Trang Chủ » Cách bảo quản trái dừa tươi uống nước

Cách bảo quản trái dừa tươi uống nước

1,8K lượt xem
dừa tươi

Ngày 25/10, Hội đồng Khoa học và công nghệ (KH&CN) chuyên ngành Bến Tre đã nghiệm thu đề tài khoa học: “Hoàn thiện công nghệ bảo quản trái dừa tươi uống nước phục vụ xuất khẩu”. Đề tài do Thạc sĩ Trần Thị Yên Thảo và nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu thuộc Bộ Công thương thực hiện.

Hiện nay, Bến Tre là địa phương có diện tích dừa lớn nhất nước với trên 44.500 ha, trong đó, tỷ lệ dừa uống nước chiếm khá cao. Đặc biệt, Bến Tre đã triển khai dự án trồng 500 ha dừa dứa phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu do chưa có công nghệ bảo quản thích hợp. Vì thế, đề tài: “Hoàn thiện công nghệ bảo quản trái dừa tươi uống nước phục vụ xuất khẩu” được thực hiện với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, hướng đến thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập cho cộng đồng người trồng dừa. Nhóm tác giả cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể là bảo quản trái dừa tươi trong 6 tuần, tỷ lệ hao hụt dưới 10% và không có hóa chất lạ trong nước dừa.

dừa tươi

Từ những nghiên cứu và thí nghiệm, nhóm tác giả đã đưa ra quy trình công nghệ bảo quản trái dừa tươi hiệu quả nhất. Thời gian thu hoạch trái dừa tươi được xác định ở thời điểm 8 tháng tuổi là tốt nhất cho công tác bảo quản. Trái dừa sau khi thu hoạch được xử lý bề mặt, sau đó được xử lý bằng hóa chất. Đối với dừa gọt vỏ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hợp chất sulfit là meta bisulfit natri, meta bisulfit kali và bisulfit natri. Đối với trái dừa nguyên vỏ, chất bảo quản phù hợp là hydroxit canxi (1%) và benzoat natri (0,5%). Màng co POF thích hợp cho việc bảo quản dừa tươi giúp thời gian bảo quản kéo dài hơn. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dừa gọt vỏ từ 1-4oC, đối với dừa nguyên vỏ là 8oC sẽ bảo quản với thời gian 6 tuần. Nhóm tác giả đã tính lợi nhuận từ dừa tươi xuất khẩu sẽ tăng cao hơn 14 lần so với dừa được tiêu thụ nội địa.

Hội đồng đã đánh giá đề tài mang tính khoa học, thiết thực, nội dung gắn liền với địa phương Bến Tre, đặc biệt có sự liên kết thực hiện với Công ty Xuất nhập khẩu Bến Tre tiến hành xuất thử nghiệm một số chuyến hàng sang thị trường Hàn Quốc và đạt kết quả. Đây chính là tiền đề cho công tác xuất khẩu dừa tươi uống nước của Bến Tre thuận lợi khi quy trình công nghệ được chuyển giao.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Khái quát về thị trường trái dừa ở Việt Nam?

Bến Tre là địa phương có diện tích dừa lớn nhất nước với trên 44.500 ha, trong đó, tỷ lệ dừa uống nước chiếm khá cao. Đặc biệt, Bến Tre đã triển khai dự án trồng 500 ha dừa dứa phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu do chưa có công nghệ bảo quản thích hợp. Vì thế, đề tài: “Hoàn thiện công nghệ bảo quản trái dừa tươi uống nước phục vụ xuất khẩu” được thực hiện với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, hướng đến thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập cho cộng đồng người trồng dừa. Nhóm tác giả cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể là bảo quản trái dừa tươi trong 6 tuần, tỷ lệ hao hụt dưới 10% và không có hóa chất lạ trong nước dừa.

Cách bảo quản trái dừa tươi uống nước như thế nào?

Thời gian thu hoạch trái dừa tươi được xác định ở thời điểm 8 tháng tuổi là tốt nhất cho công tác bảo quản. Trái dừa sau khi thu hoạch được xử lý bề mặt, sau đó được xử lý bằng hóa chất. Đối với dừa gọt vỏ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hợp chất sulfit là meta bisulfit natri, meta bisulfit kali và bisulfit natri. Đối với trái dừa nguyên vỏ, chất bảo quản phù hợp là hydroxit canxi (1%) và benzoat natri (0,5%). Màng co POF thích hợp cho việc bảo quản dừa tươi giúp thời gian bảo quản kéo dài hơn. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dừa gọt vỏ từ 1-4oC, đối với dừa nguyên vỏ là 8oC sẽ bảo quản với thời gian 6 tuần. Nhóm tác giả đã tính lợi nhuận từ dừa tươi xuất khẩu sẽ tăng cao hơn 14 lần so với dừa được tiêu thụ nội địa.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-18 09:20:57.

Bài Viết Liên Quan