Trang Chủ » Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của cá tra và cá basa

Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của cá tra và cá basa

2,8K lượt xem
cá tra

I. Đặc điểm sinh trưởng của cá tra

Cá tra có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong tự nhiên, cá tra có thể sống trên 20 năm. Và người ta cũng đã gặp nhiều con cá tra trong tự nhiên có trọng lượng cỡ 18-20 kg, dài từ 1,8 đến 2 mét.

Khi nuôi trong bè, tốc độ tăng trưởng của cá tra phụ thuộc vào môi trường sống và thức ăn cung cấp cho chúng. Cá tra thuộc loài cá ăn tạp, nếu cung cấp thức ăn có nguồn gốc động vật và chứa nhiều đạm thì chúng lớn rất nhanh. Khi còn nhỏ, cá tăng trưởng nhanh về chiều dài. Còn khi đạt trọng lượng cỡ 2,5kg trở đi, mức tăng trọng nhanh hơn so với mức tăng về chiều dài cơ thể.

Khi nuôi trong bè, sau 2 tháng cá đạt chiều dài khoảng 10 – 12cm (khoảng 14 – 15g); sau 1 năm cá đạt khoảng 1 – 1,5kg/con. Và càng về sau cá càng tăng trọng nhanh hơn. Sau khoảng 3 – 4 năm, cá có thể đạt 4 – 5 kg/con. Lúc này cá đã trưởng thành và có thể sinh sản.

cá tra và cá basa

II. Đặc điểm sinh trưởng của cá basa

Tốc độ tăng trưởng của cá basa cũng khá nhanh, nhất là trong thời kỳ cá giống. Khi nuôi trong bè, sau 6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,8 – 1kg/con; sau 1 năm, trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5kg/con; sau 2 năm, trọng lượng có thể đạt 2,5kg/con.

Trong tự nhiên, cá basa tăng trưởng rất nhanh. Sau 7-8 tháng, cá đạt trọng lượng khoảng 0,4 – 0,5kg/con. Sau 1 năm, trọng lượng đạt khoảng 0,7 – 1,3kg/con. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong 2 năm đầu tiên cá tăng trưởng nhanh về chiều dài cơ thể, càng về sau thì tốc độ này càng giảm dần; còn thể trọng thì tăng chậm trong 2 năm đầu nhưng tăng nhanh vào những năm sau.

III. Đặc điểm sinh sản của cá tra 

Tuổi thuần thục: Cá tra khi đã đạt độ tuổi thuần thục (cá đực 2 năm tuổi, cá cái 3 năm tuổi) thì mới có khả năng sinh sản. Trọng lượng cá thuần thục lần đầu khoảng 2,5 – 3kg.

Phân biệt cá đực, cá cái: Cá tra không có bộ phận sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên khó có thể phân biệt được cá đực, cá cái khi chúng chưa đến tuổi thuần thục. Khi đến tuổi thuần thục, buồng tinh (hay tinh sào) của cá tra đực và buồng trứng (hay noãn sào) của cá tra cái phát triển rõ rệt. Và càng về sau, buồng trứng của cá tra cái càng to hơn, trứng chuyển sang màu vàng; còn buồng tinh của cá đực thì có dạng phân nhánh và từ màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.

Mùa vụ sinh sản: Trong tự nhiên, mùa đẻ trứng của cá tra thường rơi vào tháng 5 – 7 dương lịch. Khi đến tuổi thuần thục, cá sẽ di cư về những khúc sông thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để tìm bãi đẻ. Tại bãi đẻ, chúng thường tìm những rễ cây sống ven sông để làm giá thể đẻ trứng. Sau khi để khoảng 24 giờ thì trứng sẽ nở, và cá bột theo dòng nước trôi về hạ nguồn.

Trong môi trường nuôi nhốt có thể nuôi cá thuần thục sớm hơn, do đó có thể cho cá để sớm hơn trong tự nhiên. cá tra có thể tái phát dục từ 1 – 3 lần trong một năm. Cá tra khi nuôi trong ao hay trong bè thì không thể đẻ tự nhiên, chỉ có thể cho chúng đẻ nhân tạo.

Sức sinh sản: Sức sinh sản tuỳ thuộc vào độ tuổi của cá. Trung bình một con cá tra đẻ mỗi lần khoảng 30.000 – 40.000 trứng. Trứng cá tra khá nhỏ, có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Trứng đẻ ra và trương nước, đường kính có thể lên tới 1,5 – 1,6mm.

IV. Đặc điểm sinh sản của cá basa

Tuổi thuần thục: Cá basa khi đạt từ 3 – 4 năm tuổi thì mới bước vào tuổi thuần thục. Và ở độ tuổi này cá mới có khả năng sinh sản.

Phân biệt cá đực, cá cái: Cá basa cũng không có cơ quan sinh dục phụ nên khó phân biệt được giới tính khi chúng chưa đến tuổi thuần thục. Khi cá đến tuổi thuần thục, sẽ dễ dàng phân biệt giới tính của chúng bằng cách vuốt tinh dịch của cá đực và thăm trứng cá cái. Khi cá bước vào thời kỳ sinh sản, buồng trứng của cá cái và buồng tinh của cá đực phát triển rõ rệt.

Mùa vụ sinh sản: Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá basa có chu kỳ rõ rệt. Khoảng từ tháng 4 – 5 hàng năm là thời gian bắt đầu thời kỳ sinh sản. Đến tháng 7 trở đi là thời gian để trứng. Cá basa cũng có tập tính bơi ngược dòng về những khúc sông có điểu kiện sinh thái phù hợp để tìm bãi đẻ như cá tra. Sau khi trứng nở, cá bột sẽ xuôi dòng về hạ nguồn.

Trong môi trường nuôi nhốt, mùa vụ thuần thục và đẻ trứng của cá basa thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2 – 3 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 và kéo dài đến tháng 7, nhưng thường tập trung vào tháng 4 – 5.

Sức sinh sản: Tỉ lệ trứng trung bình của cá basa từ 5.000 – 10.000 trứng/kg thể trạng cá cái.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc điểm sinh trưởng của cá tra như thế nào?

Trong tự nhiên, cá tra có thể sống trên 20 năm. Và người ta cũng đã gặp nhiều con cá tra trong tự nhiên có trọng lượng cỡ 18-20 kg, dài từ 1,8 đến 2 mét. Khi nuôi trong bè, sau 2 tháng cá đạt chiều dài khoảng 10 - 12cm (khoảng 14 - 15g); sau 1 năm cá đạt khoảng 1 - 1,5kg/con. Sau khoảng 3 - 4 năm, cá có thể đạt 4 - 5 kg/con.

Đặc điểm sinh trưởng của cá basa như thế nào?

Khi nuôi trong bè, sau 6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,8 - 1kg/con; sau 1 năm, trọng lượng trung bình từ 1,2 - 1,5kg/con; sau 2 năm, trọng lượng có thể đạt 2,5kg/con. Trong tự nhiên, cá basa tăng trưởng rất nhanh. Sau 7-8 tháng, cá đạt trọng lượng khoảng 0,4 - 0,5kg/con. Sau 1 năm, trọng lượng đạt khoảng 0,7 - 1,3kg/con.

Đặc điểm sinh sản của cá tra như thế nào?

Cá tra khi đã đạt độ tuổi thuần thục (cá đực 2 năm tuổi, cá cái 3 năm tuổi) thì mới có khả năng sinh sản. Trọng lượng cá thuần thục lần đầu khoảng 2,5 - 3kg. Mùa vụ sinh sản: mùa đẻ trứng của cá tra thường rơi vào tháng 5 - 7 dương lịch. Sức sinh sản: Trung bình một con cá tra đẻ mỗi lần khoảng 30.000 - 40.000 trứng.

Đặc điểm sinh sản của basa như thế nào?

Tuổi thuần thục: Cá basa khi đạt từ 3 - 4 năm tuổi thì mới bước vào tuổi thuần thục. Mùa vụ sinh sản: Khoảng từ tháng 4 - 5 hàng năm là thời gian bắt đầu thời kỳ sinh sản. Đến tháng 7 trở đi là thời gian để trứng. Sức sinh sản: Tỉ lệ trứng trung bình của cá basa từ 5.000 - 10.000 trứng/kg thể trạng cá cái.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-09-03 04:55:31.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.