bệnh nuôi cá diếc

Tìm hiểu các bệnh nuôi cá diếc thường gặp

Cá diếc không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị suy nhược cơ thể. Đây là một loại thuỷ sản mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho người nuôi. Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu những bệnh nuôi cá diếc hay gặp và cách phòng trị hiệu quả.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi cá, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

1. Bệnh nấm mang

  • Nguyên nhân: Nấm mang.
  • Triệu chứng lâm sàng: Cá bị bệnh trên mang có chấm ban xuất huyết, ứ huyết hoặc thiếu máu, thành mang hoa. Khi nghiêm trọng cá bị bệnh, tia mang nát, hoại tử, thiếu máu cao độ, mang có màu tro xanh. Cá bị bệnh không ăn, bơi chậm, thở khó, chức năng hô hấp suy yếu mà chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Tất cả các loại cá diếc đều bị lây nhiễm, chủ yếu có liên quan đến nước ao không tốt. Nếu vệ sinh ao không triệt để, chất nước lão hoá, ao có hàm lượng chất hữu cơ quá cao. Mùa bệnh lây lan là từ tháng 4 – 10, tháng 5 – 7 là mùa đỉnh cao của bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Vệ sinh triệt để ao, trước khi thả cá giống dùng vôi bột và bột tẩy (dipterex) tiến hành tiêu độc ao.
    • Phải đảm bảo chất nước ao tốt.
    • Mùa bệnh lây nhiễm, dùng chlorine dioxide 8% và vôi bột, lượng dùng 1 lần là 0,3 – 0,5g/mét khối hoặc 20 – 30g/mét khối, xả toàn ao, 15 ngày 1 lần.
  • Phương pháp trị liệu:
    • Dùng culpric phosphate, bột pherous phosphate, nhiệt độ nước cao hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần 0,6 – 0,7g/mét khối, xả toàn ao một lần, khi nhiệt độ nước thấp hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần là 1g/mét khối, xả toàn ao một lần.
    • Ngày thứ nhất, dùng sodium diosulfate, lượng dùng 1 lần 1 – 1,5g/mét khối nước, xả toàn ao một lần; ngày thứ 2, dùng bột sodium triechloris cyanurate 3%, lượng dùng 1 lần 0,3 – 0,45g/mét khối, xả toàn ao 1 lần. Cách ngày lại dùng lại 1 lần, đồng thời dùng Natri vitamin C, mỗi kg thức ăn một lần cho thêm 0,7 – 1,5g, trộn đều thức ăn, một ngày 1 – 2 lần, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

2. Bệnh mây trắng

  • Nguyên nhân: Khuẩn đơn bào giả thối (peseudomonas fonloder)
  • Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ đầu, bề mặt cá diếc bị bệnh xuất hiện vật niêm dịch màu trắng dạng chấm nhỏ, sau đó hình thành một màng mỏng màu trắng, trùm lên phần đầu, phần lưng và đuôi cá xuất huyết chân vây, vây thủng, rụng vảy, hậu môn sưng đỏ. Cá bị bệnh ở trạng thái tê mê, bơi gần bờ, đáy lưới, bơi chậm, ngưng ăn, chết dần.
  • Quy luật dịch bệnh: Chủ yếu phát sinh ở cá diếc nuôi lồng bè nước chảy chậm hoặc nước gầy hoặc cá diếc nuôi ở ao nước chảy kinh doanh chiều sâu, tỷ lệ chết lên đến trên 60%. Mùa bệnh từ tháng 4 đến 6, nhiệt độ nước 6 – 18 độ C dễ phát bệnh, khi trên 20 độ C, bệnh có thể tự khống chế.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Sau khi phát bệnh, dùng chlorine dioxide nồng độ 0,1 – 0,2mg/mét khối xả vào ao hoặc lưới bè, hoặc dùng chlorine dioxide 0,15g/mét khối xả toàn ao 1 lần. Khi bệnh nặng cách ngày lại dùng 1 lần, đồng thời cho ăn thêm thuốc kháng khuẩn.
    • Dùng sodium triechlorisocyanurate, lượng dùng 1 lần là 0,38g/mét khối xả toàn ao (hoặc lưới bè) 1 lần.
bệnh nuôi cá diếc
Tìm hiểu bệnh nuôi cá diếc và cách chữa trị hiệu quả

3. Bệnh chấm trắng (bệnh Bạch điểm)

  • Nguyên nhân: Giun đa túc (myriapod)
  • Triệu chứng lâm sàng: Khi vi trùng gây bệnh ký sinh lượng lớn, mụn chấm trắng phủ đầy bề mặt, vây và mang, phần ổ bệnh xuất hiện viêm bề mặt, vây nát nứt nẻ, cá thân gầy yếu, chậm chạp, thở khó, kiệt sức mà chết.
  • Quy luật dịch bệnh: Từ cá bột cho đến cá lớn đều phát bệnh, nhưng chủ yếu là cá bột, cá giống. Mật độ cao càng dễ phát sinh. Mùa lưu hành là đầu đông cuối xuân, nhiệt độ nước dưới 10 độ C hoặc trên 26 độ C không phát bệnh.
  • Phương pháp dự phòng:
    • Triệt để tiêu độc ao nuôi, phơi khô đáy ao, tiêu diệt trứng giun trong bùn.
    • Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm môi trường nước tốt, nâng cao sức miễn dịch của cá.
    • Khi thả cá giống xuống ao, dùng dung dịch potassium permanganate nồng độ 10 – 15g/mét khối ngâm 15 – 30 phút.
  • Phương pháp trị liệu: Gừng tươi, một lần dùng nước gừng 4g/mét khối xả toàn ao, cách ngày 1 lần, dùng liền  2 lần. Cách chế biến: 1kg gừng tươi cho vào 4 lít nước, nấu còn 2 lít nước gừng.

4. Bệnh giun bào tử dính

  • Nguyên nhân: Giun điển bào
  • Triệu chứng lâm sàng: Vi trùng sinh bệnh ký sinh ở trong thịt phần lưng sau đầu cá diếc, sinh nở trong sợi cơ và thay thế sợi cơ (musclefiber), gây ra u bướu nổi lên, dùng tay sờ chỗ bị bệnh có cảm giác mềm, giống như da cá sắp bị rách ra.
  • Quy luật lưu hành: Lưu hành vào cuối hạ đầu đông. Chủ yếu nguy hại cá diếc 1 tuổi.
  • Phương pháp dự phòng: Giống bệnh giun điển bào cá chép hoang dã.
  • Phương pháp trị liệu: Giống bệnh giun điển bào cá chép hoang dã.

Originally posted 2018-04-13 18:19:10.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.