Câu cá đồng: Kinh nghiệm hay cho các bạn mới

3,3K lượt xem
câu cá đồng

Câu lươn

Lươn thân mình không giống cá, nhưng cũng thuộc loại cá đồng. Chúng sống nhiều trong ruộng lúa, ao hồ, mương rãnh, nhưng phải là nơi yên tĩnh nhất.

Câu lươn không như câu cá, không câu giữa đồng mà chỉ câu tại ngay hang chúng ở. Vì rằng ban ngày lươn nhịn đói, nằm cuộn mình trong hang, chỉ khi đêm xuống chúng mới chịu rời khỏi hang để bò đi quanh quẩn đâu đó để kiếm mồi. Khi lươn ra khỏi hang ít khi câu được chúng.

Đến nơi săn mồi lươn như giả chết, cứ nằm trơ ra một chỗ để con mồi như cá, cua đồng, ếch nhái nhỏ … tưởng lần nó là khúc cây hay rễ cây nên mất cảnh giác mà lân la đến gần. Thế là lươn phóng tới vồ chụp lấy con mồi rồi nuốt trọng vào bao tử!

Muốn câu lươn phải tìm cho được hang lươn.

Hang lươn được đào sâu vào bờ ao, bờ ruộng, miệng hang trổ gần mép nước. Mới nhìn sơ qua, nhiều người tưởng lầm hang lươn với hang cua đồng, vì miệng hang của chúng na ná giống nhau. Nhưng khi nhìn thật kỹ thì thấy có điểm khác nhau: ngoài cửa hang lươn có một lớp mỏng bùn non phủ rất láng, gọi là ‘mà’, còn hang cua đồng lại không có.

Con vật tưởng là chậm chạp khù khờ này ai ngờ cũng khôn ngoan đáo để. Nó biết nguỵ trang cửa hang nằm cạnh gốc cây hay mô đất, bụi cỏ hoặc nép mình dưới một mớ rễ cây. Nhờ đó nó che giấu được cửa hang, không ai phát giác được.

Hang lươn rất sâu, bên trong có ngóc ngách uốn lượn và lúc nào cũng có nước. Bình thường đứng từ ngoài nhìn vào ta thấy mặt nước trong hang rất tĩnh lặng, nhưng nếu con lươn trở mình thì mặt nước sẽ hơi lăn tăn gợn sóng.

Câu lươn không cần cần câu, chỉ cần cắm sợi nhợ dài và hơi to (bằng nhợ câu cá lóc) dài chừng một mét, lưỡi câu lớn hơn lưỡi câu cá rô. Ta móc mồi trùn hay cá thòi lòi thành cục to bằng lóng ngón tay cái, sau đó khẽ đặt cục mồi lọt vào miệng hang mà nhắp nhẹ một hồi lâu. Cục mồi phải chạm vào mặt nước để đánh thức con lươn nằm tận cuối hang.

Tính lươn đa nghi nhưng cũng tham mồi. Biết mồi đã lọt vào cửa hang nhưng lúc đầu lươn chưa vội ra ăn vì còn dè dặt, nhưng sau đó mùi tanh của trùn lan toả ra trong nước đã thôi thúc cơn thèm ăn của nó nên nó mới nhào ra đớp mồi rồi tha tuốt xuống hang.

Biết lươn đã ăn mồi nhưng phải gắn chờ thêm khoảng vài phút ta mới nhớm kéo sợi nhợ câu để dò xem phải ứng của nó bên trong ra sao. Giật lần đầu, con lươn sẽ cố rị mồi lại. Lần sau giật mạnh hơn nếu miếng mồi bung ra ngoài là lươn tuy ngậm mồi nhưng chưa nuốt. Ngược lại, nếu bên ngoài phăn dây mà bên trong con lươn vẫn cố rị mạnh thì nên mừng, vì nó đã dính câu.

Nếu lần đầu câu hụt thì lần sau lươn vẫn ăn mồi, không dè dặt gì cả.

Câu lươn rất hao lưỡi câu, gặp mồi chúng có thói quen nuốt trọng, từ đó lưỡi câu mới theo cục mồi nằm luôn trong bụng nó. Vì vậy, khi câu lươn ta phải đem theo nhiều lưỡi câu để dùng dần. Những lưỡi câu bị mất trong bụng lươn thì về nhà mổ bụng nó ra lấy lại.

Mong các bạn có được những kinh nghiệm câu cá đồng hay!

Câu cá sông: Một số kinh nghiệm hay

Tám Phới

Câu Hỏi Thường Gặp

Nên câu cá đồng vào mùa nào?

Câu cá đồng chỉ câu theo mùa. Mùa câu cá thường sau mùa mưa một vài tháng. Đến mùa mưa, đồng ruộng nào cũng đầu nước, cá từ các bàu đìa, sông suối kéo nhau tràn vào các ruộng sâu, ruộng cạn để tìm chỗ sinh sản ba lứa trứng. Cá con theo ngày tháng cứ lớn lên dần nên số lượng cá các loại ở trong đồng nhiều vô kể. Mùa câu từ đó mới rộn rịp hơn lên.

Làm cách nào để câu cá rô hiệu quả?

Câu cá rô bằng cách câu ngâm, sử dụng cần trúc dài khoảng 2m, nhợ câu 1,5m và tóm lưỡi câu số 2 là vừa (lớn hơn lưỡi câu cá sặt). Cách câu này phải có cục chì và phao đầy đủ. Cá rô thích ăn mồi trứng kiến, kế đó là hà, trùn, thịt tôm, cào cào, dế mèn ... Biến món khoái khẩu của nó nên dù trứng kiến có hiếm, có đắt đến mấy người câu cũng cố tìm mua.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2015-09-21 19:03:41.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.