Nuôi gà: Nghề chăn nuôi làm giàu
Nuôi gà, nghề chăn nuôi không mới. Trước đây, khoảng năm sáu thập niên tại miền Nam, nhiều tỉnh thành đã nở rộ phong trào nuôi theo phương pháp công nghiệp, bên cạnh cách nuôi thả vườn truyền thống.
Ngay tại Sài Gòn và vùng phụ cận thời đó cũng có những trại gà lớn nuôi hàng ngàn con nổi tiếng một thời. Nhiều người đã làm giàu nhanh chóng và bền vững từ loại gia cầm này!
Khoá học chăn nuôi gà làm giàu MIỄN PHÍ
Nắm bắt nhu cầu học hỏi kiến thức và kinh nghiệm nuôi gà, Farmvina soạn một khoá học online tổng hợp các “bí kíp” không chỉ nuôi công nghiệp mà còn dành cho nuôi gà thả vườn.
Qua đây chúng tôi hi vọng bạn đọc mở rộng sự hiểu biết, so sánh phân tích lợi – hại giữa hai cách nuôi mà từ đó rút ra được định hướng cho bản thân.
Trong thời gian tới, Farmvina sẽ bổ sung mô hình nuôi gà, trang trại gà và cách nuôi các loại gà đặc biệt như gà sao, gà tây (gà lôi), gà H’mông …
Chúng tôi khuyến khích bạn đọc tất cả các tài liệu bên dưới và ghi chú cẩn thận:
Kỹ thuật nuôi gà căn bản:
- Cẩm nang các giống gà mà người chăn nuôi phải nắm
- Những giống gà siêu trứng cần biết
- Các giống gà siêu thịt được chuộng nuôi
- Cách làm chuồng trại nuôi gà công nghiệp
- Dụng cụ nuôi gà công nghiệp cần có
- Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp
- Phương pháp nuôi gà con
- Nuôi gà broiler siêu thịt từ 0 đến 4 tuần tuổi
- Nuôi gà giò sau 4 tuần tuổi hướng công nghiệp
- Hướng dẫn cách chọn gà để giống tốt
- Tuyệt chiêu nuôi gà sinh sản siêu thịt
- Thức ăn nuôi gà công nghiệp
- Khẩu phần nuôi gà công nghiệp và cách tính
- Vệ sinh chuồng trại
- Phòng và chữa bệnh nuôi gà
Kinh nghiệm nuôi gà thả vườn:
- Nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VIETGAP
- Dự toán chi phí nuôi gà thả vườn 1.000 con
- Cách nuôi gà chăn thả bán được giá
- Tỷ phú nuôi gà chia sẻ kinh nghiệm quý
- Hỏi đáp nuôi gà sinh sản với tiến sĩ Hạnh
- Nuôi trùn giòi tạo nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho gia cầm, gia súc
Các giống gà đặc trưng:
- Hướng dẫn cách nuôi gà H’mông
- Hướng dẫn cách nuôi gà Đông Tảo
- Cẩm nang nuôi gà Tây (gà Lôi)
- Kỹ thuật nuôi gà Sao
Ngoài nhu cầu chăn nuôi để lấy trứng, lấy thịt thì một số hộ cũng nuôi giống gia cầm này để làm kiểng (ví dụ gà Tre Tân Châu, gà Phượng Hoàng …) hoặc lai tạo ra những giống gà chọi hay qua cách nuôi gà chọi chiến mà phân tài cao thấp nơi xới độ.
Thật ra nuôi công nghiệp không khó. Có điều, nếu nuôi dưới hình thức ‘trại’, tức nuôi số lượng nhiều thì phải tìm đến những vùng ngoại ô xa thành phố, xa vùng dân cư sinh sống để tránh ô nhiễm.
Tuy vậy, nơi này cũng phải gần các trục giao thông chính để tiện việc vận chuyển trứng, thịt đến nơi tiêu thụ, và thức ăn …
Mặt khác, do cách nuôi công nghiệp khác xa với kỹ thuật nuôi gà thả vườn quen thuộc của ông bà ta ngày xưa truyền lại, nên người nuôi cần phải nắm vững phần kỹ thuật của từng khâu, như cách lựa chọn gà giống, cách thiết lập chuồng trại, cách nuôi dưỡng, và nhất là cách phòng ngừa và trị bệnh … để áp dụng đúng vào từng thời kỳ sinh trưởng của gà.
Theo cách nuôi gà thả vườn trước đây của ta thì gà thả rong ngoài vườn cả ngày để chúng tự tìm kiếm thức ăn mà sống.
Nếu chủ nuôi có cho ăn thì chỉ chờ lúc chạng vạng gà kéo nhau về chuồng mới cho ăn bổ sung một ít tấm cám, khoai củ, cơm nguội hoặc ít nắm lúa để dằn bầu diều rồi đi ngủ.
Có người nuôi không cần làm chuồng nên tối về gà tự tìm chỗ ngủ ở chuồng heo, chuồng bò, hoặc bay lên các cành cây cao trong vườn đậu ngủ như cách ngủ của các loài chim hoang dã.
Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp thì khác
Gà được nuôi nhốt trong chuồng suốt đời, không phải tự tìm kiếm thức ăn mà thức ăn với khẩu phần ăn bổ dưỡng được chủ cung cấp no đủ hàng ngày.
Đã thế, gà công nghiệp còn được phòng ngừa và trị bệnh chu đáo, từ lúc mới là gà con vừa chui ra khỏi vỏ đến lúc xuất chuồng.
Nói cách khác, nuôi công nghiệp phải áp dụng kỹ thuật chăn nuôi riêng, dù nuôi số lượng ít (hộ gia đình) hay nuôi số lượng nhiều (chuồng trại) cũng phải tuân thủ kỹ thuật đối với từng khâu một.
Chẳng hạn:
- Chỉ chọn nuôi các giống gà công nghiệp có xuất xứ từ nước ngoài (các giống gà ta, gà Tàu của mình chỉ thích hợp với các nuôi thả).
- Lựa nuôi các giống gà thích hợp với chủ đích của mình như: giống gà siêu trứng, hay gà siêu thịt, hoặc nuôi giống gà vừa lấy trứng vừa lấy thịt (gà chỉ đẻ khoảng 150 trứng mỗi năm nhưng tăng trọng nhanh, nên nuôi bán thịt cũng lời).
- Chỉ lựa nuôi trong bầy gà giò những gà khoẻ mạnh, không thương tật, mau lớn. Chỉ chọn gà giống từ những nơi bán nổi tiếng có uy tín lâu năm đã được chủng ngừa đầy đủ.
- Cần nắm vững kỹ thuật xây dựng chuồng trại thích hợp cho từng loại gà. Đất làm chuồng trại phải cao ráo, xa vùng ao tù nước đọng, xa khu vực dân cư sinh sống, nhưng phải tiện đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc chuyên chở.
- Phải thực hiện chu đáo khâu phòng ngừa và trị bệnh cho gà từng lứa tuổi, như vậy mới giúp chúng sống sởn sơ, khoẻ mạnh. Ai không chú tâm vào việc này, coi nhẹ phần này thì khó tráng khỏi thất bại nặng nề.
Vì như các bạn đã biết, giống gà công nghiệp không quen với thổ nhưỡng nước ta như gà ta, gà Tàu nên chúng dễ bị nhiễm nhiều thứ bệnh nguy hiểm như: bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, do vi trùng, bệnh nhiễm độc khuẩn, bệnh suy dinh dưỡng …
Trong đó có nhiều bệnh khiến gà chết hàng loạt trong một sớm một chiều, do lây lan nhanh, như bệnh toi, bệnh dịch tả gà …
Ngoài ra, còn phải chú trọng đến khâu thực phẩm vì thức ăn có đủ dinh dưỡng thì gà mới đẻ sai, mau tăng trọng.
Gà công nghiệp do nuôi nhốt nên khẩu phần ăn của chúng ngoài thức ăn cơ bản như bắp đậu, tấm cám … còn thêm thức ăn bổ sung như bánh dầu, bột cá, bột thịt, bột xương, và không thể thiếu các loại vitamin cần thiết như B1, B6, A, D, E …
Đó là chưa nói đến các khâu vệ sinh thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng trại cần phải được làm hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
Những điều chúng tôi trình bày ở trên là những bài học căn bản mà bạn cần biết và nắm vững. Chúc bạn đọc tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hay để nhanh chóng làm giàu từ chăn nuôi loại gia cầm này.
Câu Hỏi Thường Gặp
Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp có gì khác?
(1) Chỉ chọn nuôi các giống gà công nghiệp có xuất xứ từ nước ngoài; (2) Lựa nuôi các giống gà thích hợp với chủ đích của mình như: giống gà siêu trứng, hay gà siêu thịt, hoặc nuôi giống gà vừa lấy trứng vừa lấy thịt; (3) Chỉ lựa nuôi trong bầy gà giò những gà khoẻ mạnh, không thương tật, mau lớn; (4) Cần nắm vững kỹ thuật xây dựng chuồng trại thích hợp cho từng loại gà; (5) Phải thực hiện chu đáo khâu phòng ngừa và trị bệnh cho gà từng lứa tuổi, như vậy mới giúp chúng sống sởn sơ, khoẻ mạnh.
Thức ăn của gà công nghiệp là gì?
Gà công nghiệp do nuôi nhốt nên khẩu phần ăn của chúng ngoài thức ăn cơ bản như bắp đậu, tấm cám ... còn thêm thức ăn bổ sung như bánh dầu, bột cá, bột thịt, bột xương, và không thể thiếu các loại vitamin cần thiết như B1, B6, A, D, E ...
Originally posted 2016-08-23 23:13:37.
Farmvina hiện tại hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho bà con. Ngoài ra bạn đọc có thể tìm đọc cách viết dự án xin vốn tại /du-an-xin-von-nong-nghiep/ và chủ động gặp thuyết phục các cá nhân, tổ chức cấp tín dụng. Chúc may mắn!
E đang cần mở trang trai nuoi gà nhug gio e không có vốn bên minh có thể dup e vay vốn đuoc không ạ