Trang Chủ » Khái quát kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm

Khái quát kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm

1,4K lượt xem
Ốc hương

– Ðiều kiện vùng nuôi:

Vùng nước trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, độ mặn 25-35 phần nghìn, pH 7,5-8,5, nhiệt độ 26-30oC. Chọn vùng có mực nước sâu ít nhất 1,5 m. Ðăng nuôi chôn sâu xuống dưới đáy ít nhất 10 cm và cao hơn 1 m so mực nước triều cao nhất. Mực nước trong ao nuôi 0,8 – 1,5 m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Nếu nuôi trong bể xi-măng thì bể nuôi cần che mát, đáy rải cát mịn dày 10-15 cm, mực nước nổi 0,5-1 m.

– Thả ốc giống:

Mật độ thả ốc giống tùy thuộc vào kích thước ốc giống và hình thức nuôi. Nuôi trong lồng đăng thả 500-1.000 con/m2 (với loại 8-9.000 con/kg); nuôi trong ao thả 50-100 con (loại 5-6.000 con/kg); nuôi trong bể xi-măng thả 100-200 con (với loại 10-12.000 con/kg).

– Quản lý và chăm sóc:

Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ băm nhỏ, với khối lượng bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Thường xuyên kiểm tra ốc nuôi, vệ sinh lồng đăng nuôi và nền đáy. Thay nước 80-100% lượng nước trong bể. Khi ốc nuôi đạt trọng lượng 90-150 con/kg thì tiến hành thu hoạch.

Nuôi ốc hương thương phẩm

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương được nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu thuộc Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang áp dụng thành công trong sản xuất. Quy trình đã đoạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEX).

Ốc hương là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. ở nước ta, ốc hương phân bố rải rác dọc ven biển từ bắc vào nam, khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận và Vũng Tàu. Sản lượng ốc hương khai thác cả nước ước đạt 3.000 – 4.500 tấn/năm, tuy nhiên do khai thác quá mức, nguồn lợi ốc hương bị cạn kiệt nhanh chóng và ngày càng giảm trong những năm gần đây.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết: “Nghề nuôi ốc hương mới xuất hiện vài năm trở lại đây, tuy nhiên lợi thế rất lớn do kỹ thuật nuôi đơn giản., dễ quản lý, chăm sóc, giá trị sản phẩm cao và dễ tiêu thụ. Nghề này đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngư dân và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước và nước ngoài”.

Có bốn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, lồng, nuôi trong ao đất và nuôi trong bể xi-măng. Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng  có thể chọn loại hình nuôi thích hợp.

ốc hương

Nuôi ốc hương thương phẩm

Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ, trai, don, sút… lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi, mỗi ngày cho ăn 1-2 lần. Theo dõi lượng thức ăn của ốc hằng ngày để điều chỉnh phù hợp.

Nếu nuôi lồng, cắm đăng, chọn vị trí vùng nước trong, sạch, độ mặn 25-35%o (phần nghìn), không bị ảnh hưởng nước ngọt, đặt ở độ sâu 1,5 m trở lên. Đăng nuôi phải chôn sâu dưới cát ít nhất 10 cm tránh ốc chui ra ngoài, độ cao lưới cắm đăng vượt quá mức thủy triều cao nhất khoảng 1 m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Lồng nuôi phải chôn sâu dưới lớp cát đáy 5 cm để có nền cát cho ốc vùi mình.

Nuôi ốc trong ao cũng chọn nơi gần biển, đáy ao là cát, ít bùn, độ mặn 25-35%o, có bờ chắc, chắn lưới chung quanh, độ sâu ao 0,8-1,5 m nước, lấy và tiêu nước dễ dàng.

Nuôi trong bể xi-măng, che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ không quá 32oC vào mùa hè. Đáy bể phủ cát dày 2-3 cm, độ mặn 25-35%o, giữ không để mặn giảm xuống dưới 20 phần ngàn.

Thường xuyên theo dõi, tẩy dọn sạch, diệt trừ dịch hại bảo vệ ốc. Sau 5-6 tháng, ốc đạt trọng lượng 90-150 con/kg là có thể cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch ốc, cần để 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

Tại đảo Hòn Dài (Xuân Tự, Vạn Ninh, Khánh Hòa), chị Nguyễn Thị Châu đầu tư nuôi 45 nghìn con ốc hương thương phẩm trong 50 m2 đăng. Tổng chi phí con giống, thức ăn, đăng lưới gần 13 triệu đồng. Sau năm tháng nuôi, chị thu hoạch 373 kg ốc (tỷ lệ sống 93%), doanh thu đạt 32,5 triệu đồng, lãi 19, 5 triệu đồng. Chị lại tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm diện tích nuôi ốc hương, thả nuôi 120 nghìn con ốc. Sau sáu tháng, thị thu hoạch được gần một tấn ốc, trong lượng 80-100 con/kg. Chị Châu cho biết, nuôi ốc hương cho hiệu quả cao hơn nuôi tôm hùm do chi phí sản xuất thấp, thời gian nuôi ngắn và ít rủi ro.

Còn ở Cam Ranh, ông Cao Bá Chuyên đã nuôi mô hình thí điểm 100 m2 ao đất, thả 9.000 con, sau sáu tháng nuôi thu 54 kg ốc, doanh thu 7,8 triệu đồng, lãi bốn triệu đồng. Theo ông Chuyên, nuôi ốc hương kỹ thuật tương đối đơn giản, dễ quản lý, chăm sóc, lãi suất tính trên đồng vốn đầu tư tuy thấp hơn nuôi cá mú, tôm sú một chút nhưng kết quả nuôi chắc chắn và có hệ số an toàn cao hơn.

Muốn biết chi tiết kỹ thuật, xin bà con liên hệ với Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Bộ môn Hải đặc sản, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III. (Nha Trang, Khánh Hòa).

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-14 11:16:47.

Bài Viết Liên Quan