trăn đẻ

Khi nuôi trăn hay bất cứ con vật nào chúng ta cũng đều mong cho chúng sinh sản. Trong bài viết ngắn này, Farmvina muốn chia sẻ kinh nghiệm ngắn hướng dẫn chăm sóc trăn đẻ cho bà con nuôi.

Phân biệt trăn đực-cái: Trăn cái trông mập mạp, cựa 2 bên hậu môn ngắn, thụt vào trong hốc, khi ấn tay cơ quan giao cấu không lộ ra ngoài; ngược lại, trăn đực có thân mình thon dài, cựa 2 bên hậu môn dài, lộ khá rõ ra ngoài, khi ấn tay vào 2 bên thì cơ quan giao cấu lộ ra ngoài, có thể quan sát được dễ dàng.

trăn đẻ
Kinh nghiệm chăm sóc trăn đẻ

– Thường trăn giao phối vào tháng 4-9 (miền Bắc) và 10-12 (miền Nam). Sau khi giao phối khoảng 10 tuần thì trăn cái đẻ. Số lượng trứng mỗi lần đẻ 20-60 quả, kích thước trung bình 7-10cm.

– Sau khi đẻ, trăn cái dùng đuôi vun trứng thành đống rồi cuốn lấy ổ trứng và ấp trong 10 tuần thì trứng nở. Khi nở, trăn con thò đầu ra ngoài trứng qua lỗ nhỏ, khi có tiếng động thì thụt đầu vào. Trăn con thập thò như vậy khoảng 2-3 ngày thì chui hẳn ra ngoài.

Cần giúp đỡ cho trăn con khi ăn, cho đến khi trăn con được đầy tháng tuổi, cho ăn 4-5 lần/tháng.

Trong quá trình nuôi, trăn con có thể mắc bệnh táo bón vào thời kỳ 1-3 tháng tuổi. Trăn ăn nhưng không bài tiết được, phần cuối ống ruột phồng lên, phân khô cứng nằm chặn ở hậu môn, để lâu trăn có thể bị chết. Để phòng trị bệnh, chú ý cho trăn uống nước đầy đủ, thỉnh thoảng thay đổi thức ăn cho trăn. Khi bị táo, dùng kẹp sắt gắp phân ở hậu môn bỏ ra ngoài rồi dùng tay khẽ vuốt lên bụng trăn để dồn phân xuống phía dưới.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-20 04:53:38.