Trang Chủ » Học kinh nghiệm trồng cây mây nếp

Học kinh nghiệm trồng cây mây nếp

1,5K lượt xem
mây nếp

Mây nếp là loài cây thân leo, mọc cụm. Cây mây nếp (tên khác: Mây tắt, Mây trắng, Mây ruột già, Mây nhà) có tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance, thuộc họ thực vật: họ Cau (Arecaceae).

Mây nếp là một trong loài Mây có khu phân bố rộng nhất ở Việt Nam, tập trung nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Nghệ An. Cây mây có lóng dài, màu trắng đẹp, dẻo bền, dễ chẻ nên rất được ưa chuộng làm đồ đan lát, làm hàng mỹ nghệ. Gần đây, mây được sử dụng nhiều để đan mặt ghế và các đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Dưới đây xin giới thiệu một số kỹ thuật gây trồng cây mây nếp.

1. Nguồn giống

Chọn cây mẹ trên 7 tuổi mọc ở nơi quang hoặc có ngọn mọc vượt lên khỏi tán rừng hay tán cây gỗ. Hạt thu được hong khô trong nhà và cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát để làm giống.

2. Tạo cây con

+ Đất gieo: Chọn nơi đất bằng, ẩm, thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ. Lên luống rộng 0,8 – 1,0 m, bón 3 – 4 kg phân chuồng hoai/1 m2 mặt luống. Nơi có nhiều kiến cần rắc vôi.

+ Gieo ươm: Nếu gieo quả trực tiếp phải 4 tháng hạt mới nảy mầm, còn nếu ngâm nước lạnh trong 24 giờ sau đó đãi sạch vỏ và cùi rồi xử lý bằng nước ấm 40 – 450C (2 sôi 3 lạnh) thì sau 15 – 20 ngày hạt bắt đầu nứt nanh và 30 – 45 ngày lá mầm hình kim xuất hiện.

mây nếp

Trồng mây nếp

Sau khi gieo hạt, cần làm giàn che bằng phên nứa hoặc thân đay… Tưới nước 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho hạt chóng nảy mầm.

+ Cấy cây: Sau khi gieo 2 – 3 tháng, thấy lá mầm dạng kim đâm qua lớp đất che phủ là có thể cấy cây.

+ Tiêu chuẩn cây con: Cây ươm 1,5 tuổi trở lên, cao trên 20 – 30 cm với 3 – 4 lá có thể mang trồng. Nếu cây ươm rễ trần trên luống thì đánh bầu đất rộng 5 cm và trồng vào mùa xuân. Muốn vận chuyển cây con đi xa phải hồ rễ và giữ rễ luôn ẩm.

3. Gây trồng chăm sóc

+ Chuẩn bị đất trồng: Trồng mây quanh nhà, ven hàng rào, dọc mương máng, đất chuẩn bị đòi hỏi không cầu kỳ.

+ Mật độ: Cuốc hố trồng cây giá thể 0,5 – 1,0 m, kích thước hố 15 x 15 x 15 cm. Hố trồng đào liên tục cách nhau 1 m dọc theo hàng rào. Trường hợp giá thể là tre cần chú ý: Tre là bụi lớn, trồng mây thì mây khó sống, phát triển kém. Kinh nghiệm trong nhân dân là đào mương sâu 1 m, rộng 0,8 m cạnh hàng tre và trồng mây bên kia bờ mương cách 0,5 m, khi mây lớn cho leo lên cây tre.

Khi trồng mây dưới tán rừng tự nhiên: phát theo băng rộng 2 m, dọn sạch cây. Băng phát cách nhau 4 m. Kích thước hố 15 x 15 x 15 cm. Mỗi hố trồng 2 – 3 cây con.

+ Trồng cây: Trồng mây tốt nhất vào mùa xuân thời tiết ẩm và có mưa phùn, hoặc có thể trồng vào đầu mùa mưa. Không đào hố sâu dưới tán rừng, lá khô rụng xuống sẽ che lấp và làm chết cây con. Khi lấp đất phải nén chặt để cây mau bén rễ và lấp đất ngang cổ rễ cây để mây dễ đẻ nhánh sau này.

+ Chăm sóc, bảo vệ cây trồng: Trong 2 năm đầu, mỗi năm làm cỏ 2 – 3 lần kết hợp với vun xới. Hàng năm phải luỗng phát dây leo bụi rậm một lần để đảm bảo ánh sáng cho cây phát triển. Khi mây lớn và leo lên giá thể, tiến hành phát cành cây để điều chỉnh ánh sáng giúp cho mây vươn lên sinh trưởng tốt. Cần đề phòng trâu bò và châu chấu ăn lá mây non.

Nơi đất tốt, gần nhà, mây trồng sau 3 – 4 năm có thể thu hoạch. Mây trồng thành rừng sau 5 – 10 năm khi bẹ lá ở gốc bị chết và rụng đi, để lộ sợi mây trắng có thể thu hoạch. Sau đó 2 năm thu hoạch 1 lần. Khi thu hoạch, chặt gốc cách mặt đất 10 cm rồi lôi ra khỏi khóm mây.

—————

Kỹ thuật trồng cây mây nếp loại Calamustetra dactlus hance; Họ: Calamoideae

 1/ Đặc tính:

Mây thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái. Trong thâm canh sản xuất mây, để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt người ta sử dụng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này là thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao.

2/ Điều kiện gây trồng:

 * Địa hình:

– Có thể trồng mây trong rừng thứ sinh đã qua khai thác.

– Rừng non đang phục hồi, đất sau nương rẫy.

– Trồng ven hàng rào, ven suối, dọc đường đi nhưng phải có cây che bóng để cây mây phát triển và làm giá thể để mây leo bám.

– Độ cao dưới 500m thích hợp cho cây mây nếp.

* Khí hậu:

Nhiệt độ bình quân năm: 20 – 300C, không có mùa đông kéo dài, không có rét đậm và sương muối.

* Lượng mưa:  1.500 – 2.000mm

* Đất đai:

– Sâu dày, tốt, ẩm mát, thoát nước.

– Mùn khá, không chua, pH: 4,5 – 6,0

* Thực bì:

– Có cây thân gỗ cho mây leo và có độ tàn che tốt nhất từ 0,4 – 0,5.

– Không trồng ở rừng rụng lá và vùng có lượng mưa thấp dưới 700- 800mm

3/ Tiêu chuẩn cây non đem trồng:

– Tuổi: 18 tháng (Hãm cây 1 tháng trước khi trồng)

– Chiều cao cây: trên 20 cm

– Số lá: 3-4 lá/cây

– Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.

4/ Kỹ thuật trồng:

 a/ Thời vụ: Đầu mùa mưa (tháng 8-9) hoặc sau mùa mưa (tháng 12 – tháng 1) dương lịch.

b/ Phương thức trồng:

– Trồng dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có độ tàn che bóng 0,4 – 0,5.

– Trồng theo đám trong rừng khoanh nuôi.

– Trồng trong vườn nhà hoặc dưới bóng cây khác.

c) Mật độ:

– 3.300 cây/ha (1×3 m) hay

– 2.500 cây/ha (1×4 m) hoặc

– 1.650 cây/ ha (2x 3 m).

d) Xử lý thực bì:

Phát dọn theo rãnh quang hố trồng, đảm bảo giữ được cây che bóng và có trụ leo cho cây trồng. Nơi không có phải trồng hoặc cắm cọc cho cây leo.

e) Làm đất:

– Cục bộ theo hố đào: 15 x 15 x 15 cm hoặc 20 x 20 x 20 cm.

* Bón lót: Có điều kiện nên bón lót: 200 – 300g phân hữu cơ vi sinh hoặc 1 – 2 kg phân chuồng hoai hoặc 100 gam NPK (16 – 16 – 8)/1 hố.

f) Cách trồng:

Moi đất dặt cây vào hố, xé bỏ vỏ bầu nếu có, lấp đất ấn chặt, không lấp đầy quá cổ rễ của cây.

g) Chăm sóc: Chăm sóc năm thứ 2 và năm thứ 3 sau trồng:

* Lần 1:

Bón thúc 100gam NPK (16-16-8)/1 gốc kết hợp làm cỏ xới đất quanh gốc vào tháng 2 đến tháng 3.

* Lần 2: Bón thúc 100gam NPK (16-16-8)/1 gốc kết hợp làm cỏ xới đất xung quanh gốc vào tháng 8 – 10.

Chú ý:

+ Hàng năm phát cỏ dây leo bụi rậm chèn ép, đảm bảo đủ ánh sáng cho cây.

+ Không để gốc bị vùi quá sâu để cây đẻ nhánh tốt.

h) Tưới nước: (những nơi có điều kiện)

Cây mây dễ sống nhưng khó trồng, tùy theo nhiệt độ, thời tiết tính từ ngày trồng đến tháng thứ 3 phải liên tục tưới và tạo ẩm cho cây. Khi trồng nếu gặp trời mưa, vẫn phải tưới thật đẫm vào những hố đã trồng. Nếu gặp trời nắng nên tưới vào lúc trời mát.

5/ Thu hoạch:

– Sau khi trồng 3 – 5 năm nơi đất tốt có thể bắt đầu khai thác

– Chặt cách gốc 10cm, lôi dây mây ra khỏi khóm cây, róc bỏ bẹ lá.

– Phơi khô để bán hoặc đưa vào chế biến theo qui trình công nghệ riêng.

=> Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây mây nếp K83 đơn giản

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cách tạo cây mây nếp con như thế nào?

Đất gieo: Chọn nơi đất bằng, ẩm, thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ. Lên luống rộng 0,8 - 1,0 m, bón 3 - 4 kg phân chuồng hoai/1 m2 mặt luống. Nơi có nhiều kiến cần rắc vôi. Gieo ươm: Nếu gieo quả trực tiếp phải 4 tháng hạt mới nảy mầm, còn nếu ngâm nước lạnh trong 24 giờ sau đó đãi sạch vỏ và cùi rồi xử lý bằng nước ấm 40 - 450C (2 sôi 3 lạnh) thì sau 15 - 20 ngày hạt bắt đầu nứt nanh và 30 - 45 ngày lá mầm hình kim xuất hiện. Cấy cây: Sau khi gieo 2 - 3 tháng, thấy lá mầm dạng kim đâm qua lớp đất che phủ là có thể cấy cây.

Gây trồng chăm sóc cây mây nếp ra sao?

Chuẩn bị đất trồng: Trồng mây quanh nhà, ven hàng rào, dọc mương máng, đất chuẩn bị đòi hỏi không cầu kỳ. Mật độ: Cuốc hố trồng cây giá thể 0,5 - 1,0 m, kích thước hố 15 x 15 x 15 cm. Trồng cây: Trồng mây tốt nhất vào mùa xuân thời tiết ẩm và có mưa phùn, hoặc có thể trồng vào đầu mùa mưa. Chăm sóc, bảo vệ cây trồng: Trong 2 năm đầu, mỗi năm làm cỏ 2 - 3 lần kết hợp với vun xới. Hàng năm phải luỗng phát dây leo bụi rậm một lần để đảm bảo ánh sáng cho cây phát triển.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-12-11 13:37:26.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.