Giống cá đù chủ yếu có những loài nào?
Thuộc bộ cá trê giống cá đù, có tất cả 4 loài, phân biệt là cá đù, cá đù sông, cá đù trơn, cá đù nhỏ. Loài có cơ thể to, có giá trị kinh tế cao gồm 2 loại là cá đù và cá đù sông. Cá đù thuộc loài cá sống ở đáy, ban ngày thích sống ở tầng đáy nước, ban đêm thích bơi lên tầng trên mặt nước tìm mồi, năng lực thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái tương đối mạnh. Thích bơi thành đàn tìm mồi, hoạt động ở nơi ánh sáng yếu.
Cá đù là loài cá có tính ăn tạp tuỳ cơ thể to nhỏ khác nhau, tính chất ăn thức ăn của nó cũng khác nhau. Trong điều kiện nuôi nhân công, ngoài ăn thức ăn thiên nhiên ra, có thể ăn thức ăn gia công tổng hợp.
Hiện này, nuôi cá đù chủ yếu là nuôi lồng lưới, ao nuôi chính và nuôi ghép, nuôi bể xi măng dạng công nghiệp tương đối ít.
Chủng loại cá đù nuôi chính có đặc điểm gì?
Qua nghiên cứu sinh vật học, phát triển phôi thai của loài cá đù, cá đù sông, về mặt sinh đẻ nhân tạo, sinh đẻ cá lớn còn rất chậm. Hiện nay kĩ thuật sinh đẻ đã đạt được trình độ quy mô hoá sản xuất. Kĩ thuật sinh đẻ nhân tạo cá đù sống và đã đạt được sản xuất hàng loạt.
Do cá đù đực của cá đù sông sinh trưởng nhanh, cơ thể của nó lớn hơn 2 lần cá đù cái, do đó các học giả đang bắt tay nghiên cứu dùng nhiệt độ và phương pháp khác dẫn dắt khả năng đực hoá cá bột.
Kỹ thuật nuôi cá đù giống
Nuôi cá bột.
Mỗi mẫu nuôi 10 vạn – 15 vạn con cá bột, nếu điều kiện nuôi tốt có thể nuôi 20 vạn con. Khi thẻ nuôi cá bột phải chú ý: không nên nuôi ghép với các loài cá khác, nhất là loài cá ăn thức ăn thịt; quy cách cá nuôi phải đồng đều, tốt nhất là cùng một đợt cá nở ra. Trước khi thả cá bột phải kiểm tra thử nước, khi thả cá bột nhiệt độ nước trong túi đựng cá và nhiệt độ nước ao chỉ chênh lệch ± 2 độ C, tốt nhất chọn ngày trời trong đẹp thả cá trên gió.
Quản lý cho ăn.
Từ ngày thứ 2 sau khi thả cá giống xuống ao, bắt đầu dùng thức ăn hỗn hợp dạng bột cho nước hoà nhuyễn đặc làm thành dạng viên luyên cá ăn, mỗi ao làm 4-6 cầu cho ăn. Lúc đầu trực tiếp rải một phần thức ăn xuống ao, một phần thức ăn để trên cầu cho ăn, và dần dần tập trung vào cầu cho ăn, đợi đại bộ phận cá bột tập trung ở cầu cho ăn ăn mồi, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần. Kiên trì nguyên tắc “bốn định” lượng cho ăn mỗi lần sao cho trong một giờ ăn hết là vừa. Cụ thể lượng cho ăn phải căn cứ tình hình thời tiết, nhiệt độ nước và cá ăn thức ăn để linh hoạt điều chỉnh.
Quản lý chất nước.
Khi thả cá bột mực nước khống chế 60cm, sau khi thả cá bột 7 ngày, khoảng 3 ngày một lần cho thêm nước mới 5cm, cho đến mực nước cao nhất. Do cá đù thích áánh sáng yếu và tập trung thành đàn khi độ trong suốt nước hồ cao, ánh sáng quá mạnh, cá bột thiếu cảm giác an toàn, sẽ bơi lung tung liên tục trong ao, tiêu hao thể lực, ăn thức ăn giảm. Do đó, trong thời gian nuôi cá bột, không thay nước, thời kỳ cuối cho thêm lượng ít nước mới, để đảm bảo cho ao có độ trong suốt nhất định. Cá bột cá đù qua nuôi 20-30 ngày có thể lớn thành cá giống tren 3cm.
Cá đù giống quy cách lớn có những yêu cầu nào?
Áp dụng phương thức nuôi loài đơn lẻ. Nhưng do mật độ nuôi lớn, chủ yếu là cho ăn thức ăn gia công tổng hợp, trong ao sẽ tích lại lượng lớn thức ăn thừa và phân cá, sẽ làm cho nước nhanh chóng béo lên, lượng hao oxy tăng, làm mất cân bằng sinh thái ao cá. Đó là một mẫu thuẫn khó giải, có thể nuôi ghép lượng vừa cá mè hoà, mè trắng để lợi dụng điều tiết chất nước và tăng sản tăng thu, mỗi mẫu nuôi ghép 300-400 con cá mè hoa, mè trắng.
Mật độ nuôi.
Trong năm nuôi cá giống quy cách lớn trên 10g/ con, mỗi mẫu thả nuôi cá bột 3 vạn – 5 vạn con; nếu kế hoạch trong năm thả nuôi cá lớn, mỗi mẫu lượng thả nuôi là 4000-6000 con.
Quản lý cho ăn.
Thời kỳ đầu thả nuôi, về cơ bản động vật phù du trong ao có thể thoả mãn nhu cầu; Tuỳ theo cơ thể lớn, cần phải tăng dần lượng thức ăn gia công tổng hợp. Phương pháp cho ăn: yêu cầu hàm lượng albumen thô trong thức ăn là 34%-44%. Thời kỳ đầu nuôi hàm lượng albumen là 40%-44%. Khi quy cách cá hơi to, có thể giảm đến 34%-40%. Cho ăn thức ăn viên tự làm từ cá măng, cá tạp hoặc từ bột cá, bột mì nhiều vitamin khoáng chất, tương cá. Mỗi ao lắp đặt 4-6 cá cầu cho ăn diện tích 0,5 mét vuông, cầu cho ăn cách đáy hồ khoảng 10cm. Cũng có thể thuần hoá cho ăn tập trung điểm cố định, cho ăn thức ăn hạt nhỏ làm bằng tôm, diện tích vùng cho ăn phải to, để đảm bảo tất cả cá thể đều có thể ăn được, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần, lượng cho ăn ngày bằng 3%-6% tổng trọng lượng thân cá, lấy chuẩn là đại đa số cá ăn no là được.
Quản lý chất nước.
Định kỳ thay nước, mỗi lần thay trên 10cm nước, bảo đảm chất nước trong, khi nhiệt độ nước thấp hơn 20 độ C, mỗi tháng thay nước 1-2 lần. Khi nhiệt độ nước vượt 20 độ C, trên dưới 6 ngày thay nước 1 lần, tăng độ sâu nước thích hợp, phòng nhiệt độ nước ao vượt quá 30 độ C. Sử dụng hợp lý máy tăng oxy; định kỳ mỗi tháng xả xuống ao 1 lần vôi bột sống, lượng vôi bột dùng là mỗi mét khối nước dùng 15-20g.
Quản lý hàng ngày.
Hàng ngày phải tuần tra ao, quan sát màu nước và hoạt động của cá, nếu phát hiện có cá nổi nhảy, phải kịp thời cho thêm nước mới. Nói chung 10-15 ngày thay nước 1 lần, lượng thay nước là trên dưới 20cm nước sâu.
Trình tự sản xuất nuôi phân cấp nuôi lồng lưới.
Quy cách lồng lưới.
Lồng lưới có thể chia ra 5 cấp: lồng lưới cấp 1, mắt lưới là lưới sàng mắt 20 làm thành lồng lưới; lồng lưới cấp 2, mắt lưới là 0,4-0,5cm lồng lưới không có thắt nút; lồng lưới cấp 3: mắt lưới là 0,8-1cm; lồng lưới cấp 4, mắt lưới là 2cm; lồng lưới cấp 5: mắt lưới là 3-4cm.
Quy trình sản xuất cá đù nuôi lồng lưới.
Từ tháng 5 đến đầu tháng 6 thả cá bột vào nuôi trong lồng lưới câp 1 dài đến 3-4cm, mật độ nuôi là 3000-5000 con/mét vuông, chủ yếu cho ăn thức ăn bột cá măng, cá tạp nhỏ, tháng 6 cho vào nuôi ở lồng lưới cấp 2, mật độ nuôi là 2000-3000 còn/mét vuông có thể cho ăn thức ăn dạng viên hoặc thức ăn viên nổi đường kính 1mm; đến tháng 7, khi cá có độ dài 5-6cm chuyển vào lồng lưới cấp 3, mật độ nuôi là 1000 con/mét vuông cho ăn thức ăn hạt nổi đường kính 1-2mm; đến tháng 8 khi cá giống dài được 10-12cm chuyển vào lồng lưới cấp 4, mật độ nuôi là 700con/ mét vuông, có thể cho ăn thức ăn phồng quy cách tương ứng; đến tháng 9, khi cá giống dài đến 15cm chuyển vào lồng lưới cấp 5, mật độ nuôi là 500con/ mét vuông.
Phương thức nuôi cá đù
Phương thức nuôi cá đù chủ yếu có ao nuôi chính và nuôi ghép, lồng mới nuôi chính và nuôi ghép.
Ao nuôi chính.
Mỗi mẫu nuôi cá giống 3000-8000 con mỗi con dài 5-8cm, thậm chí có thể đến 2 vạn con, nuôi ghép lượng ít cá mè hoa, mè trắng, cuối năm nuôi lướn thành cá thương phẩm 100-150g, sản lượng mỗi mẫu có thể đạt 300-1500kg, cao nhất có thể đến trên 2000kg.
Ao nuôi ghép.
Mỗi mẫu nuôi ghép 100-200 con cá giống quy cách lớn, thu hoạch trên dưới 25kg. Nuôi ghép cá đù không những có thể giảm số lượng cá tạp, tôm giành thức ăn, oxy của cá nuôi chính, nâng cao sản lượng loài cá chính, còn có thể khống chế có hiệu quả bọ chét móc và bệnh ký sinh trùng của cá nuôi chính. Trong ao nuôi chính cá đù mỗi mẫu nuôi ghép cá thiểu 250 con rùa Trung Hoa, cũng có được hiệu quả tốt.
Lồng lưới nuôi chính.
Mật độ nuôi lồng lưới tương đối, nói chung nuôi 10 tháng, mỗi mét vuông có thể có sản lượng 60kg. Tỷ lệ nuôi cá sống lớn cao, dễ quản lý, nhưng phải khống chế tốt mật độ nuôi, phòng thiếu oxy. Có thể thả nuôi ghép cá mè, cá vền để lợi dụng đầy đủ thức ăn và trong nước nuôi.
Cá đù có những bệnh chủ yếu cách phòng trị
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm cách phòng trị các bệnh nuôi thuỷ sản tại ĐÂY.
Bệnh đỏ đầu.
* Nguyên nhân. Bệnh này là do khuẩn Edwardsiella cá trê gây ra, chủ yếu nguy hại cá 2 tuổi hoặc cá lớn, hàng năm vào tháng 4-6 và tháng 9-10, nhiệt độ nước 18-28 độ C, tỉ lệ cá chết có thể đến 70%.
* Triệu chứng. Thời kỳ đầu phát bệnh không có triệu chứng rõ rệt, tuỳ theo tình hình bệnh phát triển, chậm chạp, lơ lửng thẳng đứng gần bờ. Thời kỳ cuối phát bệnh, xung quanh miệng và vây của một bộ phận cá bị bệnh xuất hiện nốt xung huyết, da dưới hàm rách xuất huyết là lỗ hình tròn.
* Phòng trị
– Dự phòng: dự phòng là chính, tăng cường quản lý chất nước, định kỳ mỗi tháng xả nước vôi sống 1 lần toàn ao, lượng dùng là mỗi mét khối nước dùng 15-20g vôi sống, để đảm bảo chất nước trong mới, định kỳ cho ăn thức ăn thuốc doxycycline, mỗi kg thức ăn dùng 0,5g, liên tục 5 ngày.
– Trị liệu: kịp thời trị liệu. Trong mỗi kg thức ăn cho thêm 100mg compound sinomin, liên tục cho ăn 5 ngày.
Bệnh sưng nước do xuất huyết.
* Nguyên nhân bệnh là do lây nhiễm vi khuẩn, nhưng chưa có kết luận cụ thể.
* Triệu chứng. Bề ngoài thân cá bị bệnh vàng, niêm dịch tăng nhiều; da phần họng tổn thương xung huyết có lỗ hình tròn, da bụng trương phồng; hậu môn sưng đỏ, lật ra ngoài; phần đầu xung huyết, vây lưng sưng to, chân vây ngực và vây bụng xung huyết, tia vây loét nát, thậm chí phần bụng từ vây ngực đến vây bụng nứt dọc, nước mật thấm ra ngoài, khoang bụng tích tụ lượng lớn nước máu hoặc chất dạng keo màu vàng, trong ruột, dạ dày không có thức ăn, dạ dày trắng, trong ruột đầy dịch mủ màu vàng, gan tạng màu vang, tì hoại tử, trên thận tạng có chấm đốm mốc đen.
* Phương pháp phòng trị
– Phòng trị: tăng cường quản lý chất nước trong thời gian nuôi, từ tháng 5-10 định kỳ tăng thêm nước mới, cải thiện chất nước, bảo đảm môi trường ao tốt, giảm thích đáng mật độ nuôi cá giống.
– Trị liệu: Sử dụng iốt phức hợp (thành phần chủ yếu là iốt, phosphoric acid), mỗi mẫu mỗi mét sâu dùng 60-70 ml iốt phức hợp, cho trên gấp 500 lần nước hoà loãng rải toàn ao, cách ngày sử dụng 1 lần, mỗi mét khối nước dùng strong chlỏic 0,4-0,5g, pha loãng xả toàn ao, mỗi kg thức ăn cho thêm 0,6-0,7g tetracycline, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 3 ngày.
Bệnh viêm ruột.
* Nguyên nhân. Bệnh ngày là do lây nhiễm bacillus gasoformans monopore aerogenesis dạng chấm gây ra. Chủ yếu nguy hại cá giống và cá lớn, cao điểm của dịch bệnh phát sinh khi nhiệt độ nước ở 25-35 độ C
* Triệu chứng. Cá bị bệnh bụng phình to, hậu môn sưng đỏ, đè nhẹ phần bụng, hậu môn có niêm dịch màu vàng chảy ra, cá bị nhẹ thực quản và phần ruột phía trên xung huyết phát viêm thành màu đỏ nhạt, máu mủ đầy ruột. Cá bệnh rời đàn bơi riêng lẻ, hoạt động chậm, ăn giảm.
* Phòng trị:
– Dự phòng: Triệt để tiêu độc ao, kiên trì không cho thức ăn biến chất mốc thiu, hư hỏng, thức ăn sống phải dùng nước muối 2%-3% tiêu độc, định kỳ cho vào thức ăn 1% muối ăn hoặc nước tỏi tươi 0,1% để cho cá ăn.
– Trị liệu: mỗi kg thức ăn cho thêm 2,5g sulfadiazine mỗi ngày cho ăn 1 lần, lần đầu lượng cho ăn 50%, liên tục 3 ngày là 1 liệu trình.
Bệnh nát mang.
* Nguyên nhân bệnh. Do columnar fibrous myxobacteriaceal (tạm dịch vi khuẩn dính xơ dạng trụ) gây ra.
* Triệu chứng. Thân cá bị bệnh có màu đen, tách đàn bơi riêng, phần nhiều dán vào bờ ao, bơi chậm, ít ăn hoặc không ăn; trên mang bài tiết nhiều niêm dịch, sợi mang nát, khi nghiêm trọng trên mang phủ nhiều chất bẩn. Hai bên nắp mang màu đỏ.
* Phòng trị. Phương pháp phòng trị giống cá bình thường. Khi phát bệnh, mỗi mét khối nước dùng bột tẩy 1g, cho nước pha loãng xả đều xuống ao, mỗi ngày 1 lần. Khi bệnh tình nghiêm trọng, cách ngày sử dụng 1 lần, đồng thời cho ăn thức ăn thuốc clopa acid, lượng dùng cho mỗi kg thể trọng cá là 10-30mg, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 5 ngày.
Sức chịu đựng của cá đù đối với một số thuốc thường dùng như thế nào?
Cá đù đối với nống độ thuốc thuỷ sản thường dùng trong 24 giờ rưỡi cho đến chết là: cupric sulfate 0,69mg/lít, formalin 68mg/lít, toluene-sodium sulfonchloraminde 8mg/lít. Cá đù tương đối mẫn cảm với cupric sulfate, potassium permanganate và dipterex, những thuốc này phải dùng thận trọng.
Thí nghiệm chứng minh, cá con cá đù sông đối với 5 loại thuốc thường dùng potassium permanganate, formalin muối ăn, cupric sulfate, dipterex có nồng độ 24 giờ rưỡi cho đến chết và nồng độ ăn toàn là: potassium permanganate 5,49mg/lít và 1,39 mg/lít, formalin 63,15mg/lít và 15,95mg/lít, muối ăn 9436mg/lít và 24,8mg/lít cupric sulfate 1,87mg/lít và 0,51mg/lít, dipterex 5,74mg/lít và 1,14mg/lít, độc tính của các thuốc này đối với cá con cá đù sông từ lớn đến nhỏ lần lượt là: cupric sulfate > dipterex > potassium permanganate > formalin > muối ăn.
Câu Hỏi Thường Gặp
Giống cá đù chủ yếu có những loài nào?
Thuộc bộ cá trê giống cá đù, có tất cả 4 loài, phân biệt là cá đù, cá đù sông, cá đù trơn, cá đù nhỏ. Loài có cơ thể to, có giá trị kinh tế cao gồm 2 loại là cá đù và cá đù sông. Cá đù thuộc loài cá sống ở đáy, ban ngày thích sống ở tầng đáy nước, ban đêm thích bơi lên tầng trên mặt nước tìm mồi, năng lực thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái tương đối mạnh. Thích bơi thành đàn tìm mồi, hoạt động ở nơi ánh sáng yếu.
Kỹ thuật nuôi cá đù giống như thế nào?
1. Nuôi cá bột: Mỗi mẫu nuôi 10 vạn – 15 vạn con cá bột, nếu điều kiện nuôi tốt có thể nuôi 20 vạn con; 2. Quản lý cho ăn: Từ ngày thứ 2 sau khi thả cá giống xuống ao, bắt đầu dùng thức ăn hỗn hợp dạng bột cho nước hoà nhuyễn đặc làm thành dạng viên luyên cá ăn, mỗi ao làm 4-6 cầu cho ăn; 3. Quản lý chất nước: Khi thả cá bột mực nước khống chế 60cm, sau khi thả cá bột 7 ngày, khoảng 3 ngày một lần cho thêm nước mới 5cm, cho đến mực nước cao nhất. Do cá đù thích áánh sáng yếu và tập trung thành đàn khi độ trong suốt nước hồ cao, ánh sáng quá mạnh, cá bột thiếu cảm giác an toàn, sẽ bơi lung tung liên tục trong ao, tiêu hao thể lực, ăn thức ăn giảm.
Cá đù giống quy cách lớn có những yêu cầu nào?
1. Mật độ nuôi: mỗi mẫu thả nuôi cá bột 3 vạn – 5 vạn con; 2. Quản lý cho ăn: để đảm bảo tất cả cá thể đều có thể ăn được, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần, lượng cho ăn ngày bằng 3%-6% tổng trọng lượng thân cá, lấy chuẩn là đại đa số cá ăn no là được; 3. Quản lý chất nước: Định kỳ thay nước, mỗi lần thay trên 10cm nước, bảo đảm chất nước trong, khi nhiệt độ nước thấp hơn 20 độ C, mỗi tháng thay nước 1-2 lần; 4. Quản lý hàng ngày: Hàng ngày phải tuần tra ao, quan sát màu nước và hoạt động của cá, nếu phát hiện có cá nổi nhảy, phải kịp thời cho thêm nước mới. Nói chung 10-15 ngày thay nước 1 lần, lượng thay nước là trên dưới 20cm nước sâu.
Originally posted 2018-09-01 15:09:07.