Chăm sóc chim yến nuôi trong nhà
Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến nuôi trong nhà, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Khi chim yến đã quen và muốn làm tổ trong nhà thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó. Để có được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận.
- Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà thật tốt. Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim, làm sao để mật độ chim trong một phòng không quá cao, vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.
- Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Chất lượng và số lượng thức ăn mà chim nhận mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt, đến chất lượng tổ yến, do màu sắc và hình dạng tổ. Thức ăn tăng cường cung cấp thêm cho nhà yến là các loại côn trùng bay, sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối, ruồi dấm… Các côn trùng bay này chứa nhiều vitamin, khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
- Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Sự tấn công của các sâu bọ gây hại này sẽ làm chim thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.
- Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân huỷ của chất thải. Thường xuyên chú ý bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ trong nhà chim.
- Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai hoạ hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.
Phòng ngừa địch hại
5.1 Chuột
Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây. Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hổng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột.
5.2 Kiến
Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis genminata) và kiến gây ngứa. Kiến gây cản trở sự sinh sản của chim yến, thích cắn đốt và ăn chim non, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh. Phương pháp phòng chống: Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn hoặc xương gà mà kiến thích để kiến bò ra, rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến. Phun dịch Rasemus 3 tháng 1 lần.
5.3 Gián
Sử ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển, nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối lạon đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.
Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng loại không gây hại cho chim như ICON, làm sạch xung quanh nhà hoặc phun dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết đê chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản.
5.4 Rận rệp
Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yến, một số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến. Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phun dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.
5.5 Dơi
Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo lên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính trên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặt khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.
Có 2 loại dơi thường ở trong nhà yến: Loại dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm cỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn sinh sản chậm hơn. Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng hiện nay của một số hang yến ven biển miền Trung nước ta.
Phương pháp phòng chống: đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa. Không bao giờ trồng bất kỳ một loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến.
5.6 Rắn và tắc kè
Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè ăn cả chim con. Chúng thường chui vào nhà yến qua các lỗ cửa ra vào hoặc lỗ thông gió.
Phương pháp phòng chống: săn đuổi nó hoặc bắn vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng bít lại tường nhà phải nhẵn bóng và quét sơn. Người ta dùng các loại dây gai kim. Loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến.
5.7 Chim săn mồi
Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi. Chim yến con đang tập bay rất dễ làm mồi cho loài thú ăn thịt này.
5.8 Động vật xâm hại khác
– Chuột: chim yến rất sợ các loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào nhà yến.
– Nhện: Lưu ý chỗ ra vào có nhện hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến.
5.9 Trộm
Ngoài việc bị thất thu về sản lượng tổ yến, nếu một nhà yến thường bị kẻ trộm vào nha ban đêm sẽ làm cho chim lo lắng, một số con sẽ bay đi chỗ khác và không về nữa, kết quả là số lượng đàn chim bị giảm sút.
Tương nhà và cửa phải chắc chắn, được khoá bằng phương pháp đặc biệt. Cửa chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắt cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5 giờ sáng đến 19 giờ (tuỳ theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc nào).
Cách bảo vệ cho yến an toàn là cửa ra vào phải dày 1 đến 2 lớp, khoá tốt để chống trộm, xây tường xung quanh nhà yến… lắp đặt hệ thống camera quan sát trong và ngoài nhà yến, phải có bảo vệ trực thường xuyên để đề phòng thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp và địch hại khác…
=> Xem thêm: Nuôi yến trong nhà: 9 yếu tố giúp bạn thành công
Câu Hỏi Thường Gặp
Chăm sóc chim yến nuôi trong nhà ra sao?
Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà thật tốt. Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân huỷ của chất thải. Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác.
Khi nuôi chim yến cần phòng ngừa những động vật nào?
1. Chuột; 2. Kiến; 3. Gián; 4. Rận rệp; 5. Dơi; 6. Rắn và tắc kè; 7. Chim săn mồi; 8. Động vật xâm hại khác.
Originally posted 2018-08-20 21:27:13.
Vị trí nhà yến nằm gần sông hồ có lợi thế hay không ạ