Trang Chủ » Bệnh nuôi tôm: 9 bệnh thông dụng và cách chữa

Bệnh nuôi tôm: 9 bệnh thông dụng và cách chữa

829 lượt xem
bệnh nuôi tôm

9 bệnh nuôi tôm thường gặp

Bệnh nuôi tôm luôn làm đau đầu những người nuôi tôm tại nước ta. Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu 9 loại bệnh nuôi tôm thông dụng và cách chữa trị hiệu quả.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi tôm, bạn nên dùng ống Nano Tube để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

1. Hội chứng ban trắng

Nguyên nhân: Thời kỳ cuối không ăn, phản ứng chậm, năng lực ứng kích yếu, chân tôm và chân bám không có lực, không đỡ được thân thể, lynepa máu khó đông, vỏ đầu ngực dễ rụng, gan tuỵ màu vàng; phần vỏ đầu ngực thường xuất hiện ban trắng, giải phẫu có thể thấy ruột và dạ dày trống rỗng, mốt số tôm bị bệnh có triệu chứng mang đen; bộ phận thịt phần đuôi có màu hồng hoặc dạng đục trắng.

Phương pháp dự phòng:

  • Đối với ao tôm giống, ao giống tốt thực hiện kiểm tra điều kiện phòng dịch và chế độ quản lý sản xuất giống, tăng cường giám sát và kiểm dịch và kiểm tra dịch bệnh, nắm vững tình hình bệnh lây lan.
  • Trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi để tiêu độc triệt để đáy ao, dùng vôi bột hoặc thuốc tiêu độc có clo xả đều toàn ao, sau khi tiêu độc phải phơi khô ao trong 1 tuần. Tôm giống thả nuôi phải khoẻ mạnh và chất lượng tốt, có dương tính vi-rút.
  • Với tôm nuôi thương phẩm cần phải tiến hành xử lý vô hại. Không được dùng cho sinh để giống, thả ra hoặc trực tiếp làm thức ăn thuỷ sản.
  • Trứng thụ tinh dùng tinh bột tẩy có chứa clo hoặc polyketoniod ngâm rửa. Nước dùng nuôi giống phải qua lọc và tiêu độc, thời gian nuôi giống phải tránh nhiệt độ quá cáo và lạm dụng thuốc.
  • Tôm chết phải chôn sâu, dụng cụ nuôi phải ngâm dung dịch tiêu độc đồng độ cao.

Phương pháp trị liệu:

Dùng polyketoniod 0,3-0,5mg/lít xả toàn ao, dùng liên tục 2 lần; clorine dioxide 0,2-0,5mg/lít xả toàn ao, bản lan căn, ngư tinh thảo, đại hoàng nấu nước trộn vào thức ăn cho ăn. Ngâm kiều bản lan căn tán trộn đều với thức ăn cho ăn. Mỗi kg thể trọng tôm 0,16 – 0,24g (tính theo lượng cho ăn 5%), mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 3,2 – 4,8g, dùng liên tục 4 – 6 ngày.

2. Bệnh nấm nang dây (dịch râu tôm)

Nguyên nhân: Nấm nang dây râu tôm

Triệu chứng lâm sàng: Bên ngoài tôm bị bệnh có chấm ban màu vàng hoặc màu nâu, do vi rút gây bệnh chui vào thân tôm, tổn hại hệ thống thần kinh trung ương và cơ quan vận động, tôm bị bệnh mất đi năng lực hoạt động, nhanh chóng phát sinh tôm chết hàng loạt.

Phương pháp dự phòng: Thường xuyên thay nước ao nuôi, bảo đảm chất nước trong sạch, bảo đảm độ trong suốt của nước ao nuôi trên 20cm.

Phương pháp trị liệu: Đối với bệnh này cchưa có phương pháp trị liệu hiệu quả. Kịp thời loại trừ tôm bị bệnh và tôm chết.

3. Bệnh nát vỏ

Nguyên nhân: Có thể do vi rút loại cầu khuẩn đính (Myxococcaceal)

Triệu chứng lâm sàng:

Ngoài vỏ xuất hiện ổ bệnh dạng chấm màu nâu hoặc màu nâu hồng rõ rệt, tuỳ theo bệnh tình xấu đi dần dần phát triển thành dạng miếng rộng, cơ bắp phía dưới trung tâm dạng miếng có dạng loét, xung quanh là màu đen, lâu ngày sẽ hoại tử.

Phương pháp dự phòng:

Tránh tổn thương, cho ăn đầy đủ thức ăn, mùa sinh đẻ có thể dùng dung dịch vôi bột, sodium dichlorisocyanurate và dung dịch sodium Trichloricyanurate xả toàn ao.

Phương pháp trị liệu:

Khi phát bệnh, dùng dung dịch formaldyhyde nồng độ 0,2 – 0,25mg/lít ngâm rửa tôm bị bệnh 15 – 20 phút, đồng thời trong mỗi kg thức ăn cho thêm terramycin 0,45g, lượng cho ăn mỗi ngày là 5% – 7% trọng lượng tôm, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.

bệnh nuôi tôm

4. Bệnh tiêm mao trùng

Nguyên nhân: Trùng hình chuông, trùng ống xiên.

Triệu chứng lâm sàng:

Bên ngoài thân có rất nhiều lông nhung màu nâu hoặc màu xanh vàng, hoặt động không có sức, thân tôm gầy, vỏ đầu ngực phát đen, bề ngoài thân có rất nhiều niêm dịch, toàn thân dính đầy bùn và chất bẩn. Khi nhiệt độ nước và điều kiện khác thích hợp, nguyên thể bệnh sẽ nhanh chóng sinh sôi phát triển, 2-3 ngày sẽ xuất hiện lượng lớn, phủ đầy toàn thân tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp của tôm, thường gây ra chết hàng loạt.

Phương pháp dự phòng:

Dùng vôi bột làm vệ sinh ao, tiêu diệt nguồn gây bệnh trong ao. Mùa sinh sản mỗi tuần thay nước mới 1 lần, bảo đảm nước ao trong mới. Khi thả tôm giống nuôi, trước hết dùng nước muối 1% ngâm tôm giống 3 – 5 phút. Bột zinc sulfate sau khi cho nước pha loãng xả toàn ao, mỗi mét khối nước 0,2 – 0,3g, mỗi 15-20 ngày/lần.

Phương pháp trị liệu:

a. Dùng hợp chất poluketoniod nồng độ 0,5 – 1g/lít và potassium permanganate 5 – 10 mg/lít hoà trộn đều ngâm rửa tôm bị bệnh.

b. Dùng hợp chất cupric sulfate và perrous sulfate nồng độ 0,7mg/lít (tỷ lệ 5:2) xả toàn ao, hiệu quả tương đối tốt.

c. Dùng dung dịch formaldehyde nồng độ 3 – 5mg/lít xả toàn ao, có hiệu quả.

d. Ao tôm nước sâu 1m, mỗi mẫu dùng cành lá cây xoan đâu 20-30kg nấu lấy nước xả toàn ao.

e. Bột zinc sulfate sau khi dùng nước pha loãng, xả toàn ao, lượng 1 lần là mỗi mét khối nước 0,75 – 1g. Mỗi mẫu (667 mét vuông) (nước sâu 1m) dùng bột zinc sulfate 500 – 667g, mỗi ngày 1 lần, khi bệnh tình nghiêm trọng, có thể dùng liên tục 2 lần.

5. Bệnh nát mang

Nguyên nhân: Vi khuẩn

Triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn bám trên mang tôm và sinh đẻ lượng lớn, làm nghẽn đường lưu thông máu của phần mang, trở ngại hô hấp, khi nghiêm trọng tia mang phát đen, mốc nát làm cho tôm chết.

Phương pháp dự phòng:

Định kỳ làm vệ sinh thức ăn thừa và chất ô nhiễm trong ao nuôi, thêm nước mới, bảo đảm môi trường nước tốt, môi trường nuôi, bảo đảm oxy hoà tan trong nước trên 4mg/lít, tránh nước bị ô nhiễm, dùng bột tẩy mỗi mét khối nước 2g xả toàn ao.

Phương pháp trị liệu:

Đại hoàng linh ngư tán trộn đều vào thức ăn, mỗi kg thể trọng tôm 1g (tính theo 5% lượng thức ăn, mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 20g) dùng liên tục 2 ngày.

6. Bệnh đen mang

Nguyên nhân: Loại khuẩn bán trí (imperfect fungi) trong chân khuẩn (furgus).

Triệu chứng lâm sàng: Mang của tôm trước hết từ màu hơi trắng hồng chuyển sang màu nâu hoặc màu nâu nhạt, sau đó biến thành màu đen, làm cho mang co lại, công năng thoái hoá sau đó chết dần.

Phương pháp dự phòng:

Bảo đảm chất nước nuôi trong sạch, oxy đầy đủ, nước định kỳ xả vôi bột nồng độ nhất định, để điều tiết chất nước.

Phương pháp trị liệu:

Cho tôm bị bệnh vào nước muối 3-5% ngâm rửa 2-3 lần, mỗi lần 5-7 phút, dùng potassium permanganate nồng độ 4-7g/mét khối nước xả toàn ao tiêu độc.

bệnh nuôi tôm

7. Bệnh phù nề

Nguyên nhân: Khuẩn aeromonas thích nước.

Triệu chứng lâm sàng:

Trong đầu, ngực tôm bị bệnh mọng nước, dạng trong suốt, giải phẫu sẽ phát hiện trong thân của nó đầy nước. Tôm bị bệnh nằm trong lùm cỏ ven bờ ao không ăn bất động, cuối cùng nằm chết ở bãi cạn ven bờ.

Phương pháp dự phòng:

Trong quá trình sản xuất, phải cố hết sức giảm thiểu tôm bị tổn thương.

Phương pháp trị liệu:

Dung dịch sodium perodate sau khi dùng 300 – 500 lần nước pha loãng xả đều toàn ao, mỗi mét khối nước lượng dùng 1 lần là 0,015 – 0,02g. Trị liệu mỗi 2-3 ngày/lần. Dùng liên tục 2-3 lần.

Dự phòng 15 ngày/lần. Hoặc dùng bột bromochloheroin tiêu độc nước ao. Đồng thời dùng zinc sulfate mycomycin, căn liên giải độc tán trộn đều với thức ăn, sử dụng theo thuyết mịnh.

8. Bệnh nấm nước

Nguyên nhân: Khuẩn nấm nước

Triệu chứng lâm sàng: Khi râu khuẩn (hypha) đã xâm nhập vào da thịt. Râu của khuẩn nấm nước nhỏ dài, dạng chia nhánh, một đầu râu khuẩn giống như rễ cây xâm nhập vào tổ chức da, một đầu khác đưa ra ngoài thân, ở trong nước là màu trắng tro, giống sợi bông.

Mô cơ bắp ở chỗ vết thương râu khuẩn dài ngắm không đều, tế bào mô chỗ này dần hoại tử. Tôm bị bệnh gầy yếu, ăn giảm, con bị bệnh nghiêm trọng dẫn đến chết.

Phương pháp dự phòng:

Trong quá trình đánh bắt vận chuyển, tránh thân tôm bị tổn thương, dính bùn, kéo lưới phải chọn ngày trời trong, không đánh bắt vào ngày mưa gió.

Tránh đông giá làm tổn thương tôm, nước ao nuôi tôm phải qua thanh lọc tiêu độc, tiêu diệt địch hại, ký sinh trùng và nguyên thể bệnh để giảm thiểu cơ hội khuẩn nấm nước xâm nhập. Triệt để tiêu độc ao nuôi tôm, nước mỗi mẫu (sâu 1m) dùng 75-100kg vôi bột, hoà nước xả toàn ao, mỗi mét khối nước dùng 2g ngũ vị tử nấu nước, sau khi hoà loãng xả toàn ao, có thể phòng lây nhiễm vi khuẩn nấm nước; hoặc dùng iod 5% và potassium bichlomate 5% xoa vào vết thương, cũng có tác dụng dự phòng.

Phương pháp trị liệu:

Trong nước cứng dùng dung dịch cupric sulfate nồng độ 0,5 – 0,7mg/lít ngâm tắm 10-12 giờ; trong nước mềm, dùng cupric sulfate nồng độ 0,3 – 0,5mg/lít, dùng dung dịch nước muối ăn 0,02g/mét khối nước và dung dịch sodium bicarbonate sau khi hỗn hợp đều, rửa tôm bị bệnh trong thời gian dài, hoặc dùng nước muối 1 – 2% ngâm trong thời gian dài.

Bột ngũ vị tử trộn vào thức ăn, lượng 1 lần, trọng lượng mỗi kg 0,1 – 0,2g, một ngày 3 lần liên tục 5 – 7 ngày.

Xả xuống ao mỗi mét khối nước 0,3g liên tục trong 2 ngày. Ngâm tắm, mỗi mét khối nước 2-4g, ngâm 30 phút.

9. Bệnh trùng co tụ

Nguyên nhân: Trùng co tụ

Triệu chứng lâm sàn: Bên ngoài tôm bị bệnh bẩn nhiều, ăn và năng lực hoạt động dần giảm. Soi kính hiển vi có thể phát hiện râu chân tôm, vỏ ngực, phần mang đều bám đầy trùng co tụ.

Phương pháp dự phòng:

Mùa sinh sản mỗi 3 – 5 ngày cho thêm nước mới 1 lần, cải thiện chất nước, hoặc mỗi mẫu (nước sâu 1m) dùng vôi bột 20 – 30kg xả toàn ao, điều tiết chất nước.

Phương pháp trị liệu:

Thời gian phát bệnh, dùng polyketoniod nồng độ 0,5 – 1mg và potassium permanganate 5 – 10g/mét khối nước hỗn hợp đều ngâm rửa tôm bị bệnh.


Farmvina mong rằng bà con đã có những kiến thức về bệnh nuôi tôm và cách chữa trị hiệu quả. Chúc bà con thành công trong công việt và cuộc sống!

Nguyễn Khắc Khoái

Câu Hỏi Thường Gặp

Tôm nuôi thường hay mắc những bệnh nào?

1. Hội chứng ban trắng; 2. Bệnh nấm nang dây (dịch râu tôm); 3. Bệnh nát vỏ; 4. Bệnh tiêm mao trùng; 5. Bệnh nát mang; 6. Bệnh đen mang; 7. Bệnh phù nề; 8. Bệnh nấm nước; 9. Bệnh trùng co tụ.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-04-11 09:11:34.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.