi, uống nước nhiều, sau đó đi ỉa lỏng. Lúc đầu phân sền sệt, có nhiều dịch nhầy; sau có lẫn máu mầu cà phê hoặc đỏ tươi, có mùi tanh. Mỗi lần ỉa con vật phải cong đuôi, cong lưng rặn ỉa, nhưng lại rất ít phân, giống như súc vật mắc hội chứng lỵ .
Thời gian ử bệnh : 7-10 ngày
Điều trị :
Thuốc điều trị: Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin.
Liều dùng: 0,10 – 0,12 g/kg thể trọng.
Liệu trình: 5-6 ngày liên tục.
Cách sử dụng: trộn thuốc vào thức ăn hoặc phâ nước cho súc vật uống.
Thuốc phối hợp: dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn thứ phát, có thể dùng 1 trong hai loại sau:
Oxytetracyclin: liều dùng: 30 – 40 mg/kg thể trọng, cho uống. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Kanamycin: liều dùng: 30 – 50mg/kg thể trọng. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Thuốc điều trị triệu chứng và trợ sức:
Tiêm vitamin K để chống chảy máu ruột.
Tiêm vitamin Bl, vitamin c và Cafein để trợ tim mạch.
Truyền dung dịch sinh lý ngọt và sinh lý mặn đẳng trương khi súc vật bệnh mất nước do ỉa chảy. Liều truyền: 1000ml/100kg thể trọng/ngày.
– Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh; đảm bảo nền chuồng khô sạch.
Cách phòng bệnh :
Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin: dùng liều 20 – 30 mg/kg thể trọng, cho uống mỗi tuần lễ dùng 2 ngày đối với bê nghé ở lứa tuổi 2-10 tuần.
Esb3: Pha theo tỷ lệ lg/lít nước, cho bê nghé uống 2 ngày/tuần lễ.
-Thực hiện vệ sinh chuồng trại và ủ phân diệt noãn nang cầu trùng.
Cần định kỳ dùng thuốc sát trùng, như : Cresyl -3%; dung dịch Hanlodin 5 %0, rửa hoặc phun nền chuồng 2-3 tuần/lần.
Bệnh sán lá gan trâu bò
Bệnh sán lá gan trâu bò thường rất thường gặp ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bệnh sán lá gan trâu bò gây suy nhược, thiếu máu cho trâu bò mắc phải.
Triệu chứng :
Thời gian ủ bệnh khoảng 20 – 25 ngày.
- Ăn kém, giảm nhu động dạ dày ruột thời kỳ đầu.
- Sau đó ỉa chảy dai dẳng, phân lỏng, có mùi tanh.
- Bê, nghé non có thể thấy hội chứng thần kinh.
- Vật bệnh gầy dần, suy nhược, thiếu máu… thể hiện: niêm mạc nhợt nhạt, sức lao tác giảm.
Nếu không được điều trị, bê nghé bệnh sẽ chết sau 15-20 ngày và trâu bò trưởng thành nhiễm sán sẽ chết sau 5-12 tháng.
Cách điều trị hiệu quả :
Dùng 1 trong các hoá dược sau:
- Han. Dertyl B: dùng liều 10 mg/kg thể trọng trâu bò. Thuốc trộn thức ăn hoặc cho trâu bò uống trực tiếp.
- Fasinex: dùng liều 12 mg/kg thể trọng trâu, bò, thuốc trộn thức ăn hoặc cho trâu bò uống trực tiếp.
- Tolzal F (= Oxyclozanide): dùng liều 10 mg/kg thể trọng trâu bò. Thuốc trộn thức ăn hoặc cho uống.
Định kỳ kiểm tra phân đàn trâu bò, cứ 6 tháng/lần, điều trị súc vật nhiễm sán. Lấp các ao tù, bãi lầy để hạn chế sự phát triển của ốc vật chủ trung gian. Nuôi vịt, ngan ở vùng đồng trũng để diệt ốc vật chủ trung gian. Khử phân diệt trứng giun sán.
Nói tóm lại, để phòng bệnh cho bò, thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.
– Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng tiêu chuẩn và hợp lý vệ sinh,… là những cách phòng bệnh cho bò đơn giản mà hiệu quả.
Trong chăn nuôi bò, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cơ bản sau:
– Đánh số, kẹp số cho bò để theo dõi tình hình sinh trưởng của từng con.
– Đối với bê sơ sinh: Phải kiểm tra tình hình sức khoẻ, bệnh tật hàng ngày. Sát trùng rốn cho bê bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô.
Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ; cỏ non, cỏ khô và nước uống luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất.
Thường xuyên tắm chải cho bê: mùa hè 2 lần /ngày, mùa đông 1 lần/ngày.
Trước khi cai sữa cần tẩy giun, sán.
Đối với bò sinh sản:
Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bò. Khám thai định kỳ, kiểm tra bầu vú, cơ quan sinh dục để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
– Không chăn thả chung với các gia súc có thể truyền bệnh truyền nhiễm cho bò.
– Định kỳ 1 quý hoặc 1 năm kiểm tra huyết thanh học để kịp thời phát hiện và loại trừ những con mang mầm bệnh.
– Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng tinh trước khi thụ tinh nhân tạo.
– Đối với bò sữa:
+ Chọn những con có bầu và núm vú đẹp, cân đối.
+ Trước khi vắt sữa, vắt các tia sữa đầu tiên vào một cốc đáy màu đen để kiểm tra có gì bất thường không.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh vắt sữa.
+ Nếu trong đàn có con ốm hoặc mắc bệnh viêm vú phải vắt sữa sau cùng.
+ Hàng tháng kiểm tra bằng CMT với việc sử dụng dung dịch Teepol, Lauryl Sulfate Sodium hoặc Deterol và điều trị ngay các trường hợp viêm vú phi lâm sàng.
+ Sau khi bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (Cloxamam, Mastijet) trực tiếp vào tất cả các ống núm vú.
– Không chăn thả bò ở các bãi cỏ gần khu công nghiệp, ruộng vườn mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
– Kiểm tra thức ăn và nguồn nước uống thường xuyên.
– Cỏ và thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.
– Thường xuyên khơi thông cống rãnh quanh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm, xịt thuốc diệt côn trùng 1 lần/tháng.
– Diệt sán lá gan cho bò định kỳ vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm.
– Xây dựng các điểm uống nước cho bò trên các bãi chăn thả.
Câu Hỏi Thường Gặp
Bò thường hay mắc những bệnh gì?
1. Bệnh lao ở bò sữa; 2. Bệnh nấm da lông ở bò; 3. Bệnh cầu trùng; 4. Bệnh sán lá gan trâu bò.
Phòng trị bệnh lao ở bò sữa như thế nào?
Về nguyên tắc: bệnh lao được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu Kanamycin, Rifamycin trong thời gian 3 – 6 tháng, nhưng chỉ áp dụng cho người. Đối với bò sữa và súc vật khác thì sau khi phát hiện bệnh lao sẽ hủy bỏ, vì điều trị không hiệu quả về kinh tế, lại lây nhiễm bệnh trong đàn gia súc và người.
Phòng trị bệnh nấm da lông ở bò ra sao?
Thuốc điều trị: dung dịch ASA (đã pha sẵn) gồm dung dịch 2 axit salicylic và axit lactic (5%). Cách dùng: bôi vào các đám da lông bị bệnh nấm. Mỗi ngày bôi: 1-2 lần. Khi bôi rọ mõm súc vật để không liếm thuốc.
Originally posted 2015-03-03 22:22:50.