Trang Chủ » Bệnh nuôi cá bò: Cách nuôi cá khoẻ ra sao?

Bệnh nuôi cá bò: Cách nuôi cá khoẻ ra sao?

984 lượt xem
bệnh nuôi cá bò

Cá bò là tên gọi trong tiếng Việt để chỉ một số loài  và họ cá khác nhau. Các loài cá bò có thể được khai thác làm thực phẩm, nhưng có nhiều loài màu sắc rực rỡ được nuôi làm cá cảnh. Trong bài viết này, Farmvina sẽ cùng bạn tìm hiểu những bệnh nuôi cá bò thường gặp và cách chữa trị hiệu quả. 

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi cá, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

1. Bệnh sán Trung Hoa

  • Nguyên nhân: Do sán Trung Hoa và sán Trung Hoa cá mè.
  • Triệu chứng lâm sàng: Khi lây nhiễm nghiêm trọng, niêm dịch trên mang cá bị bệnh tăng nhiều, đoạn cuối tia mang có thân giòi màu trắng sữa, thường gọi là ‘bệnh giòi mang’.
  • Quy luật dịch bệnh: Đỉnh cao là tháng 5 đến 9, có thể làm cho cá chết hàng loạt.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Làm sạch ao nuôi, phơi khô đáy ao, tiêu diệt trứng ký sinh trùng hoặc ấu trùng.
    • Trước khi thả cá giống, dùng dung dịch potassium permanganate nồng độ 10 – 30g/mét khối, tắm nước thuốc 30 phút.
    • Mùa lưu hành bệnh, dùng decamethrin 0,03ml/mét khối và depterex và bột phoxim 0,3g/mét khối, 15 ngày thay nhau xả 1 lần.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Cupric sulfate, ferous sulfate, khi nhiệt độ nước thấp hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần là 1 g/mét khối; khi nhiệt độ nước vượt quá 30 độ C, lượng dùng 1 lần là 0,6 – 0,7g/mét khối, xả toàn ao 1 lần.
    • Ngày thứ nhất dùng dung dịch maladio phosphat ttinh chế, lượng dùng 1 lần 0,03 – 0,05ml/mét khối, xả toàn ao 1 lần. Ngày thứ 2, dùng bromochlophenolheroin 24%, lượng dùng 1 lần 0,125 – 0,167g/mét khối xả toàn ao 1 lần.
    • Dùng decamethain và cupric phosphate, lượng dùng 1 lần 0,02 – 0,03 ml/mét khối và 0,4 – 0,5g/mét khối, xả toàn ao một lần.

2. Bệnh trùng hút máu (blood fluke)

  • Nguyên nhân: Do trùng hút máu
  • Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu ký sinh trong mạch máu của cá, ký sinh toàn thân cá sưng đỏ, mang và phân niêm dịch tăng nhiều, mang sưng to. Cá bệnh nhảy vật vã, hoặc nổi trên mặt nước, không lâu là chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Lưu hành vào tháng 6 đến 10, chủ yếu nguy hại cá giống. Khi trong nước mật độ ấu trùng có lông hút máu quá lớn, gây ra lây nhiễm cấp tính, trong mấy ngày làm cho cá bột, cá giống chết hàng loạt.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Vệ sinh ao nuôi, lấy sạch bùn đáy ao.
    • Nuôi loại cá ăn ốc thích hợp, giảm hoặc tiêu diệt loại ốc trong ao.
    • Dùng cupric sulfate, lượng dùng 1 lần 0,7g/mét khối, xả toàn ao một lần, tiêu diệt loại ốc ký sinh chính trung gian.
  • Phương pháp trị liệu: Bột dipterex tinh chế 50%, lượng dùng 1 lần 0,22 – 0,56g/mét khối, xả đều toàn ao.
bệnh nuôi cá bò

Cùng tìm hiểu cách chữa các bệnh nuôi cá bò nhé!

3. Bệnh giun ống xiên

  • Nguyên nhân: Giun ống xiên cá chép.
  • Triệu chứng lâm sàng: Vi trùng ký sinh trên da và mang của cá. Trên mang và thân hình thành một lớp niêm dịch màu trắng đục hoặc màu lam nhạt, mô mang bị phá hoại, cá gầy đen, nổi trên mặt nước, hít thở khó khăn, không lâu là chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Lưu hành vào 2 mùa xuân và thu, nhất là tháng 3 – 5, nhiệt độ nước lây lan là 12 – 18 độ C. Chủ yếu nguy hại cá bột, cá giống, khi thả mật độ cao, nước ao xấu có thể làm cho lượng lớn cá chết.
  • Phương pháp dự phòng: Vệ sinh ao, phơi đáy ao, để tiêu diệt trứng ký sinh trùng.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Bọt cupric sulfate, ferous sulfate nhiệt độ nước dưới 30 độ C, lượng dùng 1 lần 1g/mét khối; nhiệt độ nước vượt quá 30 độ C, lượng dùng 1 lần 0,6 – 0,7g/mét khối, xả toàn ao một lần.
    • Ngày thứ nhất dùng cupric sulfate, lượng dùng 1 lần 0,6g/mét khối, xả toàn ao 1 lần. Ngày thứ 2 dùng chlorine dioxide 8%, lượng dùng 1 lần 0,15g/mét khối, xả toàn ao 1 lần, để phòng lây nhiễm lần 2.
    • Ngày thứ nhất dùng sodium diosulfate, lượng dùng 1 lần 1 – 1,5g/mét khối, xả đều toàn ao 1 lần, ngày thứ 2 dùng cupric phosphate, bột ferous phosphate, lượng dùng 1 lần 0,6 – 0,7g/mét khối, xả đều toàn ao 1 lần. Ngày thứ 3, dùng chlorine dioxide, lượng dùng 1 lần 0,25 – 0,3g/mét khối, xả đều toàn ao 1 lần, đồng thời dùng khu trùng tán, mỗi kg thức ăn mỗi lần cho thêm 4g, trộn đều thức ăn cho ăn, 1 ngày 1 lần, dùng liền 2 ngày.

4. Bệnh nát mang (cửa sổ trời)

Giống bệnh nát mang ở cá trắm trắng mà bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại ĐÂY!

Farmvina chúc bạn đọc nuôi cá bò thành công với những kinh nghiệm phòng trị bệnh nuôi cá bò như trên đây.

Nguyễn Khắc Khoái

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá bó thường hay mắc những bệnh gì?

1. Bệnh sán Trung Hoa; 2. Bệnh trùng hút máu (blood fluke); 3. Bệnh giun ống xiên; 4. Bệnh nát mang (cửa sổ trời).

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-03-01 18:25:10.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.