cá diêu hồng

Với đặc điểm mình dày, ngọt thịt, giàu dinh dưỡng, cá diêu hồng rất được ưa chuộng trên thị trường, cũng là loài cá có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi loài cá này như thế nào? Giá bán con giống ra sao? Mua ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm nhé.

Cá diêu hồng là một trong những giống cá nước ngọt được chọn nuôi nhiều nhất hiện nay. Nó mặc dù không phải là loài cá có giá trị thương phẩm cao nhưng cũng là một  trong những loài có khả năng tiêu thụ mạnh nhất hiện nay trên thị trường.

1. Một vài đặc điểm về cá diêu hồng

Cá diêu hồng còn có nhiều tên gọi khác là cá điêu hồng hay cá rô phi đỏ. Đây là loài cá thuộc họ cá rô và sống nước ngọt. Loài cá này được nuôi nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài ăn tạp và khá dễ nuôi.

Hiện nay, nhiều người đã chọn cá diêu hồng để nuôi và phát triển kinh tế của mình. Có rất nhiều mô hình nuôi cá diêu hồng được thực hiện như: nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng, nuôi trong lồng hay nuôi trong hệ Aquaponics…

Cá diêu hồng có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, là loại cá được lai tạo giữa giống rô phi đen với rô phi vằn. Thân cá có màu vàng hoặc đỏ hồng với độ đậm nhạt khác nhau, hoặc xen lẫn vẩy đen do các gen trội từ cá bố mẹ.

Chúng thích nghi rất tốt với các điều kiện môi trường, có thể sinh trưởng và phát triển mạnh trong nước ngọt, nước lợ, tới nước mặn.

Với nước mặn chúng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%. Tuy nhiên chúng là loài cá chịu phèn kém. Nguồn nước nuôi cá nên có độ pH 6,2 – 7,5.

cá diêu hồng

Diêu hồng là loài cá ăn tạp. Chúng có xu hướng ăn nhiều thực vật và tạp chất như mùn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du trong nước…

Các hộ nuôi cá quy mô lớn có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột sắn, bột ngô, rau bèo, bột cá và thức ăn viên tổng hợp.

Với điều kiện trong ao nuôi, cá có thể đạt từ 200 – 500g/con sau từ 7 – 8 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.

2.  Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng

Mặc dù nói kỹ thuật nuôi cá diêu hồng không khó vì đây là loài cá ăn tạp nhưng bạn cũng cần “bỏ túi” một vài thông tin cơ bản để có thể chăm sóc và nuôi cá được khỏe mạnh cũng như có được hiệu quả kinh tế cao.

2.1. Ao nuôi cá diêu hồng

Trước khi thả cá diêu hồng thì bạn cần làm sạch và cải tạo ao nuôi bằng cách tháo cạn nước và vét hết bùn, dọn sạch cỏ trong ao.

Bạn có thể sử dụng vôi bột để cải tạo và diệt khuẩn cho ao. Cách nuôi cá diêu hồng quan trọng nhất là bạn phải tạo được một môi trường nước tự nhiên cho cá sống bằng cách gây màu nước cho ao.

Việc gây màu này bạn có thể dùng phân chuồng ủ hoai hoặc phân đạm, phân lân để tạo nên lượng sinh vật phù du sống trong ao. Đó là món ăn khoái khẩu mà cá diêu hồng rất thích.

Chuẩn bị ao nuôi cá diêu hồng

Nếu cá được nuôi trong ao đất, trước khi thả cá ao nuôi phải được thực hiện các bước cải tạo tuần tự là: bơm cạn nước; vét bùn; bón vôi khử phèn độc tố với liều lượng từ 10 – 15kg/100m2; phơi ao khoảng 1 tuần.

Cuối cùng cho nước sạch vào ao qua cống. Lưu ý, cống cần được ngăn lưới ở miệng, để ngăn không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Ao nuôi cần đảm bảo chủ động cấp thoát nước khi cần thiết, diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m.

cá diêu hồng

Nếu xây bể xi măng, bể chìm sẽ thích hợp hơn là bể nổi, vì bể chìm có nhiều ưu điểm là đảm bảo chắc chắn và giữ nhiệt độ nước ổn định hơn.

Độ sâu của bể từ 1 – 1,5m, có đáy nghiêng về phía cống thoát nước. Bể cũng cần được xây dựng hệ thống cấp thoát nước riêng.

Điều này sẽ thuận tiện cho công tác thay nước và vệ sinh bể sau khi thu hoạch. Quanh bể cần bao bằng lưới để tránh cá nhảy ra ngoài. Mùa hè nên che mặt bể cá lại để tránh nóng. 

Nếu đó là bể lần đầu tiên nuôi cá, cần ngâm với phèn chua khoảng 1 tuần để làm sạch, khử mùi. Sau đó xả nước cọ sạch, tiếp tục ngâm nước trong vài ngày.

Cuối cùng rửa bể lại một lần nữa, cấp nước sạch vào bể, bón vôi để ổn định độ pH và thả cá giống vào. Nếu là bể cũ, chỉ cần ngâm bể trong vài ngày, cọ rửa lại, sau đó bơm nước sạch, bón vôi là có thể thả cá.

Mật độ nuôi cá diêu hồng

Mật độ nuôi cá thích hợp là: Loại nhỏ (5 – 7 cm/con) 30con/m3, cá trưởng thành  5-8 con/m3. Tuy nhiên ngoài cá diêu hồng bạn có thể nuôi cùng với nhiều loại cá khác để tận dụng thức ăn và diện tích mặt nước như cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn…

Tùy vào lượng cá nuôi cùng có thể giảm mật độ cá diêu hồng đi.

2.2. Chọn cá giống

Muốn mô hình nuôi cá diêu hồng có được hiệu quả cao thì việc chọn giống cần được bạn đặc biệt quan tâm. Chất lượng con giống tốt thì mới có thể phát triển mạnh trong quá trình nuôi được. Bạn nên chọn những con cá diêu hồng làm giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không bị bệnh, không dị tật. Ngoài ra thì kích thước cá giống phải đồng đều và cá có khả năng bơi lội linh hoạt.

Thời gian thả cá diêu hồng xuống ao thích hợp vào khoảng cuối tháng năm đến tháng 6 trong năm.

2.3. Thức ăn cho cá diêu hồng

Như đã nói thì cá diêu hồng là loài ăn tạp nên bạn có thể chọn thức ăn nuôi cá khá đơn giản. Trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng thì bạn cần nhớ là thức ăn cho cá phải có cả thức ăn tinh như:  khoai, sắn, gạo..và các loại rau xanh cũng như các loại động vật nhỏ khác như tôm, cá nhỏ, giun ốc…

cá diêu hồng

Nếu bạn thực hiện mô hình nuôi cá với quy mô lớn thì cần thêm các thức ăn công nghiệp để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá phát triển và lớn nhanh hơn.

2.4. Liều lượng thức ăn cho cá 

Đối với thức ăn công nghiệp thì bạn cần đảm bảo là lựa chọn thức ăn có độ đạm từ 25-30% là thích hợp nhất. Ngoài ra thì mỗi ngày bạn chỉ nên cho ăn thức ăn công nghiệp bằng 4-5% trọng lượng của cá và chia đều cho 2 buổi sáng và chiều. Như vậy thì cá điêu hồng mới có thể hấp thu tốt các dinh dưỡng trong thức ăn và cũng tránh lãng phí thức ăn công nghiệp vốn tốn nhiều chi phí để mua.

Cách nuôi cá diêu hồng phổ biến nhất là sử dụng thức ăn tự chế. Đây là nguồn thức ăn chủ yếu để cá có thể phát triển. Tùy theo thời điểm phát triển của cá mà bà con có thể cho căn ăn với lượng nhất định.

  • Trong tháng đầu bạn cho cá diêu hồng ăn thức ăn với 30% cám gạo và 70%  cá, xay nhuyễn nấu chín. Mỗi ngày cho ăn 2 lần và tổng lượng thức ăn 1 ngày chỉ nên cho bằng 7% trọng lượng cơ thể của cá.
  • Tháng thứ 02 bạn điều chỉnh lượng thức ăn với 40% cám gạo và 60% cá xay nhuyễn nấu chín. Bạn nên rải thức ăn quanh bờ ao để cá ăn dễ dàng hơn. Thời gian này thì lượng thức ăn cho cá điêu hồngăn bằng 6% trọng lượng cá.
  • Cách nuôi cá điêu hồng từ tháng thứ 3 trở đi sẽ cho cá ăn cám gạo với cá xay tỉ lệ 1:1 và lượng thức ăn 1 ngày sẽ bằng 3-5% trọng lượng cơ thể cả.

Bạn có thể bổ sung thêm các loại rau cỏ hay bèo để cá có thêm dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

2.5. Lưu ý khi chăm sóc cá diêu hồng

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng cần phải chú ý đến việc kiểm tra nước và kiểm tra tình hình phát triển của cá. Nếu phát hiện thấy cá có dấu hiệu bị bệnh thì cần phải kịp thời xử lý để tránh bệnh lây lan dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nuôi cá diêu hồng khó hay không và kỹ thuật nuôi cá diêu hồngnhư thế nào thì những thông tin trên sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ nhất. Dù bạn lựa chọn mô hình nuôi cá điêu hồng nào thì những vấn đề trên cũng là điều rất quan trọng để bạn phải lưu tâm khi nuôi giống cá nay.

Thu hoạch cá diêu hồng

Thời gian nuôi khoảng 7-8 tháng  là có thể thu hoạch được. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, đủ thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con.

Nếu cá lớn đều có thể thu hoạch luôn một lần để chuẩn bị cho lưa nuôi sau. nếu cá lớn không đều, có thể chọn cá to để xuất bán trước. Sau đó tiếp tục nuôi cá nhỏ thêm 1-2 tháng nữa thì thu hoạch.

–> Bạn có thể chế biến món lẩu cá diêu hồng ngon tuyệt nhờ công thức này nhé.

Cá diêu hồng giống bán bao nhiêu? Mua ở đâu?

Với mức giá cá thịt giao động từ 30-35 nghìn đồng/kg, giá cá điêu hồng giống cũng khá phù hợp với túi tiền của bà con nông dân.

Cá điêu hồng giống được bà con nông dân nhân giống và bán trên khắp các khu vực có nuôi cá điêu hồng trên cả nước.

Một số địa chỉ gợi ý cho bạn:

– Công ty TNHH Sản xuất và DV Thương mại Tâm Sạch (//tamsach.com/), cơ sở TP.HCM

– Trại cá giống Thiên Nhâm (//cagiongthiennham.com/) cơ sở tại Thanh Hóa

– Trung tâm Thủy sản Thái Sơn: (//ngheca.com/), cơ sở tại Bắc Ninh

– Hợp tác xã Quang Húc (//htxquanghuc.com/) cơ sở tại Phú Thọ

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc điểm về cá diêu hồng ra sao?

Cá diêu hồng còn có nhiều tên gọi khác là cá điêu hồng hay cá rô phi đỏ. Đây là loài cá thuộc họ cá rô và sống nước ngọt. Loài cá này được nuôi nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài ăn tạp và khá dễ nuôi. Cá diêu hồng có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, là loại cá được lai tạo giữa giống rô phi đen với rô phi vằn. Thân cá có màu vàng hoặc đỏ hồng với độ đậm nhạt khác nhau, hoặc xen lẫn vẩy đen do các gen trội từ cá bố mẹ.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng như thế nào?

1. Ao nuôi cá diêu hồng; 2. Chọn cá giống; 3. Thức ăn cho cá diêu hồng; 4. Liều lượng thức ăn cho cá; 5. Lưu ý khi chăm sóc cá diêu hồng; 6. Thu hoạch cá diêu hồng.

Originally posted 2019-08-28 16:02:54.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.