Trang Chủ » Kinh nghiệm câu cá giúp bạn sát cá liên tục

Kinh nghiệm câu cá giúp bạn sát cá liên tục

9k lượt xem
kinh nghiệm câu cá

4 kinh nghiệm câu cá

Câu cá thấy dễ mà không phải dễ! Muốn trở thành tay sát cá thì cần nắm vững các kinh nghiệm câu cá cơ bản.

Người ngoài nghề thì cho câu cá là chuyện ngay cả trẻ con cũng làm được. Chỉ cần sắm đủ đồ nghề, rồi ra bãi cây ngồi móc mồi, buông cần rồi chờ các cắn, Thế nhưng, với những người đã từng vác cần đi câu thì đa số lại có nhận định trái ngược. Đúng là câu cá thấy dễ mà không phải dễ!

Vì nếu đó là việc dễ thì tại sao có người chịu khó ngồi câu cả ngày không dính được con nào, trong khi đó có người mới buông cần đã gặp may lia lịa, đến nỗi giật cần câu không kịp!

Nếu đó là gặp mai thì chỉ gặp một đôi lần, chứ may đâu mà cứ đến hoài, đến mãi, đến từ ngày này sang ngày khác?

Người mà sang vác cần câu đi thì chiều xách giỏ cá nặng về là người câu chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong nghề, mà dân gian hay gọi họ là tay sát cá.

câu cá

Các bí quyết câu cá

Câu cá sông: Một số kinh nghiệm hay

Làm sao để trở thành tay sát cá?

Thật ra, đó là chuyện không mấy khó khăn, nếu ta nắm bắt được những kinh nghiệm câu cá sau đây:

1. Yêu nghề

Đa số những tay sát cá là người rất yêu nghề. Vì quá yêu nghề nên lúc nào họ cũng cố tìm hiểu mọi điều hay lẽ phải liên quan đến nghề, để rồi từ đó hình thành kinh nghiệm câu cá cho riêng mình. Chính nhờ quá yêu nghề nên họ cố tìm đủ mọi cách để … đấu trí với con có, mà theo họ nó rất khôn ngoan đến độ tinh ranh. Nếu mình không khôn khéo hơn chúng thì khó lòng câu được chúng!

Tất nhiên, bước đầu họ cũng từng nếm trải nhiều thất bại, sang vác cần đi chiều cũng xách cái giỏ không về, nhưng rồi nghề dạy nghề, dần dà họ cũng thành thạo và trở thành tay sát cá.

Ngay cái việc con cá ăn mồi không thôi cũng đủ làm cho ta … điên đầu. Thực tế cho thấy hễ thấy phao động đậy là biết cá đến ăn mồi, nhưng không phải trường hợp nào giật cần cũng tóm được cá! Chỉ khi trải qua nhiều kinh nghiệm ta mới biết được rằng:

  • Thấy phao động đậy nhẹ là biết cá đang ăn mồi nhưng ngậm chưa sâu.
  • Thấy phao bị kéo trượt một khoản ngắn rồi ngay sau đó lại trở về nằm im ở chỗ cũ là biết cá đã tha mồi nhưng rồi chê không ăn.
  • Thấy phao nhấp nhẹ lên xuống vài ba cái rồi nhưng sau đó lại nhấp nhẹ, đó là cá nhỏ đang đến rỉa mồi.
  • Thấy phao chìm nhanh một cách đột ngột là biết cá lớn hay cá con quá đói đang vồ vập miếng mồi.

Khi đã có kinh nghiệm câu cá về cách thức cá ăn mồi, ta mới biết đến cách giật cần đúng lúc để có cá bỏ vào giỏ:

  • Hễ thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giật cần theo chiều ngược lại là lưỡi câu sẽ ghim vào miệng cá.
  • Hễ thấy phao chìm nhanh đột ngột thì không nên chần chừ, mà phải giật nhanh theo chiều thẳng đứng.
  • Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngưng, nếu giật cần cũng chỉ là cầu may vì con cá đó chỉ ngậm sơ miếng mồi rồi nhả.

Kinh nghiệm cũng giúp cho người đi câu biết cách giật cần như sau:

  • Giật nhẹt quá, miếng mồi dễ vụt khỏi miệng cá.
  • Giật mạnh quá, cá dễ bị sứt mép và rơi tõm trở lại xuống nước.

Vì vậy, giật cần chỉ cần giật vừa phải, không nhẹ tay cũng không mạnh tay mới được.

Và khi đã có kinh nghiệm trong nghề thì chỉ nhìn sơ qua thế nằm của cái phao đó ra sao ta đã đón được vị trí của các mồi bên dưới:

  • Nếu cái phao dựng đứng và nổi phân nửa trên mặt nước là biết cục mồi lơ lửng trong nước chứ không chạm sát đáy.
  • Ngược lại, nếu thấy cái phao nổi nằm ngang trên mặt nước là biết cục mồi câu đã chạm đáy.

Có biết được điều đó ta mới điều chỉnh cái phao sao cho thích hợp với cách câu của mình. Điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ câu là cả một nghệ thuật chứ không phải việc dễ dàng. Thợ câu chuyên nghiệp phải tính toán chi li làm sao cho cái phao “đặt” cục mồi ở vào tầng giữa hoặc tầng đáy, phù hợp với tính ý ăn mồi của từng loài cá thì việc câu cá mới thành công như ý được.

Đó là mới chỉ nói kinh nghiệm về việc điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ sao cho phù hợp. Ngoài ra, thợ câu chuyên nghiệp còn rành rẽ đến những điều khác nữa như cách tóm lưỡi ra sao, chọn mồi thích hợp cho từng loài cá như thế nào … Chúng tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.

–> Xem kinh nghiệm câu cá thứ 2: Biết tập tính của cá

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2015-09-14 10:09:26.

Bài Viết Liên Quan

13 bình luận

Tiến Thành 01/08/2020 - 15:22

Nếu ra thác có những vũng nước sâu, to, màu nước xanh lục không thấy có rong rêu gì, thì thả câu ở vị trí nào ạ??

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 12/08/2020 - 09:15

@Tiến Thành: Bạn nên kính phân cực được sử dụng giúp bạn tránh được ánh nắng mặt trời gây chói mắt, giúp dễ dàng phát hiện nhiều điểm cá tụ tập. Tất cả dòng suối và dòng sông đều có những đặc điểm riêng. Nước chảy mạnh thường tại các thác, các dốc nước… Các vùng nước chảy chậm tập trung tại các hồ, cơn xoáy dưới nước, .. Cá thường thích sống các dòng nước chảy chậm bởi vì nó sẽ không hao tốn sức lực khi bơi ở những nơi này. Cá thường trú ngụ ở trước hoặc ở sau cá tảng đá dưới nước, ở đường giao nhau giữa hai dòng chảy.

Những đặc trưng sẽ tạo ra các vùng nước chảy chậm giúp gây hấp dẫn nhiều loài cá:

– Những tảng đá: Cá rất thích tụ tập tại các tảng đá nằm dưới nước để trú ngụ và tìm kiếm thức ăn. Những tảng đá nhô lên khỏi mặt nước sẽ làm hạn chế tốc độ của nước hình thành nên những dòng nước chảy chậm. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phần nhô lên khỏi mặt nước và những ngọn sóng vỗ vào nó.

– Bờ suối: Đầu tiên bạn tìm cá dọc theo các bờ biển hoặc bờ sông suối nơi nước đủ sâu để cá trú ngụ hoặc cho chúng di chuyển đến vùng cạn để tìm kiếm thức ăn. Đặc biệt trong những buổi sáng sớm, cá hồi sẽ di chuyển đến cá vùng nước cạn ít ánh sáng để ăn nhộng và các loài côn trùng nổi trên mặt nước. Cá sẽ trú ngụ đến những dòng chảy ở phía sau những vật cản như: tảng đá, ….

– Những bụi cây mới đốn, bụi cây sống trong nước: Tìm kiếm những bụi cây ngập hoàn toàn trong nước hoặc chỉ ngập một phần trong nước, hoặc những gốc cây mới đốn nằm trong lòng nước sẽ là nơi trú ẩn của nhiều loại cá lớn.

Trả Lời
Tiến Thành 01/08/2020 - 15:20

Xin hãy trả lời dùm em câu này.
Nếu ra sông câu cá mà nước sông đục ngầu thì nên thả câu ở đâu.
Ngồi trên nhà bè nó hơi ồn câu đc không?

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 12/08/2020 - 09:16

a. Cá thường thích sống các dòng nước chảy chậm bởi vì nó sẽ không hao tốn sức lực khi bơi ở những nơi này. Cá thường trú ngụ ở trước hoặc ở sau cá tảng đá dưới nước, ở đường giao nhau giữa hai dòng chảy.
b. Nên hạn chế tiếng ồn, nên tiếp cận càng yên lặng càng tốt.

Trả Lời
Quốc Hương 04/04/2019 - 21:38

rất cảm ơn chú Tám và ad!

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 12/04/2019 - 09:41

@Quốc Hương: Chúc bạn câu được nhiều cá!

Trả Lời
Dương Tấn Phát 05/10/2018 - 11:05

Bài viết chi tiết

Trả Lời
Dũng Boy 09/02/2018 - 10:10

Bài viết mang tính thực tế rất cao. Cảm ơn tác giả

Trả Lời
Nguyên 05/01/2018 - 16:26

Bài viết rất hay và chi tiết, cám ơn ad nhiều!

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 05/01/2018 - 22:35

@Nguyên: Không có chi. Chúc vui!

Trả Lời
datcongdl123 11/01/2017 - 11:18

cảm ơn

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 17/01/2017 - 11:24

@datcongdl123: Không có chi. Chúc vui nhé!

Trả Lời
Trúc 17/10/2016 - 00:37

Không biết nói lời gì để cảm ơn tác giả nữa. Cháu mới bắt đầu tập câu giải trí. Nếu nội công được chừng 30% những người câu sát cá thì cháu hạnh phúc lắm. Cháu nghĩ tác giả đã mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho biết bao người rồi.

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.