Trang Chủ » Rắn mùng đỏ (rắn nùng nục) nuôi thế nào?

Rắn mùng đỏ (rắn nùng nục) nuôi thế nào?

4,5K lượt xem
rắn mùng đỏ

Hướng dẫn nuôi và vận chuyển rắn mùng đỏ

Từ năm 2009, chỉ với 1 sào diện tích mặt nước nhưng ông Lý Văn Thái, dân tộc Sán Dìu ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã thu nhập trên 20 triệu đồng/năm. Đó là thu nhập dựa trên mô hình nuôi cua đồng kết hợp với rắn mùng đỏ trong cùng một ao.

Nói là mô hình nhưng chỗ nuôi cua của ông Thái chỉ là một chiếc ao nhỏ, rộng chừng khoảng 360m2, được ông xây tường bao xung quanh cẩn thận. Ông Thái hồ hởi khoe: “Cả tỉnh này có mỗi mình tôi nuôi cua thôi đấy! Trước kia, người ta chỉ ra đồng là bắt được cua, nhưng bây giờ cua ở ngoài đồng càng ngày càng hiếm, mà nhu cầu tiêu dùng lại tăng, cua lại đắt, có dịp lên tới 40 nghìn 1kg, thế là tôi nghĩ phải nuôi cua để bán!”.

Trên diện tích này trước đây ông cấy một vụ lúa không ăn chắc do thường xuyên bị ngập lụt, năm 2006, ông Thái đã thuê máy ủi cải tạo ruộng thành ao để nuôi cua đồng. Năm đầu tiên, ông ra đồng bắt và mua khoảng 30kg cua về thả. Chỉ 3 tháng sau thì ông đã thu về 1,2 tạ cua, gấp 4 lần số lượng ban đầu. Thấy cua sinh sản nhanh, từ đó năm nào ông cũng nuôi cua với số lượng lớn. Mỗi năm ông thu khoảng 7- 8 tạ cua, với giá từ 25- 30 nghìn đồng/1kg cua thương phẩm, ông thu được 18 -20 triệu đồng.

Ông Thái bật mí: “Nuôi cua dễ lắm, tốn ít chi phí và công chăm sóc, chẳng con gì nuôi dễ bằng con cua mà hiệu quả kinh tế lại cao. Thức ăn chính của cua là phân xanh, bao gồm các loại rau cỏ thái nhỏ và ốc bươu vàng. Ốc bươu vàng đập nhỏ rồi vứt xuống ao cho cua ăn. Ngoài ra cua sinh sản rất nhanh, chỉ khoảng 3 tháng là được thu hoạch một lần, một năm có thể nuôi từ 3- 4 đợt. Khi thu hoạch tôi bớt lại những con cua cái để làm giống, vậy là không bao giờ phải mua giống nữa. Mỗi lần thu hoạch cua là thương lái vào tận nhà mang đi. Bây giờ cua đồng hiếm lắm, tiêu dùng nhiều, vào mùa nóng người ta điện vào liên tục hỏi mua mà không có bán”.

Năm 2008, ông Thái còn sáng tạo, tận dụng diện tích nuôi cua đồng để nuôi thêm rắn mùng đỏ trong cùng một ao. Theo ông, như thế có thể vừa tận dụng được hết diện tích mặt nước, bởi cua thường sinh sống ở đáy ao, còn rắn thì được nuôi ở trong những ống tre trên mặt nước, rắn không có độc, không gây hại cho cua và người chăn nuôi. Thức ăn là các loại cá con nhỏ như: cá xí cờ, cá diếp, rô phi… nên trong ao ông nuôi thêm những loại cá này để làm thức ăn cho rắn.

Loại rắn này dễ nuôi , dùng làm thực phẩm và có giá trị kinh tế cao, trung bình 1kg rắn mùng đỏ có giá 150 nghìn đồng. Thời gian nuôi chỉ khoảng 7 tháng là được bán. Năm đầu tiên nuôi thêm rắn mùng trên ao cua đồng, ông Thái cũng thu về thêm 4 triệu đồng. Như vậy chỉ 1 sào diện tích mặt nước, trung bình một năm ông Thái có thu nhập trên 20 triệu đồng.

rắn mùng đỏ
Mô hình làm kinh tế đặc biệt của ông Thái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của bà con nhân dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập. Chi Cục Thuỷ sản tỉnh Bắc Giang cũng đã cử cán bộ về thăm mô hình của ông để nghiên cứu xây dựng đề tài: “Xây dựng trang trại thu nhập cao trên một diện tích đất”.

I>Nuôi thâm canh :

Với phương pháp này bà con sẽ tận dụng những ao nuôi cá, ba ba không hiệu quả để chuyển đổi sang nuôi rắn mùng đỏ.

Yêu cầu:

– Xây tường bao quanh xung quanh ao, tận dụng các tường đã kè để chống lở đất, tường cao phải cách mặt nước 5-70 cm. Tường trát nhẵn để rắn không thể bò ra. Nếu là các ao đang nuôi cá thông thường thì phải xây tường cách mép ao từ 1->2 mét, tường cao khoảng 60->80 cm. Mặt trong cũng trát nhăn để không tạo ma sát cho rắn có thể bò ra ngoài.

– Độ bùn đáy ao: Từ 10 ->20 cm là tốt nhất ,mực nước từ 80 đến 1 mét 50, mặt nước thả bè rau muống, bèo tây để làm chỗ trú ẩn cho rắn ngoi lên mặt nước hít không khí

– Diện tích thả chiếm 30->40% mặt ao

II>Nuôi chuồng trại nhân tạo trên bờ (cạn)

Với phương pháp này bà con cũng tận dụng chuồng nuôi lợn, phải bố trí sao cho có ánh nắng chiếu vào trong mặt nước để quang hợp trong khỏang thời gian từ 0,5->1h.

– Yêu cầu: Diện tích quang hợp 2->30% diện tích quang hợp tỏng bể nuôi nhân tạo. Diện tích bể nuôi từ 6->30m. Tường cao từ 1m20->1m50, mực nước từ 5->70cm (có thể thả thêm bèo cái ,bèo rau muống). Diện tích hẹp có thể làm bè gỗ chìm cách đáy bùn trong bể là từ 3->40 cm để rắn cuộn vào không bị đè lên nhau trong diện tích dày. Xây bể trông cây đan xen, hạn chế ánh nắng xuống bể. Dùng lưới đen để giảm nhiệt độ ánh nắng vào mùa hè.

rắn mùng đỏ

Thùng nuôi rắn mùng đỏ

– Thức ăn: thức ăn chủ yếu của rắn là cá con, cá to chặt dè, các thủy sản nhỏ nước ngọt, nước mặn. Trong ao nuôi, bể nuôi thả thêm cá con, tôm, tép, hoặc cá loài thủy sinh nhỏ để tạo môi trường cộng sinh tự nhiên cho rắn.

Thị trường tiêu thụ rắn lớn: Trung Quốc, Việt Nam,…Trong nước: Các nhà hàng, khách sạn đang có nhu cầu lớn với rắn (các loại đặc sản từ rắn được chế biến làm: chả rắn, nấu canh rắn, xào, hấp, nướng). Do hàm lượng dinh dưỡng cao  và là thực phẩm sạch. Nuôi rắn mùng đỏ góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, lợi ích kinh tế cao, góp phần bảo tồn một nguồn gen quý.

– Đặc điểm: Mức đề kháng cao chịu được nhiệt độ từ 10 -> 45 độ C, sinh trưởng tốt tại nhiệt độ: 18->28 độ C. Với điều kiện môi trường tốt, thả 1 cân khoảng 15 – 20 con thì một năm mỗi một con được 250g – 300g, tỷ lệ sống 80% trở lên.

III> Cách vận chuyển

Rắn mùng còn gọi là rắn nùng nục hay rắn bùn là loại rắn nước, không có lọc độc, rắn này cắn chỉ hơi đau và ngứa chút thôi. Rắn bùn còn có hai loại, rắn bùn đỏ và rắn bùn xanh. Rắn mùng ngày trước trong tự nhiên có rất nhiều nhưng ngày nay cũng đang dần khan hiếm, nên cũng được một số bà con gây nuôi.

Lưng rắn màu bùn sẫm. Hai bên sườn là hàng vảy đốm đen, gần về phía bụng là hàng vảy đỏ từ cổ tới đuôi. Bụng có vẩy trắng sen kẽ màu xám đen. Tuy không nổi lắm, nhưng rắn khá đẹp. Rắn mùng nhỏ dài khoảng 15 – 20 cm, rắn trưởng thành dài từ 60cm – 80 cm.

Rắn được bà con nuôi rất tốt bởi tỷ lệ sống cao, yêu cầu nuôi cũng dễ, đầu tư không lớn và giá loài rắn này không quá cao và ổn định không bất thường như giá rắn hổ mang hay rắn ráo trâu.

Các phương pháp vận chuyển:

– Nếu vận chuyển nhiều nên thả rắn mùng đỏ vào thùng, hộp có nắp đậy. Khoảng 10kg rắn cho thêm 1 lít nước để đảm bảo rắn sống khỏe mạnh. Phải đảm bảo thùng chắc chắn không trong quá trình vận chuyển bị vỡ.

– Nếu vận chuyển số lượng ít <10kg có thể bỏ rắn vào túi lưới và buộc chặt miệng túi để rắn khỏi chui ra.

Câu Hỏi Thường Gặp

Rắn mùng đỏ được nuôi theo phương pháp nào?

1. Nuôi thâm canh: Với phương pháp này bà con sẽ tận dụng những ao nuôi cá, ba ba không hiệu quả để chuyển đổi sang nuôi rắn mùng đỏ; 2. Nuôi chuồng trại nhân tạo trên bờ (cạn): Với phương pháp này bà con cũng tận dụng chuồng nuôi lợn, phải bố trí sao cho có ánh nắng chiếu vào trong mặt nước để quang hợp trong khỏang thời gian từ 0,5->1h.

Vận chuyển rắn mùng đỏ như thế nào cho an toàn?

Nếu vận chuyển nhiều nên thả rắn mùng đỏ vào thùng, hộp có nắp đậy. Khoảng 10kg rắn cho thêm 1 lít nước để đảm bảo rắn sống khỏe mạnh. Phải đảm bảo thùng chắc chắn không trong quá trình vận chuyển bị vỡ. Nếu vận chuyển số lượng ít <10kg có thể bỏ rắn vào túi lưới và buộc chặt miệng túi để rắn khỏi chui ra.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2015-12-06 10:25:29.

Bài Viết Liên Quan

12 bình luận

Phạm văn chất 27/07/2020 - 20:40

Em muốn mua con giống ở Hà Nội, có trang trại nào bán không ạ. Liên hệ em sđt 0965494540

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 12/08/2020 - 09:17

@Chất: Các anh em Farmvina có cung cấp giống rắn mùng đỏ ở Hà Nội vui lòng liên hệ anh Chất theo số điện thoại nhé.

Trả Lời
manhcuong 04/07/2020 - 07:58

Mình bắn rắn giống , rắn nhỡ, rắn thịt , ai mua liên hệ 0393688990

Trả Lời
Nguyễn Chí Nghiêm 13/01/2020 - 11:54

Tôi cần mua số lượng lớn Rắn Mùng đỏ các trang trại nào có vui lòng liên hệ 0707055639

Trả Lời
Tiến 22/06/2019 - 08:58

trang trại chúng tôi chuyên cung cấp rắn mùng đỏ. bà con quan tâm vui lòng lh 0911.047.988 xem thêm thông tin tại //www.youtube.com/watch?v=jhohY958q3w

Trả Lời
Huy 07/02/2019 - 18:29

Tôi cần mua giống rắn mung đỏ ai có giống bán xin alo vao số 0965946380

Trả Lời
Nguyễn ngọc dương 27/10/2018 - 13:02

Mình đang nuôi rắn mùng đỏ ở thuận thành bắc ninh ae nào cùng máu trao đổi nhed

Trả Lời
toai 05/04/2018 - 21:25

ai cần mua giống liên hệ 0971615345

Trả Lời
Phạm văn vĩnh 30/01/2018 - 14:14

Cho mình sói điện thoại để liên hệ mua rắn mùng giống ở bắc giang

Trả Lời
Hoàng Hữu Định 16/01/2018 - 16:32

Tôi ở hà trung thanh hóa giơ tôi muốn nuôi rắn nùng nục thì phải mua giống ở đâu , cách trị bệnh thế nào đây là số liên hệ của tôi 0974460793

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 21/01/2018 - 11:20

@Hoàng Hữu Định: Anh đã thử liên hệ trung tâm khuyến nông địa phương chưa?

Trả Lời
hải 21/12/2015 - 13:46

Tôi cần mua rắn giống thì liên hệ theo địa chỉ nào?

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.