Trang Chủ » Ấp trứng: Quy trình kỹ thuật khi nuôi gia cầm

Ấp trứng: Quy trình kỹ thuật khi nuôi gia cầm

1,7K lượt xem
ấp trứng

Quy trình kỹ thuật ấp trứng

Ấp trứng: Trứng gia cầm (trứng gà, vịt, ngan …) có hai loại là trứng thương phẩm được dùng làm thực phẩm và trứng giống để ấp.

Trứng dùng làm thực phẩm là trứng của các đàn gia cầm thương phẩm, không có trống và trứng của các đàn giống sau khi chọn trứng giống để ấp, còn lại những quả không đủ tiêu chuẩn (bé quá, to quá, vỏ xấu, hình thù không cân đối …) bị loại ra và đưa sang làm trứng thương phẩm.

–> Xem khoá học miễn phí Nuôi gà làm giàu

Như vậy, yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cho việc ấp trứng có hiệu quả là lựa chọn trứng giống tốt. Trứng giống tốt phải là trứng của những đàn giống gia cầm đúng quy cách phẩm chất giống và được nuôi theo đúng quy trình nuôi giống.

Vì vậy, những gia đình, trang trại muốn có con giống gia cầm đảm bảo chất lượng thì phải mua giống từ các cơ sở giống. Ở đấy sẽ có những con giống tốt và có quy trình nuôi giống để hướng dẫn người mua.

Đặc biệt, chuồng trại dùng để nuôi giống phải thông thoáng, sạch sẽ, lượng thức ăn, nước uống đầy đủ và sạch. Bên cạnh đó, diện tích chuồng, sân chơi cho vịt phải đầy đủ, tỷ lệ trống mái thích hợp thì mới có trứng giống tốt.

ấp trứng

Chú ý trứng vịt để ra phải được thu lượm ngay để tránh bị bẩn hoặc bị rạn, dập trứng sẽ bị nhiễm khuẩn.

Sau khi thu lượm trắng phải được xếp vào khay và chuyển về phòng bảo quản càng sớm càng tốt. Nhiệt độ phòng bảo quản trứng từ 15 đến 16 độ C là thích hợp. Trứng thu lượm, gom trong 3 đến 5 ngày phải đưa vào ấp, vì nếu để lâu chất lượng trứng sẽ giảm.

Ví như đàn vịt xiêm lai Pháp, ngan ta lai ngan Pháp không đạt tiêu chuẩn giống.

Con lai thường chỉ là những con thương phẩm, được chọn lọc ưu thế lai ở một hay vài tính trạng năng suất.

Các con lai để làm giống phải qua chọn lọc, cho giao phối cùng loại ổn định các đặc tính di truyền rồi mới thành giống.

Quy trình ấp trứng

Yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ấp trứng đó là quy trình ấp trứng. Dù là ấp trứng thủ công hay ấp bằng máy thì người nuôi đều phải quan tâm đến nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng lưu thông khí trong máy ấp và việc đảo trứng.

Nhiệt độ tốt nhất trong lò ấp, máy ấp là 37,5 – 38,5 độ C. Chú ý nhiệt độ phải đều, tránh tình trạng nhiệt độ không đều, có chỗ quá nóng, chỗ quá lạnh.

Với những chỗ quá nóng sẽ làm phôi chết hoặc phôi phát triển quá nhanh, còn chỗ lạnh sẽ làm cho phôi phát triển chậm.

Như vậy, nhiệt độ trong máy ấp, lò ấp không đều sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và chất lượng gia cầm con.

Trứng ấp sẽ mất khoảng 12-13% trọng lượng trong quá trình ấp do sự trao đổi khí và bốc hơi. Vì vậy, độ ẩm thích hợp sẽ giúp gia cầm con không bị dính vào vỏ trứng, chúng sẽ phá vỡ màng vỏ dễ dàng và tránh bị mất nước.

Còn đổ ẩm thích hợp cho máy là 60-80%, tuỳ theo giai đoạn ấp. Hơn nữa, sự thông thoáng trong lò ấp, máy ấp cũng rất cần thiết để có thể cung cấp oxy, hút khí thảo cacbonic (CO2).

Phôi trứng cần được trao đổi đều đặn một lượng oxy và thải CO2 ra ngoài. Sự thông thoáng sẽ làm lưu thông không khí giúp cho việc điều hoà nhiệt trong lò ấp, máy ấp, điều hoà độ ẩm, cung cấp oxy cho trứng và hút khí cacbonic.

Chú ý, trứng ấp phải được đảo thường xuyên, khoảng từ 3-5 ngày thì đảo một lần. Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi bị dính vào vỏ và tăng sự hoạt động của lòng đỏ và tròng trắng, lòng phôi.

Còn trước khi vịt nở 3 ngày trứng phải được chuyển lên giàn nở.

Đối với trứng gà thì thời gian ấp nở là 3 tuần (21 ngày), còn trứng vịt là 4 tuần (28 ngày), trứng ngan là 5 tuần (35 ngày).

Lò ấp trứng được cấu tạo là khối tròn có đường kính từ 60 – 100 cm. Để giữ nhiệt, thì dưới đáy và xung quanh lò được độn một lớp trấu dày 20cm.

Loại trấu sạch dùng để ấp trứng được rang bằng chảo, lượng trấu phải đủ để thay đổi.

Khi ấp, trứng được cho vào các túi chứa bằng lưới, mỗi túi 15 – 20 quả. Sau đó, trấu đổ một lớp dày khoảng 15 – 20 cm xuống dưới lò rồi xếp các túi trứng vào, cứ một lớp trấu, thì đổ một lớp trứng cho đến khi đầy thì phủ lớp trấu nóng cuối cùng lên rồi đậy bao tải sạch ở trên để giữ nhiệt.

Cứ sau 3 giờ lại thay trấu nóng một lần, khi thay trấu ta đảo cả các túi trứng ở dưới lên trên, từ trong ra ngoài.

Hơi nữa, người thực hiện phải chuẩn bị trấu nóng sẵn sàng để khi đến giờ thay là có ngay. Trứng ấp trong pho nóng khoảng 19 – 20 thì cần chuyển sang pho lạnh.

Pho lạnh

Pho lạnh được đặt trong phòng sạch sẽ, khô ráo, thoáng, không bị gió lùa và tránh được chuột bọ.

Ở đây cần kê gỗ, ván, lót sàn rồi trải chăn bông lên. Bốn phía pho có gờ cao để khi xếp trứng không bị đỗ làm vỡ trứng. Xếp trứng nghiêng về một phía rồi phủ chăn mỏng hoặc vải sợi bông lên.

Ở giai đoạn chuyển sang pho lạnh phôi trứng đã phát triển, trứng tự toả nhiệt, có thể dùng chăn trải và vải phủ để giữ nhiệt cho trứng mang lại hiệu quả ấp trứng cao.

Trên đây là các nguyên tắc chung để ấp trứng. Muốn cho việc ấp trứng đúng kỹ thuật thì bạn nên đọc sách, báo và thực hành thêm ở lò xưởng.

Đặng Mai

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2016-09-22 10:12:19.

Bài Viết Liên Quan

1 bình luận

ho hoai nhan 25/04/2017 - 09:29

tai lieu rat hay. cam on tac gia.

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.