Cá mòi có thịt thơm, ngọt, béo ngậy và giàu dinh dưỡng, nên dù khá nhiều xương vẫn rất được ưa chuộng.
Đặc điểm của loài cá mòi như thế nào? Giá trị dinh dưỡng ra sao? Cách đánh bắt như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Đặc điểm của cá mòi
Cá mòi (tên tiếng Anh là pilchard hay sardine), là tên chỉ một vài loài cá dầu nhỏ thuộc họ cá trích. Chúng phân bổ chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc.
Cá mòi có đặc điểm chung là cân nặng khoảng 30g, đầu nhọn hơi giống hình tam giác, thân hình dẹt, hình bầu dục và thắt lại ở phần đuôi. Trong đó các giống cá mòi dầu Ấn Độ và cá cờ hoa có thân mình thon dài hơn.
Toàn bộ cơ thể cá được phủ một lớp vảy mềm màu trắng bạc, phần lưng hơi có màu xanh xám. Thịt cá mòi rất chắc, ngot, nhưng lại rất nhiều xương dăm.
Cá mòi có môi trường sống khá đa dạng. Chúng có thể sống được ở cả trong nước mặn, nước ngọt và nước lợ, ở khu vực ven biển, rạn san hô, vùng cửa sông, ao, hồ, sông, suối.
Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở ở các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ như Quảng Ninh, Thái Bình, và ở cả dọc các vùng biển miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng…
Chúng cũng thường bơi về sinh sản dọc các con sông như Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã, sông Lam.
Cá mòi đẻ trứng giữa các dòng sông. Trứng cá trôi ra đến cửa biển thì nở. Cá con bơi ra biển sinh sống. Tới đầu đông, chúng kéo về vùng nước ấm ở cửa sông để trú ngụ. Và tới tháng ba, chúng lại bơi ngược về các hạ lưu sông để đẻ trứng.
Cá mòi sống ở tầng mặt. Thức ăn của chúng là động vật nổi, các loài tảo nổi và các chất hữu cơ vụn nát. Chúng bơi khắp trên các vùng biển, sống thành đàn lớn để tự vệ. Đầu Đông, từ tháng 8 âm lịch, chúng sẽ bắt đầu di cư từ biển về để tìm con nước ấm.
Từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch là mùa giăng lưới đón cá mòi. Bởi đây là thời điểm cá ngược sâu vào các con sông.
Mùa này cả ngư dân ven biển và làng chài trên các con sông đều vào mùa giăng lưới đánh cá mòi. Tuy nhiên cá ngon nhất là khi chúng ở các khúc sông sâu trong đất liền. Càng ra đến cửa biển và ra biển, thịt bớt thơm và bớt ngọt hơn.
Ở miền Bắc, bến đò Vũ Điện (xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên) được xem là vựa cá lớn nhất. Bởi nơi đây có mực nước sấu lại là ngã ba sông Hồng, sông Luộc, sông Nam Định, nên cá về nhiều.
Giá trị dinh dưỡng của cá mòi
Cá mòi đúng vụ có mình dày, nhiều thịt, và cũng có nhiều xương dăm. Thịt cá rất ngọt thơm. Cá được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều món ăn như chiên giòn, kho cay, làm gỏi.
Ở quy mô công nghiệp, cá mòi còn được chế biến tại nhà máy thành các món sốt cà chua, ninh nhừ xương và đóng hộp để cung cấp ra thị trường. Cá còn được người dân xay làm chả cá.
Cá không chỉ ngon mà còn chứa nhiều axit béo omega 3, vitamin B. Omega 3 trong dầu cá rất giàu DHA, chất rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thần kinh.
Ngoài ra chúng còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, cao huyết áp, ung thư, và làm đẹp da. Do đó thịt cá rất tốt cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ.
Khai thác cá mòi
Những ngày đầu đông từ tháng 8 âm lịch là mùa của cá mòi tại các vùng cửa biển. Khi đó, cá biển kéo về từng đàn kiếm ăn đông đảo.
Cá mòi thường bơi trên tầng nước mặt, nên lưới đánh cá phải gắn phao nổi. Mùa cá mòi, mỗi ngày ngư dân đánh bắt có thể thu được 100kg cá. Những năm bội thụ, sản lượng còn cao hơn.
Cá không dễ bắt vì chúng rất tinh, dễ phát hiện nguy hiểm. Các loại lưới thông thường đều dễ bị chúng phát hiện.
Vì vậy cần phải dùng lưới chuyên dụng, có 3 lớp, sợi rất mảnh, rộng khoảng 8-10m, dài 200m, có thể giăng từ mặt nước tới đáy sông.
Loại lưới này đầu tư kinh phí khá lớn. Tuy nhiên mắt lưới chỉ vừa đủ để bắt những con lớn. Điều này hạn chế nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy hải sản này, giúp những con cá con có cơ hội sống sót.
Sau khi đánh lưới dân đánh lưới, ngư phủ gỡ cá rồi bán ngay tại bến đò. Các lái buôn mua cá rồi đưa lên các thành phố lớn tiêu thụ.
Giá cá tại chợ dao động từ 15.000 đến 20.000đ/kg. Khi vào thành phố, giá có thể lên đến 40.000-50.000đ/kg
Cá mòi có mùa, vì vậy chúng thường là việc làm thêm lúc nông nhàn, nhưng nghề này mang lại thu nhập lớn. Vào mùa, mỗi ngày dân đánh lưới có thể thu nhập hàng triệu đồng.
Trên đây là thông tin chung về cá mòi và việc đánh bắt cá. Nhìn chung cá mòi là loài cá rất được ưa chuộng và rất quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Việc khai thác cá cũng thường được ngư dân đánh bắt với quy mô nhỏ và theo mùa.
Đây vừa là “lộc trời” mang lại thu nhập và niềm vui cho người dân các làng chài mỗi khi mùa cá về.
Originally posted 2020-10-21 00:14:21.