Trang Chủ » Nuôi và sản xuất giống cá hồi vân tại Sapa

Nuôi và sản xuất giống cá hồi vân tại Sapa

1,3K lượt xem
cá hồi vân

GIỚI THIỆU CHUNG

Cá Hồi được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cách đây hơn 100 năm và ngày nay đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi trên thế giới, và tiếp tục được giới thiệu thành công ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Nêpan, Ấn Độ, Pakistan, Butan. Tại Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản nỗ lực đầu tiên để đưa cá Hồi vân (còn gọi là cá hồi ráng) Onchorhynchus Mykiss vào nuôi ở Việt Nam đã thành công với sự tài trợ của sứ quán Phần Lan, và sự ủng hộ tích cực của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm thực hiện dự án này.

Sản xuất cá Hồi giống tại Sapa được tiến hành như sau:

Đợt 1: Nhập 25.000 trứng điểm mút vào ngày 21/1/2005 sau 4-7 ngày trứng nở với tỷ lệ trên 90%, cá bột được ương thành cá giống cỡ 31g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng 12.800 con.

Đợt 2: Nhập 25.000 trứng vào ngày 08/02/2005 và đạt tỷ lệ nở lớn hơn đợt 1 là 97% do đã rút được kinh nghiệm trong quá trình vận chuyển trứng từ Phần Lan vào Việt Nam (tăng khung đá trong hộp xốp). Cá bột được ương thành cá giống đạt 21,46g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng hơn 16.600 con, nâng tổng số con giống đến nay khoảng 29.400 con. Kỹ thuật nuôi cá Hồi vân dựa trên công nghệ chuyển giao của Phần Lan và có tính đến điều kiện của Việt Nam.

Việt nhập những loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế vào Việt Nam mở đầu cho sự phát triển nghề nuôi cá nước lạnh, trong tương lai sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương. Ngoài ra, có thể phối hợp mở các dịch vụ du lịch câu cá tại các suối nước lạnh.

1. TÌNH HÌNH ƯƠNG CÁ HỒI VÂN

Vào các ngày 21/01 và 8/02 năm 2005, Công ty Samon Tainam của Phần Lan đã chuyển 50.000 trứng điểm mút cho trang trại nuôi cá Hồi thử nghiệm tại thác Bạc, Sapa. Hơn 95% trứng điểm mút đã được vận chuyển cho nở thành công và được ương trong điều kiện nhiệt độ nước thay đổi từ 10-15 độ C. Trứng được nở hoàn toàn sau một tuần. Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp mua từ Phần Lan. Cá được ương nuôi theo công nghệ Phần Lan. Hiện tại cá đang trong điều kiện sức khoẻ tốt, chưa có dấu hiệu bệnh tật.

Trại thử nghiệm cá Hồi thác Bạc Sapa nằm ở độ cao hơn 1.700m cách thị trấn Sapa 12km. Điều kiện khí hậu ở đây có thể rơi xuống 0 độ C vào mùa đông, nhưng mùa hè nước ao có thể lên tới 24-25 độ C, trong các suối nhiệt độ lên tới 20 độ C, nước cấp cho trang trại được lấy một phần từ thác Bạc và suối nhỏ gần kề. Tốc độ dòng chảykhoảng 30l/s trong mùa khô và trên 120l/s trong mùa mưa. Các điều kiện của trại thử nghiệm cá Hồi vân rất phù hợp cho việc ấp trứng vào mùa đông, ương và nuôi cá thịt vào thời gian còn lại trong năm.

Cá Hồi được nuôi nước chảy và cho ăn thức ăn viên khô (35-65% đạm) và được trộn thêm vitamin C và vitamin B1, tỷ lệ cho ăn là 3,5% – 5% khối lượng cá trong bể, phụ thuộc vào nhiệt độ nước và mức ôxy hoà tan. Muối cũng được cấp lấy định kỳ vào bể để cung cấp thêm các ion kim loại cần thiết (khi nước bị đục).

Bệnh cá: Cho đến nay chưa phát hiện được bất kỳ một loại bệnh nào, mặc dù đã tìm thấy ký sinh trùng và nấm trong môi trường nước với số lượng ít. Tuy vậy, công tác vệ sinh bể nuôi, bể cấp nước luôn được coi trọng, dụng cụ cho ăn được phơi nắng, hạn chế người lạ vào khu vực sản xuất.

Vào những ngày nắng gắt, khi nhiệt độ nước đạt 19 – 20 độ C hoặc sau mỗi đợt mưa nhiệt, nước bị đục thì bổ sung nước muối loãng.

2. MỘT SỐ THẤT BẠI TRONG THỜI GIAN QUA

Lần 1: Vào khoảng tháng 2 năm 2005 có khoảng vài trăm cá mới nở bị chết ngạt do chưa có nhà xưởng để ương. Khi đặt xô vào bể để lọc nước do cá có sở thích vào bóng tối, nên cá chui vào dưới đáy xô và bị chết ngạt.

Lần 2: Vào ngày 23/04/2005 có khoảng 17.000 cá giống cỡ từ 3 – 7g bị chết do thiếu ôxy. Nguyên nhân là do trời mưa to, các lá cây làm tắc đường ống.

Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho trại nuôi.

3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Do quá trình khảo sát điều tra trước khi xây dựng dự án được thực hiện một cách nghiêm túc, nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức khoẻ của cá khá cao.

Tuy nhiên, do thiếu các phương tiện sản xuất nên cá bị nuôi ở mật độ quá cao dẫn đến tăng trưởng chậm (cá đợt 1 đạt 31 g/con, cá đợt 2 đạt 21g/con). Ngoài ra, do số lượng cá giống nhiều hơn so với dự kiến nên lượng thức ăn được dự án cấp chỉ đủ để sản xuất 6,5 tấn cá, tương đương khoảng 9.000 cá giống. Trong khi đó, cá tầm cũng đang dần dần sử dụng thức ăn của cá Hồi khiến tình trạng thiếu thức ăn là điều không tránh khỏi. Do không có nguồn tài chính để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu (thi công đường ống, làm bể chứa nước, hệ thống lọc rác, bể muối) nên gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn trong mùa mưa bão hoặc cá thành phẩm phải bán sớm.

Mặt khác, do trại không chủ động được điện lưới, phải sử dụng điện máy phát nên điện áp thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình sục khí nhất là vào thời gian mùa hè, nhiệt độ nước cao trên 18 độ C (ôxy bão hoà chỉ đạt 7,4 – 7,7%. Khi nhiệt độ nước là 11 – 13% thì mức ôxy bão hoà đạt 9,8 – 10,3%mg/l).

KẾT LUẬN

Cá Hồi vân được đưa vào Việt Nam đẻ nuôi ở các nguồn nước lạnh từ các suối bước đầu cho hiệu quả cao tạo nên một nguồn cung cấp tiềm năng thay thế dần lượng cá Hồi nhập khẩu, cũng như để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch nói chung và Sapa nói riêng./.

Triển vọng nghề nuôi cá hồi

Sau 4 năm được đưa vào Việt Nam, đến nay, việc nuôi cá hồi vân đã cho kết quả khả quan ở một số tỉnh có điều kiện phù hợp. Điều khích lệ nhất đối với người nuôi là cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có buồng trứng và tinh sào phát triển rất tốt, hạt trứng cũng có đường kính khá lớn. Các nhà khoa học trong nước đã cho sinh sản nhân tạo loài này thành công và hiện đang triển khai chương trình sản xuất cá hồi vân toàn cái để phục vụ việc sản xuất trứng cá hồi thực phẩm.

Năm 2005 cá hồi vân Oncorhynchus mykiss được nhập vào nước ta từ Phần Lan dưới dạng trứng đã thụ tinh (phôi đang phát triển) theo một dự án của Bộ thủy sản.

Sở dĩ gọi cá hồi vân là từ tên tiếng Anh (rainbow trout). Rainbow nghĩa là cầu vồng. Tuy nhiên, loài cá này còn có một tên khác bằng tiếng Anh là Steelhead trout (đầu thép).

Đây là loài cá nước ngọt có nguồn gốc ở phía tây bắc Mỹ ven bờ Thái Bình Dương, được nhập vào châu Âu từ cuối thế kỷ 19. Tính đến năm 2002 cá hồi được nuôi ở 64 quốc gia thuộc tất cả các đại lục trừ châu Phi, điển hình như Chi Lê, Hoa Kỳ, Na Uy, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Ấn Độ, Nepal. Cá hồi vân là loài cá ưa nước lạnh (nhiệt độ không quá 20 độ C), giàu oxy hòa tan (trên 7 mg/l), trung tính (pH 6,7 – 7,5). Vì thế, cá hồi vân thích hợp để nuôi ở những vùng núi có nhiều suối và khí hậu mát mẻ. Trên thực tế loài cá này đã được nuôi và cho kết quả khả quan ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lâm Đồng. Trong tự nhiên, cá ăn các động vật không xương sống như côn trùng, giáp xác và cá nhỏ. Cá sử dụng tốt thức ăn viên nhân tạo. Trong điều kiện được chăm sóc tốt và thức ăn có hàm lượng protein cao (35 – 40%), hệ số thức ăn thấp (1,5 – 1,8) cá có thể đạt thể trọng 2 kg sau 18 tháng. Cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có tốc độ sinh trưởng rất khả quan.

Nếu cá tra thịt gần như không thể đạt giá 20.000 đ/kg thì giá cá hồi vân cao gấp nhiều lần.

Điều đáng khích lệ nhất đối với người nuôi cá ở các cao nguyên là cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có buồng trứng và tinh sào phát triển rất tốt. Được nuôi ở Thác Bạc, Sapa, Lào Cai, cá hồi vân có thể đạt hệ số thành thục (tỷ lệ buồng trứng trên trọng lượng thân không nội tạng) là 15,4%. Cuối năm vừa qua, các cán bộ Viện nghiên cứu thủy sản 1 đã cho sinh sản nhân tạo loài này thành công. Có thể sẽ không phải nhập giống loài cá này từ nước ngoài nữa!

Một chi tiết đáng mừng khác là hạt trứng cá hồi vân nuôi ở nước ta có đường kính khá lớn, hơn nửa centimet. Trứng cá hồi là một món ăn đặc sản hiếm và đắt ở các nhà hàng cao cấp. Hiện đã có chương trình sản xuất cá hồi vân toàn cái để phục vụ việc sản xuất trứng cá hồi thực phẩm.

Câu Hỏi Thường Gặp

Sản xuất cá Hồi giống tại Sapa được tiến hành như thế nào?

Đợt 1: Nhập 25.000 trứng điểm mút vào ngày 21/1/2005 sau 4-7 ngày trứng nở với tỷ lệ trên 90%, cá bột được ương thành cá giống cỡ 31g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng 12.800 con. Đợt 2: Nhập 25.000 trứng vào ngày 08/02/2005 và đạt tỷ lệ nở lớn hơn đợt 1 là 97% do đã rút được kinh nghiệm trong quá trình vận chuyển trứng từ Phần Lan vào Việt Nam (tăng khung đá trong hộp xốp). Cá bột được ương thành cá giống đạt 21,46g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng hơn 16.600 con, nâng tổng số con giống đến nay khoảng 29.400 con. Kỹ thuật nuôi cá Hồi vân dựa trên công nghệ chuyển giao của Phần Lan và có tính đến điều kiện của Việt Nam.

Những thuận lợi và khó khăn khi Nuôi và sản xuất giống cá hồi vân tại Sapa?

Do quá trình khảo sát điều tra trước khi xây dựng dự án được thực hiện một cách nghiêm túc, nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức khoẻ của cá khá cao. Tuy nhiên, do thiếu các phương tiện sản xuất nên cá bị nuôi ở mật độ quá cao dẫn đến tăng trưởng chậm (cá đợt 1 đạt 31 g/con, cá đợt 2 đạt 21g/con). Do không có nguồn tài chính để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu (thi công đường ống, làm bể chứa nước, hệ thống lọc rác, bể muối) nên gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn trong mùa mưa bão hoặc cá thành phẩm phải bán sớm.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-14 06:34:19.

Bài Viết Liên Quan