Trang Chủ » Phân loại, phân bố và hình dáng của cá tra và cá basa

Phân loại, phân bố và hình dáng của cá tra và cá basa

2,1K lượt xem
cá basa

I. Phân loại cá tra và cá basa

Cá tra và cá basa là 2 trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được tìm thấy ở sông Cửu Long. Trong đó có 5 loài được nuôi nhiều nhất hiện nay ở Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu nuôi trong ao và trong bè. Tên khoa học của cá tra là Pangasianodon hypophthalmus, của cá basa là bocourti. Cả hai loài này đều thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriformes, lớp Osteichchthyes và ngành Chordata.

Ở Việt Nam, cá tra và cá basa có nhiều tên thương mại khác nhau. Điều này đã dẫn đến tình trạng tranh chấp về sản phẩm của hai loại cá này trên thị trường. Trước tình hình này, vào năm 2004, Hội nghị về chất lượng và thương hiệu cá tra – cá basa, do Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức, đã thống nhất, đặt tên thương mại cho cá tra là pangasius và cá basa là basa pangasius.

II. Phân bố

Trong tự nhiên, cá tra và cá basa phân bố nhiều nhất ở lưu vực sông Mê Kông thuộc các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra ở Thái Lan, người ta còn tìm thấy hai loài cá này trên sông Phraya.

Ở phần sông Mê Kông của Việt Nam thường ít thấy cá tra và cá basa trưởng thành xuất hiện. Bởi vì khi đến tuổi trưởng thành, cá tra và cá basa có tập tính di cư ngược sông Mê Kông để tìm bãi đẻ tự nhiên. Người ta đã khảo sát và phát hiện bãi để của chúng thuộc địa phận Campuchia. Đến mùa sinh sản, cá tìm các cây cỏ thuỷ sinh ven bờ để đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên. Sau khi nở, cá bột theo dòng nước xuôi về hạ lưu, và một số sẽ xuôi về phần sông Mê Kông của Việt Nam.

Ở Việt Nam, trong những năm trước đây khi mà phương pháp sinh sản nhân tạo cá tra và cá basa chưa được áp dụng, người nuôi cá phải vớt cá bột và cá giống trên sông Tiền và sông Hậu. Cách làm này cũng có mặt trái là làm thiệt hại nghiêm trọng đến nguồn lợi cá trong tự nhiên.

Hiện nay, rất nhiều người nuôi cá tra và cá basa ở Việt Nam, nhất là ở An Giang và Đồng Tháp đã chủ động được con giống nhờ thực hiện được phương pháp sinh sản nhân tạo.

III. Hình dáng của cá tra

Các loài cá tra đều có da trơn (không vảy), thân dài, thon và dẹp. Lưng có màu xám đen, bụng có màu trắng bạc, vây lưng cao, vây ngực có ngạnh. Miệng rộng, có 2 đôi râu dài.

Kích cỡ của cá tra tuỳ thuộc vào từng loài. Loài cá tra nuôi ở Việt Nam có kích thước khi trưởng thành khoảng 4-5kg/con. Tuy nhiên trên thực tế cũng có con nặng khoảng 10 – 20 kg.


cá tra

IV. Hình dáng của cá basa

Cá basa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân hình dài và thon, hơi dẹp hai bên, chiều dài chuẩn bằng khoảng 2,5 lần chiều dài của thân. Đầu ngắn và hơi tròn, trán rộng, mắt to. Miệng hẹp và hơi lệch dưới mõm. Răng hàm trên to và rộng, hơi nhô ra khi miệng khép lại. Miệng có 2 đôi râu, một đôi ở hàm trên và một đôi ở hàm dưới, chiều dài hai đôi râu khác nhau. Lưng màu xám xanh và nhạt dần xuống bụng. Bụng to và có màu trắng bạc. Gai vi ngực cứng và nhọn. Mặt sau của vi ngực có răng cưa xuống tới gốc. Vi bụng kéo dài đến vi hậu môn. Vi hậu môn có màu trắng trong.

cá basa

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá basa và cá tra phân bố ở đâu?

Trong tự nhiên, cá tra và cá basa phân bố nhiều nhất ở lưu vực sông Mê Kông thuộc các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra ở Thái Lan, người ta còn tìm thấy hai loài cá này trên sông Phraya. Hiện nay, rất nhiều người nuôi cá tra và cá basa ở Việt Nam, nhất là ở An Giang và Đồng Tháp đã chủ động được con giống nhờ thực hiện được phương pháp sinh sản nhân tạo.

Đặc điểm hình dáng của cá tra như thế nào?

Các loài cá tra đều có da trơn (không vảy), thân dài, thon và dẹp. Lưng có màu xám đen, bụng có màu trắng bạc, vây lưng cao, vây ngực có ngạnh. Miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Kích cỡ của cá tra tuỳ thuộc vào từng loài. Loài cá tra nuôi ở Việt Nam có kích thước khi trưởng thành khoảng 4-5kg/con. Tuy nhiên trên thực tế cũng có con nặng khoảng 10 - 20 kg.

Đặc điểm hình dáng của cá basa như thế nào?

Cá basa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân hình dài và thon, hơi dẹp hai bên, chiều dài chuẩn bằng khoảng 2,5 lần chiều dài của thân. Đầu ngắn và hơi tròn, trán rộng, mắt to. Miệng hẹp và hơi lệch dưới mõm. Răng hàm trên to và rộng, hơi nhô ra khi miệng khép lại. Miệng có 2 đôi râu, một đôi ở hàm trên và một đôi ở hàm dưới, chiều dài hai đôi râu khác nhau. Lưng màu xám xanh và nhạt dần xuống bụng. Bụng to và có màu trắng bạc. Gai vi ngực cứng và nhọn. Mặt sau của vi ngực có răng cưa xuống tới gốc. Vi bụng kéo dài đến vi hậu môn. Vi hậu môn có màu trắng trong.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-09-03 04:27:53.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.